Cá mập bay Shenyang J-15 của Trung Quốc (trái) y trang tiêm kích Sukhoi Su-33 của Nga (phải)
|
Sáng tạo hay sao chép?
Theo Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ (UNI), Trung Quốc được ghi nhận là quốc gia phát minh ra nhiều thứ như thuốc súng, giấy và la bàn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Trung Quốc còn nổi tiếng hơn trong lĩnh vực “nhân bản”. Đủ cả nào là túi xách, điện thoại thông minh cho đến phim ảnh, đồ uống có cồn…., thậm chí cả cửa hàng Apple, hay thị trấn châu Âu y trang như thật.
Siêu tiêm kích F-35B Lightning II của Mỹ (trái) và cá mập bay Shenyang J-31 của Trung Quốc vừa trình làng cuối năm 2014 (phải).
|
Theo giới quan sát phương Tây, văn hóa sao chép hay văn hóa bắt chước của Trung Quốc có nguồn gốc từ Khổng giáo (Confucianism). Những người theo thuyết này thường học cách lấy từ kiệt tác, sau đó tiến cải tiến lại. Người Trung Quốc hiện đại gọi các sản phẩm này là ‘Shanzhai’ để nói về bản chất không rõ ràng, hay hàng nhái. Nguyên thủy, thuật ngữ ‘Shanzhai’ được dùng để nói về các cơ sở chế biến hàng cướp biển ở vùng sâu vùng xa ngoài tầm với của cơ quan pháp luật.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng nhái giờ đây không còn trong giới hạn ở những vùng hẻo lánh nữa mà bắt đầu phủ sóng rộng hơn, được chấp nhận bởi một số chính phủ, cho phép các quốc gia khác phát triển sản phẩm và công nghệ hợp pháp thông qua việc cấp phép hoặc sao chép hay qua kỹ nghệ gián điệp. Cách tiếp cận này cho phép Trung Quốc tận dụng tối đa để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong quá trình nghiên cứu, phát triển.
Máy bay vận tải Antonov An-12 Cub (Nga, trái) và máy bay vận tải Shaanxi Y-9 (Trung Quốc, phải) |
Một trong những ngành công nghiệp ‘nhân bản’ bận rộn, thu về lợi nhuận cao nhất của Trung Quốc là sao chép sản xuất các hệ thống vũ khí phục vụ mục tiêu cải cách quân đội, tham vọng bá quyền mà từ lâu đã ngấm sau vào máu thịt của người Trung Quốc.
Trung Quốc đã thành công trong việc sao chép các loại vũ khí hiện đại của Mỹ, kể cả máy bay tấn công kết hợp và siêu máy bay không người lái X-47B, siêu tiêm kích F-35 (UCAV)…. Công nghệ được sử dụng trong thiết kế các loại khí tài này Trung Quốc có được là nhờ chiến thuật gián điệp mạng.
Lựu pháo tự hành bọc thép 2S19 Msta-S của Nga (trái) và Lựu pháo tự hành bọc thép PLZ-05 của Trung Quốc (phải) |
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, tin tặc quân đội Trung Quốc đã thực hiện nhiều thủ thuật thành công trong việc đánh cắp tài liệu kỹ thuật của quân đội Mỹ. Các tài kỹ thuật này rất hiệu quả, được chuyển đổi thành các phiên bản vũ khí mới nhất của Trung Quốc. Người Mỹ lo ngại, việc Trung Quốc có được những thông tin kỹ thuật và công nghệ mới này không chỉ gây hại cho Mỹ mà còn làm cho đồng minh của Mỹ, những nước mua vũ khí của Mỹ cũng bị vạ lây. Chính vì vậy mà gần đây Mỹ đã quyết định ngưng xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor do hãng Lockheed Martin sản xuất.
Máy bay không người lái MQ-1 Predator UAV của Mỹ (trái) và máy bay không người lái MQ-8 Fire Scout của Trung Quốc (phải) |
Không chỉ có Mỹ là nạn nhân, nhiều quốc gia khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, trong đó Nga là một ví dụ. Trong suốt thời gian dài hợp tác, Nga quá tin Trung Quốc, không mảy may để ý đến hành động “ăn cắp vặt” của người anh.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Nga cần tiền nên đã bán tháo máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27. Trung Quốc mua hai chục máy bay chiến đấu Su-27 nhưng sau đó lại thương lượng Nga cấp cho một giấy phép để lắp ráp bổ sung trong nước bằng các chi tiết chính nhập khẩu từ Nga.
Và hậu quả, chỉ trong vòng vài năm, Trung Quốc lật ngược, tuyên bố các máy bay chiến đấu của Nga không còn đáp ứng nhu cầu và hủy hợp đồng. Để trêu ngươi Nga, Trung Quốc ngay lập tức cho ra mắt dòng máy bay tương tự mang tên Shenyang J-11B, nó được “nhân bản vô tính” từ Sukhoi Su-27.
Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin của Mỹ (trái) và tên lửa chống tăng Hongjian-12 Red của Trung Quốc (phải). |
Nga tiếp tục sử dụng tiền từ bán vũ khí cho Trung Quốc để phát triển công nghệ mới, và sau đó lại bị Trung Quốc đánh cắp. Sau nhiều chương trình làm ăn với Nga, Trung Quốc nhanh chóng đảo ngược tình thế, quay ra thiết kế vũ khí mới dựa trên công nghệ Nga. Cuối cùng, Nga đã nhận ra bộ mặt thật của người anh em nên đã từ chối yêu cầu mua vũ khí hiện đại nhất của Nga.
Để sát thêm muối vào vết thương Nga, Trung Quốc hiện còn nuôi tham vọng xuất khẩu vũ khí nhái ra thị trường quốc tế, với giá rẻ hơn vũ khí của Nga. Giống như một chiếc túi xách Louis Vuitton giả, nếu chỉ bị lỗi ở chiếc khóa thì không sao, nhưng vũ khí nhái của Trung Quốc thì nguy hiểm biết chừng nào và thiệt hại hơn rất nhiều, vì vậy các nước mua cần cảnh giác. "Tôi nghĩ, vấn đề lớn nhất đối với tất cả các loại vũ khí của Trung Quốc, kể cả nhái của phương Tây lẫn thiết bị thật chứa đựng nhiều bất ổn về kỹ thuật, nhất là khi nó chưa được kiểm chứng qua chiến đấu". Eric Wertheim, chuyên gia phân tích vũ khí thuộc Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ, tác giả nghiên cứu mang tên U.S. Naval Institute’s Combat Fleets of the World nhận xét.
Súng tiểu liên M-4A1 của Mỹ (trái) và súng trường CQ 5.56mm của Trung Quốc (phải) |
Mặc dù vũ khí “nhân bản” của Trung Quốc đánh cắp từ Mỹ chưa nhiều, chưa thể đạt được đẳng cấp như mong muốn, song giới quân sự và ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cũng rất ái ngại, nhất là nguy cơ gián điệp không gian ngày càng tinh vi, phức tạp, có thể giúp Trung Quốc cải thiện được kho vũ khí hiện có, cho ra đời máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm giống như F-22 và F-35.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét