Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Trung Quốc phản pháo Mỹ, không chịu dừng cải tạo ở Biển Đông

Trung Quốc hôm nay từ chối yêu cầu của Mỹ về việc ngừng các công trình cải tạo ở Biển Đông, và ngang nhiên nói rằng nước này đang thực thi chủ quyền trong khi giúp phần còn lại của thế giới.

201210051241china1-8864-143280-8768-3677
Đô đốc hải quân Tôn Kiến Quốc. Ảnh: CNR
Theo AFP, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, hôm nay nói rằng "tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, và chưa bao giờ có vấn đề về tự do hàng hải", tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-la ở Singapore.
Trung Quốc tiến hành xây dựng trên một số đá và rạn san hô ở Biển Đông "chủ yếu nhằm cải thiện chức năng của những nơi này và điều kiện sống, làm việc của nhân viên đóng ở đó", ông Tôn nói.
Ông Tôn còn bao biện rằng "ngoài việc đáp ứng các nhu cầu quốc phòng cần thiết, thì những cơ sở này thiên về mục đích thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc" như cứu hộ, cứu nạn, quan trắc khí tượng.  Trung Quốc còn nói rằng "đã kiềm chế rất nhiều" trong tranh chấp Biển Đông và "đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới".
"Khi giải quyết tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng có liên quan, Trung Quốc luôn để ý đến vấn đề an ninh hàng hải", ông Tôn nói tại Đối thoại Shangri-La.
Phát biểu của ông Tôn được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các công trình cải tạo ở Biển Đông và tuyên bố hành vi của Bắc Kinh trong vùng tranh chấp đã "vượt ra ngoài" tiêu chuẩn quốc tế.

Nhật Bản: Trung Quốc cần ứng xử có trách nhiệm ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản hôm nay cảnh báo hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông của Bắc Kinh có nguy cơ đẩy khu vực vào tình hình hỗn loạn, đồng thời kêu gọi các nước, trong đó nêu đích danh Trung Quốc, cần ứng xử có trách nhiệm ở vùng biển này.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani. (Ảnh:
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani. (Ảnh: Getty)

Channel News Asia (CNA) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu tại Đối thoại Shangri-La rằng “Nếu không chú ý đến hoạt động không hợp pháp này, trật tự sẽ sớm chuyển thành hỗn loạn, hòa bình và an ninh sẽ sụp đổ”.

“Tôi hy vọng và mong đợi rằng tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc, cư xử có trách nhiệm”, Bộ trưởng Nakatani nói.

Tại Đối thoại Shangri-la năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng đề xuất “Sáng kiến Đối thoại Shangri-la” để tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực, trong đó có hoạt động giám sát không phận Biển Đông 24/24 do các nước ASEAN tiến hành. 

Tuy nhiên, việc thiết lập bất cứ hệ thống tuần tra an toàn 24/24 nào bởi 10 nước thành viên ASEAN sẽ đòi hỏi một mức độ hội nhập mà ASEAN hiện chưa thể đạt được. Các nước Philippines sẽ cần thêm máy bay, tàu và các thiết bị khác để tham gia bất cứ cuộc tuần tra nào, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói. Ông khẳng định Tokyo có thể sẽ cung cấp các thiết bị này cho các nước ASEAN sau khi đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí quốc phòng một năm trước. 

CNA nhận định trong khi đang nỗ lực giảm các ràng buộc về quân sự trong hiến pháp hòa bình hậu chiến, Nhật Bản đang hướng đến việc đóng vai trò an ninh mạnh mẽ ở ở biển Đông bằng cách mở rộng tuần tra hàng hải và hàng không. 

Các chỉ huy quân đội Mỹ trước đây cũng cho biết họ hoan nghênh những cuộc tuần tra của Tokyo bởi nó giúp tạo đối trọng với ảnh hưởng to lớn của Trung Quốc trong khu vực. 

Cũng trong Đối thoại Shangrila, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ hôm nay 30/5 cảnh báo rằng việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông đang làm suy yếu an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương. Ông cũng kêu gọi nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.

Hiện các bộ trưởng quốc phòng từ 26 quốc gia đang quy tụ Singapore để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La, diễn ra từ 29-31/5. Căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông được nhiều chuyên gia đánh giá là là chủ đề được quan tâm nhất tại diễn đàn.

Phương Tây bóc mẽ hạm đội tàu ngầm Trung Quốc

Dù Nga khẳng định hạm đội tàu ngầm Trung Quốc ngang với Nga, nhưng theo theo chuyên gia quân sự, tàu ngầm Trung Quốc còn kém xa phương Tây và Nga.

Mỹ mổ xẻ
Theo Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI), hạm đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc có 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 4 cỗ máy răn đe hạt nhân chiến lược và 53 tàu ngầm tấn công điện-diesel.
Trong một bản báo cáo Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội Mỹ về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc dự đoán, đến năm 2020, hải quân nước này sẽ có khoảng 69 đến 78 tàu ngầm.
Tuy nhiên điều đó không tỷ lệ thuận với sức mạnh của Hải quân Trung Quốc. Trong một nghiên cứu do Tổng công ty RAND (một tổ chức nghiên cứu và phân tích cho quân đội Mỹ) thực hiện cho biết một trong những hạn chế của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc là khả năng làm chủ công nghệ động cơ.
Theo RAND, phần lớn hệ thống động lực trên các tàu ngầm phải nhập khẩu từ nước ngoài hoặc sản xuất theo giấy phép. Điều đó khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc nâng cấp hay phát triển các tàu ngầm mới.
Hiện nay các tàu ngầm điện-diesel lớp Song và Yuan được trang bị động cơ 396 SE84 series do tập đoàn MTU Friedrichshafen GmbH của Đức sản xuất. "Đây là những động cơ diesel dành cho tàu ngầm hàng đầu thế giới", một kỹ sư hàng hải giàu kinh nghiệm nhận xét.
Tuy nhiên, Trung Quốc không thể tự sản xuất loại động cơ tương tự do hạn chế về kỹ thuật. Do đó, Bắc Kinh phải phụ thuộc vào nhà thầu nước ngoài trong các thiết kế mới.
Tàu ngầm hạt nhân Type 094 cố thủ tại cảng
Tàu ngầm hạt nhân Type 094 "cố thủ" tại cảng
Hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng kết hợp công nghệ yên tĩnh từ tàu ngầm Nga và hệ thống động cơ không khí tuần hoàn độc lập AIP Stirling của Thụy Điển, Giáo sư Andrew Erickson, thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định.
"Họ (Trung Quốc) đang cố gắng phát triển tàu ngầm có khả năng hoạt động cực êm và không phải nổi lên để sạc pin. Nhiều khả năng tàu ngầm lớp Yuan được trang bị động cơ AIP do Thụy Điển chế tạo, nhưng công nghệ luôn phát triển. Động cơ AIP là công nghệ cực kỳ phức tạp ngay cả khi bạn đã làm chủ được nó", vị giáo sư này cho biết thêm.
Không chỉ hạn chế về động cơ diesel, các lò phản ứng sử dụng trên tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc cũng kém xa so với phương Tây. Ví dụ, tàu ngầm tấn công hạt nhân mới nhất của Trung Quốc là Type-095 chỉ tương đương với tàu ngầm cùng loại của phương Tây những năm 1980.
Không mạnh như công bố
Vừa qua, kênh truyền hình CCTV, một tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc vừa trải qua 2 tháng thực hiện sứ mệnh hộ tống trong vùng biển bị hải tặc hoành hành tại Vịnh Aden và đã trở về căn cứ ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
Dù nguồn tin không nói rõ chiếc tàu ngầm thuộc loại nào nhưng một số cảnh quay cho thấy đó dường như là một phiên bản nâng cấp của tàu ngầm Type 091 thuộc lớp Han.
Theo nhà phân tích hải quân Bỉ Frederik Van Lokeren, tàu ngầm Type 091 “không có giá trị chiến đấu và chỉ có thể được sử dụng cho các mục đích đào tạo”.
Việc tàu ngầm Type 091 bị đặt lên "bàn cân" không phải là chuyện lạ, bởi trước đó tàu ngầm hạt nhân tiên tiến bậc nhất của Trung Quốc Type 094 cũng được phương Tây "mổ xẻ" và chỉ ra hàng loạt tử huyệt của lớp tàu này.
Tạp chí “Kanwa Defense Review” hồi đầu năm 2014 đã dành sự quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân Type 094 của Trung Quốc với bài viết có nhan đề “Từ thiết kế của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 để xem xét tên lửa hạt nhân JL-2”.
Theo bài báo, khoang tên lửa dạng hình học phẳng cỡ lớn của tàu ngầm hạt nhân Type 094 có khiếm khuyết rõ ràng, lực cản sinh ra khi chạy trên biển đã gây ra tiếng ồn chuyển động, khả năng tàng hình khi chạy dưới/trên mặt nước cũng kém so với yêu cầu của tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới của Mỹ, Nga.
Khi hoạt động trên mặt biển, đặc điểm từ tính sẽ lớn hơn tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới của Mỹ, Nga (tàu ngầm Mỹ, Nga được dung hòa ở thân tàu), dễ dàng bị thiết bị dò từ tính của máy bay chống ngầm không quá hiện đại P-3C phát hiện được.
Kanwa kết luận: “Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 có khả năng chiến đấu rất yếu, một khi bị Mỹ cùng đồng minh tấn công, sự chống đỡ của lớp tàu gần như bằng không".
Trước những phân tích của phương Tây, trang Bình luận Quân sự Nga cho rằng, so với các thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc triển khai đóng tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược khá muộn, nhưng phát triển rất nhanh chóng, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt trình độ hiện tại của lực lượng hạt nhân trên biển Hải quân Nga.
Theo Hòa Sơn
Đất Việt

Trung Quốc điều các loại vũ khí tối tân tới đảo Hải Nam

Trước những diễn biến thời gian qua tại Biển Đông, quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã quyết định điều các hệ thống vũ khí, trong đó bao gồm cả những mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới, tới đảo Hải Nam.

Máy bay J-10 (Ảnh:
Máy bay J-10 (Ảnh: WantChinaTimes)
Tân Hoa Xã dẫn thông báo của PLA ngày 28/5 cho hay những hệ thống vũ khí đã cập cảng Xiuying ở thành phố Hải Khẩu gồm máy bay chiến đấu J-10, tàu chiến WZ-10, xe tăng Type 63A, xe chở tên lửa chống tăng và xe bọc thép chỉ huy.
Thông báo khẳng định ưu tiên hàng đầu trong quyết định triển khai các loại vũ khí tối tân nêu trên là để đề phòng các trường hợp xảy ra xung đột trong thời gian tới tại vùng biển mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khác.
Cách đây không lâu, tàu chiến USS Fort Worth của Hải quân Mỹ đã bị tàu hộ vệ được trang bị tên lửa dẫn đường của Hải quân Trung Quốc bám đuổi khi hoạt động tại Biển Đông.
Sau đó, máy bay trinh sát P-8 của Hải quân Mỹ cũng liên tục nhận được những tín hiệu cảnh báo từ Hải quân Trung Quốc khi bay gần bãi Đá Chữ Thập để theo dõi các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại đây.
Trong một diễn biến khác, tờ Thời báo Hoàn cầu tuyên bố rằng Trung Quốc sẵn sàng chiến tranh nếu Mỹ và các quốc gia khẳng định chủ quyền ở Biển Đông tiếp tục yêu cầu nước này chấm dứt các hoạt động cải tạo đất.
Báo này khẳng định Bắc Kinh sẽ không e ngại bất cứ quốc gia nào, kể cả Mỹ, trong vấn đề nêu trên và các loại vũ khí tối tân được nước này điều tới đảo Hải Nam sẽ gửi đi một thông điệp cho thấy rõ việc Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng “vũ lực”.
Ngọc Anh

Việt Nam trao đổi thẳng thắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Phía Việt Nam đã trao đổi một cách thẳng thắn, khách quan và chính xác về những gì xảy ra trên Biển Đông thời gian gần đây với tinh thần xây dựng.

Cuộc gặp giữa đoàn Việt Nam và đoàn Trung Quốc
Cuộc gặp giữa đoàn Việt Nam và đoàn Trung Quốc
 
Ngoài việc tham dự các phiên họp toàn thể tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-la, đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với trưởng đoàn các nước, trong đó có trưởng đoàn Trung Quốc và Phillippines.
 
Cũng trong ngày 30/5, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã có gặp gỡ với báo chí, bày tỏ quan điểm của Việt Nam về vai trò và giá trị của Đối thoại Shagri-La cũng như tình hình biển Đông.
Tại cuộc gặp giữa Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh với Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hai bên bày tỏ hài lòng về kết quả giao lưu quân sự cấp cao vừa qua tại biên giới do Bộ trưởng Quốc phòng hai nước dẫn đầu; khẳng định đây là mô hình tốt cho hợp tác quốc phòng, quân sự hai nước cũng như các lĩnh vực khác.
Hai bên cũng khẳng định sẽ coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai quân đội cũng như nhân dân hai nước, tăng cường hợp tác trong khuôn khổ giữ gìn hòa bình của LHQ, đào tạo, nghiên cứu, chuẩn bị tốt đối thoại quốc phòng cấp chiến lược Việt Nam - Trung Quốc một cách thực chất. Mặt khác, quân đội sẽ tham mưu tốt cho Đảng, Nhà nước và tuyệt đối kiểm soát tốt các vấn đề trên biển để tránh xảy ra xung đột.
Phía Việt Nam cũng trao đổi một cách thẳng thắn, khách quan và chính xác về những gì xảy ra trên Biển Đông thời gian gần đây với tinh thần xây dựng và theo luật pháp quốc tế, cam kết của khu vực như Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông DOC…
Cụ thể, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ quan ngại về hành động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên các đảo đá tại Trường Sa của Việt Nam và cho rằng, đây là lo ngại chung của nhân dân Việt Nam. Do đó, phía Trung Quốc cần có cách hành xử đúng với luật pháp quốc tế, không làm tổn hại đến lợi ích và mối quan hệ của nhân dân hai nước.
Về phần mình, Trưởng đoàn Trung Quốc ghi nhận một cách tích cực và cho rằng, quan điểm hai bên còn có khác biệt về vấn đề này. Tuy nhiên, hai bên sẽ tiếp tục xây dựng tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác theo thỏa thuận cấp cao hai nước, trong đó có lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Tại cuộc gặp với Trưởng đoàn Philipines, hai bên bày tỏ hài lòng về những hợp tác quân sự, quốc phòng gần đây, nhất là các hoạt động giao lưu văn hóa- thể thao giữa lực lượng hai nước đóng quân trên các đảo ở Trường Sa, khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác trên lĩnh vực hải quân, an ninh biển, tăng cường hợp tác trong khuôn khổ ADMM (hợp tác quốc phòng ASEAN) cũng như các diễn đàn đa phương khác để đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi quốc gia, đồng thời đảm bảo hòa bình, an ninh ở khu vực.
Philippines cũng bảy tỏ lo ngại về cách hành xử của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông và cho rằng, đó là hành động trái với luật pháp quốc tế và không phù hợp với các cam kết giữa ASEAN và Trung Quốc, kiên quyết phản đối những hành động của Trung Quốc.
Ngoài 2 cuộc tiếp xúc song phương trên, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã có các cuộc gặp với đại diện đoàn Singapore, Tây Ban Nha, Israel, Đức, New Zealand, Ấn Độ và tập đoàn Lockheed Martin, trao đổi về khả năng hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với các nước, nhất là trao đổi đoàn và hợp tác đào tạo sĩ quan.
Cũng trong ngày hôm nay, bên lề Đối thoại Shangri-La 2015, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp gỡ với báo chí, trong đó 2 vấn đề được quan tâm là đánh giá của Việt Nam về vai trò và giá trị của Đối thoại Shagri-La và quan điểm của Việt Nam về tình hình biển Đông.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: Phía Việt Nam đánh giá cao diễn đàn đối thoại này vì nó hướng đến mục tiêu hòa bình, ổn định. Dưới góc độ an ninh, các nước đều phải có trách nhiệm. Đối với vấn đề biển Đông, thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đây không chỉ là mối quan tâm của riêng Việt Nam
“Lần này, Việt Nam lắng nghe là chính, không phát biểu. Còn quan điểm trước sau như một của nhà nước ta về vấn đề chủ quyền, về hòa bình, ổn định, vấn đề luật pháp quốc tế, tác động của dư luận thế giới cũng như trách nhiệm của các quốc gia trong khu vực về tình hình Biển Đông là nhất quán. Việt Nam cũng cảm nhận những quan ngại rõ hơn của các nước về tình hình biển Đông, mong muốn tìm được sự ổn định lâu dài trong khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ.  
Ngày 31/5, Diễn đàn Đối thoại Shangri-La sẽ tiếp tục với những phiên họp toàn thể và các cuộc gặp song phương.

Báo Pháp coi hải quân là công cụ cho tham vọng toàn cầu của Trung Quốc

Báo Thế giới (Le Monde) của Pháp ngày 28/5 có đăng bài viết với tiêu đề "Hải quân, công cụ cho tham vọng toàn cầu của Trung Quốc" của Brice Pedroletti, phóng viên thường trú của báo tại Bắc Kinh.
Tàu hải quân Trung Quốc. (Ảnh:
Tàu hải quân Trung Quốc. (Ảnh: worldpress)
Theo bài viết, quan tâm đến việc bảo vệ những lợi ích ngoài nước và kiều dân ở khắp các châu lục, Trung Quốc đang khẳng định quyết tâm trở thành một cường quốc hải quân.
Trong cuốn sách trắng quốc phòng mới công bố ngày 26/5 vừa qua, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra quan điểm của các nhà chiến lược nước này nhằm đưa quân đội nắm vai trò lớn hơn trên thế giới.
Việc công bố cuốn sách trắng này được Bắc Kinh giải thích như là một hành động quang minh, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Trung - Mỹ ở Biển Đông, nơi từ nhiều tháng nay, các công trường bồi đắp đảo của Bắc Kinh là mục tiêu của chiến dịch tố cáo của Washington.
Sách trắng quốc phòng mới xác nhận sự thay đổi cần thiết của một cường quốc thương mại (Trung Quốc) từ nay đã ở tầm vóc toàn cầu. Cuốn sách nhấn mạnh: "An ninh của những lợi ích (của Trung Quốc) về năng lượng và các tài nguyên, về các tuyến đường biển chiến lược, cũng như các cơ sở, con người và hoạt động ở ngoài nước đã trở thành mối quan tâm lớn".
Cuốn sách nhận định: "Với sự mở rộng các lợi ích của Trung Quốc, an ninh quốc gia đã trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những bất ổn khu vực và thế giới, trước chủ nghĩa khủng bố, cướp biển, thảm họa thiên nhiên và các dịch bệnh lớn".
Đây không phải là lần đầu tiên, những "lợi ích ngoài nước" được đề cập trong một văn bản chính thức của Trung Quốc. Nhưng theo tờ Thế giới dẫn lời ông Mathieu Duchâtel, Giám đốc Phòng Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), thì "những lợi ích ngoài nước giữ một vị trí chủ chốt trong văn kiện mới này của Trung Quốc".
Còn nhà ngọai giao Đan Mạch Jonas Parello-Plesner thì nói: "Giờ đây lợi ích ngoài nước hầu như gắn bó với bản sắc của một Trung Quốc với tư cách một cường quốc".
Theo ông Mathieu Duchâtel, có hai điều rút ra từ văn bản này, đó là: "Các hoạt động hàng hải trong khu vực và việc bảo vệ những lợi ích ngoài khu vực của một Trung Quốc đang vươn tới tầm vóc toàn cầu hội tụ trong việc xây dựng sức mạnh hải quân Trung Quốc".
Và thứ hai, "Sự thay đổi thái độ là điều rõ ràng so với cuốn sách trắng lần trước, chỉ nhấn mạnh đến sự hợp tác quốc tế của quân đội Trung Quốc trong lòng các đội quân đa quốc gia... Bối cảnh của năm nay khác xa do có sự đối đầu Trung - Mỹ ở Biển Đông và vòng xoay nguy hiểm của giám sát và chống giám sát".
Cũng theo ông Mathieu Duchâtel, "việc giám sát biển thường xuyên mà Hải quân Trung Quốc phải chịu ở Biển Đông giải thích nhiều cho thái độ của Trung Quốc".
Cuộc trao đổi qua radio tuần qua, trước ống kính của CNN, giữa tổ lái một máy bay do thám Poseidon của Mỹ bay trên nhiều bãi đá ở vùng biển Philippines và đội kiểm soát không lưu của hải quân Trung Quốc đã khiến quan hệ Trung - Mỹ căng thẳng hơn trước thềm cuộc Đối thoại Shangri-La tại Singapore (29-31/5), hội nghị lớn của các bộ trưởng quốc phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong các cuộc trao đổi qua radio ấy, phía Mỹ cố gắng đề cao tự do hàng hải tại các vùng biển, trong khi phía Trung Quốc lại yêu cầu, bằng giọng điệu ngày càng gay gắt hơn, máy bay Mỹ phải ra khỏi khu vực mà Trung Quốc cho là “chủ quyền” của mình.
Lầu Năm Góc đã thông báo dự định phái các tầu chiến và máy bay tới khu vực cách 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc, gây nên phản ứng mạnh mẽ từ Trung Quốc. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc thậm chí còn kêu gọi "chuẩn bị kỹ càng" một cuộc chiến tranh với Mỹ.
Phát biểu nhân lễ chuyển giao quyền đứng đầu hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu cảng ngày 27/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã kêu gọi Mỹ hãy "bay, đi lại và hoạt động ở mọi nơi mà luật quốc tế cho phép". Mỹ hy vọng "dừng ngay lập tức và lâu dài các dự án bồi đắp đảo của Trung Quốc và những nước liên quan", và lên án Bắc Kinh "qua các hành động ở Biển Đông đã đi trệch các tiêu chuẩn quốc tế nền tảng của cấu trúc an ninh châu Á-Thái Bình Dương".
Ông Mathieu Duchâtel cho rằng khái niệm "tự do hàng hải" mà Mỹ bảo vệ đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ của Bắc Kinh qua cuốn Sách trắng mới này với quan điểm "phòng vệ ở biển xa". Theo ông, quan điểm ấy nêu ý tưởng về "một con đường được bảo đảm an ninh cho tầu thuyền Trung Quốc trên các vùng biển quốc tế". Vấn đề là xem xem Trung Quốc thực hiện ra sao./.
Theo Thái Dương/VOV-Paris

Trung Quốc ngang ngược nói Mỹ cử máy bay đến Biển Đông chỉ là "chiêu trò cũ"

Bộ quốc phòng Trung Quốc lớn tiếng cho rằng các hoạt động cử máy bay trinh sát đến Biển Đông của Mỹ đã tiếp diễn từ lâu, nhưng gần đây được đưa tin dày đặc nhằm bôi xấu Hải quân Trung Quốc và thổi phồng tình trạng căng thẳng trên Biển Đông.

Công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông. (Ảnh:
Công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông. (Ảnh: Internet)

Tuần trước một kênh truyền hình Mỹ đã ghi lại hình ảnh về các hoạt động lấn chiếm đất của Trung Quốc, cũng như việc quân đội Trung Quốc cảnh cáo, buộc máy bay Mỹ “phải rời đi ngay lập tức”. Quân đội Mỹ đáp trả rằng các phi cơ của họ “đang thực hiện các hoạt động quân sự hợp pháp bên ngoài không phận quốc gia”.

Vụ việc đáng được lưu tâm đặc biệt vì một bản tin trước đó của tờ Nhật báo phố Wall nói rằng, Bộ quốc phòng Mỹ đang cân nhắc việc đưa các máy bay giám sát vào hoạt động trong phạm vi 12 hải lý của các cơ sở mới xây dựng tại khu vực đang tranh chấp của Trung Quốc. Đây là khu vực mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền trên biển và trên không. 

Điểm mấu chốt là, Mỹ muốn công khai tuyên bố rằng nước này không công nhận các cơ sở nhân tạo mới xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, và những yêu cầu phi lý về chủ quyền theo luật pháp quốc tế. Việc quân đội Mỹ cho đài truyền hình lên chuyến bay giám sát tuần trước là một bước trong kế hoạch này. 

Ngoại trưởng Trung Quốc mới đây lên án hành động giám sát này là “vô trách nhiệm và nguy hiểm”. Mặc dù vậy, trong buổi họp báo định kỳ thứ 3 vừa rồi, Bộ quốc phòng Trung Quốc cũng giảm nhẹ cường độ nghiêm trọng bằng cách cho rằng vụ việc là không có gì mới.

Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói với báo chí rằng Trung Quốc đã đối mặt với các hoạt động do thám của Mỹ kể cả bằng tàu và máy bay chiến đấu ở Biển Đông trong một thời gian dài. BáoXinhua dẫn lời ông Dương nói: “Đây không phải điều gì mới mẻ mà là những việc đã cũ”, và rằng các phản ứng của Trung Quốc "đúng theo luật pháp và chuyên nghiệp".

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân. (Ảnh:
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân. (Ảnh: Chinanews)

Ông Dương lớn tiếng cho rằng truyền thông Mỹ đang đưa tin dày đặc nhằm bôi xấu Hải quân Trung Quốc và thổi phồng tình trạng căng thẳng ở Biển Đông. “Chúng tôi không loại trừ khả năng một quốc gia đang cố kiếm một lời xin lỗi để phục vụ cho các hoạt động của họ trong tương lai”, ông nói và ám chỉ Mỹ. Hiểu theo một cách khác, các hoạt động giám sát của Mỹ tại khu vực Biển Đông là bình thường nhưng việc tăng cường hoạt động báo chí ở đây cho thấy dấu hiệu Lầu Năm Góc đang chuẩn bị sẵn sàng cho những bước tiến mới.

Ông Dương tiếp tục nhận định hành động “tự vệ” của Trung Quốc là hợp pháp và các hoạt động xây dựng của họ tại khu vực tranh chấp là cần thiết. “Trung Quốc khẳng định rằng các cơ sở xây dựng mới sẽ được sử dụng cho mục đích dân sự, bao gồm một số chức năng tự vệ ở mức cơ sở”. Theo ông Dương, các dự án mới có thể được sử dụng cho nghiên cứu đại dương, các hoạt động cứu hộ, cứu trợ thiên tai cũng như cung cấp dịch vụ đánh cá và  trợ giúp hàng hải.

Trung Quốc gần đây đã khởi công xây dựng 2 ngọn hải đăng ở Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma. Theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, những ngọn hải đăng mới này sẽ “hướng dẫn tàu bè lưu thông một cách hiệu quả và cung cấp dịch vụ trợ giúp nhằm tăng cường an toàn hàng hải ở Biển Đông”.

Uyên Châu

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Trung Quốc kéo pháo lên các đảo là dấu hiệu xấu

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, việc Trung Quốc lắp đặt các đơn vị pháo binh di động trên hòn đảo vừa được mở rộng phi pháp tại Biển Đông, nếu đúng sự thật là một động thái đáng lo ngại. “Trung Quốc kéo pháo lên các đảo là dấu hiệu xấu,” thứ trưởng tuyên bố.

Trung Quốc kéo pháo lên các đảo là dấu hiệu xấu.
Trung Quốc kéo pháo lên các đảo là dấu hiệu xấu.
 
“Nếu việc Trung Quốc lắp đặt các đơn vị pháo binh trên hòn đảo thuộc tranh chấp chủ quyền giữa các nước là sự thật. Đó sẽ là dấu hiệu cảnh báo Bắc Kinh đang cố gắng khiến cho tình hình bên trong khu vực trở nên phức tạp. Rõ ràng Trung Quốc kéo pháo lên các đảo là dấu hiệu xấu,” Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói với phương tiện truyền thông địa phương bên lề diễn đàn an ninh đang diễn ra ở Singapore.

Theo thông tin từ phía Mỹ vào hôm thứ Sáu, Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống pháo di động trên một hòn đảo đang tranh chấp tại Biển Đông. Các nhà phân tích cho biết, pháo binh có thể tạo ra những mối đe dọa đến một số căn cứ của Việt Nam gần đó, cũng như trên khu vực tranh chấp giữa hai nước.

Kế hoạch của Bắc Kinh được Washington đánh giá là đang tạo ra nhiều “bất ổn”, trong bối cảnh hoạt động tranh chấp ngày càng căng thẳng giữa các bên trong hơn 6 tháng qua, sau khi hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc cố tình cải tạo một số hòn đảo trên Biển Đông. Quan chức Mỹ cho rằng Bắc Kinh đã bổ sung thêm 2.000 mẫu đất cho các căn cứ quân sự trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng lên tiếng khẳng định các đảo là lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế, đặc biệt là từ phía Việt Nam.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, ông muốn cộng đồng quốc tế làm việc cùng nhau để ngăn chặn các hoạt động cải tạo của Trung Quốc.

“Tôi luôn hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ có trách nhiệm đối với hòa bình trong khu vực, cùng nhau gìn giữ sự ổn định, phát triển và không bỏ qua cho các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế,” ông nói.

Vào ngày 29.05, ông Vịnh đã tổ chức một cuộc họp song phương với Đô đốc Sun Jianguo, phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) đồng thời là Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Trung Hoa, để yêu cầu chính phủ Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, dừng ngay lập tức hành động cải tạo bất hợp pháp trên các đảo.

“Chúng ta là quân nhân nên rất rõ ràng và thẳng thắn không như các nhà ngoại giao. Do đó, tôi yêu cầu hai bên cần rõ ràng hơn về vị trí của mình đối với chủ quyền của mỗi nước. Cả hai cần tôn trọng luật pháp quốc tế và duy trì trách nhiệm giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo Hàn Giang
Một thế giới

Trung Quốc ngang ngược bác bỏ yêu cầu ngừng cải tạo Biển Đông

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La sáng nay, Đô đốc Tôn Kiến Quốc - Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc- nói rằng nước này sẽ không ngừng cải tạo đảo trên Biển Đông, ngụy biện rằng “đó là hành động thực thi chủ quyền chính đáng, đồng thời giúp các nước còn lại”.

Đô đốc Tôn Kiến Quốc: Trung Quốc sẽ không ngừng cải tạo biển Đông
Đô đốc Tôn Kiến Quốc (ngoài cùng, bên trái) nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (ngoài cùng, bên phải). (Ảnh: Straitimes)

Hãng tin AFP dẫn lời Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), ngụy biện rằng “tình hình Biển Đông nhìn chung là hòa bình và ổn định , và tại đó, chưa bao giờ có vấn đề gì về an toàn hàng hải”.

“Trung Quốc đang tiến hành hoạt động xây dựng tại một số đảo và bãi đá trên Biển Đông, chủ yếu nhằm mục đích tăng khả năng hoạt động của các đảo và bãi đá này, nâng cao điều kiện sống và làm việc cho các cá nhân sống tại đó”, tướng Tôn sáng nay phát biểu công khai trước các đại biểu quốc tế.

“Không chỉ đáp ứng các nhu cầu quốc phòng, các công trình này giúp Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế tốt hơn, như tìm kiếm và cứu trợ hàng hải, ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai, nghiên cứu hàng hải, địa chất và bảo vệ môi trường cũng như an toàn hàng hải, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản”, ông Tôn biện bạch và thừa nhận các công trình trái phép của Trung Quốc nhằm mục đích quân sự.

Phát biểu của Đô đốc Tôn Kiến Quốc được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Bắc Kinh đi lệch các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời kêu gọi Trung Quốc ngừng các hoạt động “làm xói mòn an ninh”.

Ngoài ra, dù không chỉ trích đích danh nước Mỹ, đại diện của Trung Quốc sáng nay đã phát biểu rằng các nước không nên “rơi vào tiêu chuẩn kép và đưa ra những tuyên bố vô trách nhiệm... để chống nước thứ ba.” Ông Tôn ngang ngược nói rằng: “Các nước lớn nên có trách nhiệm, không lôi kéo bên này chống bên khác còn nước nhỏ thì không nên kích động làm ảnh hưởng tới an ninh khu vực".

Giới phân tích nhận định tại Đối thoại Shangri-La năm nay, Bắc Kinh đã hạ giọng nhiều so với các những kỳ diễn đàn an ninh trước đó. Báo chí quốc tế cho biết chiến thuật tranh cãi lớn tiếng và quyết liệt của Trung Quốc tại diễn đàn an ninh này hồi năm ngoái bị coi là không thành công.

Trước đó, nhiều chuyên gia đánh giá việc Trung Quốc lần đầu cử một đô đốc dự diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La tại Singapore cho thấy Bắc Kinh đã phòng bị sẵn sàng để đối phó với sự phản đối quốc tế về kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo trái phép “với một tốc độ chưa từng có” ở Biển Đông.

"Quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ càng (cho Đối thoại Shangri-La). Ông Tôn Kiến Quốc từng được tôi luyện trong Học viện tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc", SCMP dẫn lời Li Jie, một chuyên gia hải quân người Bắc Kinh cho hay.

"Đô đốc Tôn nắm chắc chiến lược hàng hải dài hạn của Trung Quốc. Điều này giúp ông ta có thể biện hộ về kế hoạch xây đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như giúp ông ta giải trình tốt về nhiệm vụ trong tương lai của hải quân Trung Quốc trên vùng biển quan trọng này trước mặt các đối tác nước ngoài", ông Li bình luận.

Tướng Trung Quốc nói muốn lập ADIZ trên Biển Đông

Bắc Kinh sẽ cân nhắc xây dựng một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) xung quanh các khu vực tranh chấp tại Biển Đông dựa trên đánh giá về tình hình an ninh, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La hôm nay 31/5 cho biết.

Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-La. (Ảnh:
Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-La. (Ảnh: EPA)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La sáng nay, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), ngang ngược nói rằng nước này có thể sẽ thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông nhằm đối phó với các đe dọa trên không và đảm bảo an ninh hàng hải tại khu vực.
Đô đốc Tôn tuyên bố quyết định này phụ thuộc vào mức độ đe dọa đối với an ninh trên không và trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông.
Việc Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp từ lâu đã dẫn đến suy đoán nước này sẽ tuyên bố một vùng ADIZ tại Biển Đông, trong đó sẽ yêu cầu các phương tiện bay qua khu vực này phải thông báo với chính quyền Trung Quốc.
Mỹ đã lên tiếng thể hiện lo ngại các hành động của Bắc Kinh sẽ đe dọa tự do hàng không và an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hôm 30/5, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu tại Shangri-La rằng những hành vi xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ làm gia tăng nguy cơ “tính toán sai hay tạo ra xung đột” trong khu vực.
Đáp lại chỉ trích của Mỹ, ông Tôn biện bạch rằng các hành động của Trung Quốc là "hòa bình và hợp pháp", và lớn tiếng kêu gọi các quốc gia khác ngừng “bóp méo” sự thật. “Không có lý do gì để phóng đại sự việc tại Biển Đông”, ông Tôn tuyên bố.
“Trung Quốc luôn giữ vững quan điểm về các lợi ích an ninh hàng hải”, ông Tôn khẳng định, và ngang nhiên nói rằng các tuyên bố “không thể tranh cãi” của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển là dựa trên "các bằng chứng lịch sử và luật pháp".
“Chúng tôi mong rằng các quốc gia có liên quan sẽ hợp tác cùng nhau nhằm xây dựng Biển Đông trở thành một vùng biển của hòa bình, hữu nghị và hợp tác”, ông Tôn nói một cách mạnh mẽ.

Thứ trưởng Trung Quốc tiết lộ "dã tâm quân sự" ở đảo nhân tạo

Trước việc Bộ trưởng quốc phòng Mỹ quan ngại về hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao nước này đã tuyên bố họ "là người gìn giữ hòa bình khu vực".

Sáng ngày 30/5, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã có bài diễn văn trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-la 14 tại Singapore.
Trong bài phát biểu của mình ông Carter "tố" Trung Quốc đã xâm chiếm và cải tạo trái phép hơn 800 hecta diện tích đất trên Biển Đông chỉ trong vòng 18 tháng.
Nhận xét của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Lầu Năm Góc xác nhận các báo cáo cho biết Trung Quốc đã đưa pháo cơ giới lên một trong những đảo nhân tạo mà nước này xây trái phép trên Biển Đông - Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho hay.
Cụ thể, theo Wall Street Journal (Mỹ), hình ảnh Mỹ chụp được cho thấy 2 khẩu pháo cơ giới xuất hiện tại một trong những đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng cách đây khoảng một tháng.
Trong phát biểu hôm 30, Bộ trưởng Carter cho biết Mỹ "quan ngại sâu sắc" về quy mô hoạt động mở rộng, cải tạo đảo đá phi pháp của Trung Quốc cũng như khả năng Bắc Kinh cho quân sự hóa các khu vực này.
Theo ông Carter, động thái này của Bắc Kinh sẽ đưa tới "các nguy cơ tính toán sai lầm hoặc xung đột".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Ashton Carter: "Đến nay vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ còn đi xa tới đâu. Đó là lý do tại sao Biển Đông đã và đang trở thành ngọn nguồn của sự căng thẳng trong khu vực và xuất hiện trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng toàn cầu".
Trước những cáo buộc từ Lầu Năm Góc về việc Trung Quốc đưa vũ khí lên đảo nhân tạo, trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu (29/5), phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đưa ra câu trả lời "ngắn, khó hiểu và lảng tránh".
"Tôi không nắm được tình hình mà các bạn (báo chí - PV) nhắc tới. Trung Quốc đã nhiều lần nói rõ lập trường về vấn đề xây đảo nhân tạo (phi pháp - PV) ở Biển Đông" -bà Hoa cho biết.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân chiều 30/5 đã đăng bài xã luận dài trên tờ Thời báo Hoàn Cầu của nước này để đáp trả bài phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter trong buổi sáng.
Ông Lưu tỏ ra gay gắt - "Thời gian gần đây, có quốc gia ngoài khu vực (chỉ Mỹ - PV) luôn tìm cách 'làm to chuyện' về vấn đề biển Đông. Trung Quốc vô cùng quan tâm và lo ngại về điều này".
Đô đốc Tôn Kiến Quốc - trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la 2015. Ảnh: EPA
Bài phát biểu của Đô đốc Hải quân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc sẽ là tiêu điểm trong ngày 31/5. Ảnh: EPA.
Vẫn với luận điệu trắng trợn thường thấy của chính phủ cũng như truyền thông Trung Quốc gần đây, Lưu Chấn Dân "lại" tuyên bố Trung Quốc "có chủ nguyên không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa (vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam - PV) và vùng cận hải".
Lưu ngang ngược "đổi trắng thay đen", bao biện hành động phi pháp của Bắc Kinh rằng "Trung Quốc đã có thái độ kiềm chế, tìm cách đàm phán trực tiếp với các bên liên quan vì tình hình ổn định chung ở Biển Đông".
Kể từ năm 2014, hoạt động xây dựng, cải tạo phi pháp các đảo đá ở Biển Đông của Trung Quốc đã được Trung Quốc đẩy mạnh và khiến Mỹ không thể "ngoảnh mặt làm ngơ".
Đến tháng 5 năm nay, Lầu Năm Góc đã đưa tàu chiến, máy bay vào thực hiện nhiệm vụ trinh sát, gìn giữ tự do hàng hải trên Biển Đông. Các quan chức chính phủ cũng như quốc hội Mỹ đã nhiều lần khẳng định Mỹ sẽ "hiện diện quân sự mạnh mẽ" ở Biển Đông.
Mới đây, hôm 27/5, chính Bộ trưởng Ashton Carter cũng đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc phải "dừng vĩnh viễn hoạt động xây dựng, cải tạo phi pháp ở Biển Đông".
Phát ngôn gây "giật mình" của Thứ trưởng Trung Quốc
Theo Hoàn Cầu, Lưu Chấn Dân lớn tiếng cáo buộc việc máy bay và tàu chiến Mỹ hiện diện ở Biển Đông "không phải để bảo vệ tự do hàng hải, mà là để 'khoe cơ bắp' và lực lượng quân sự".
Lưu đổ lỗi "chính hành động của Mỹ mới khiến tình hình Biển Đông bị 'quân sự hóa'", nhưng lại không nhắc gì đến việc nước này bị "bóc mẽ" vụ chuyển vũ khí lên đảo nhân tạo.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng tỏ ra "ngây thơ" khi không ngại ngần tuyên bố - "Tự do hàng hải trên Biển Đông từ trước tới nay vẫn... không tồn tại bất cứ vấn đề gì, và tương lai cũng sẽ như vậy.
Việc xây dựng đảo nhân tạo (phi pháp) của Trung Quốc hoàn toàn 'hợp tình, hợp lý, hợp pháp' và không ảnh hưởng tới bất kỳ quốc gia nào."
Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi luôn hy vọng rằng, cộng đồng quốc tế sẽ luôn có trách nhiệm với hòa bình, ổn định và phát triển khu vực, và cũng không bỏ qua những hành động vi phạm luật pháp quốc tế".
Đồng thời, ông Lưu cũng có phát ngôn đầy nguy hiểm, tiết lộ "dã tâm quân sự" của Trung Quốc - "Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, các chức năng của đảo nhân tạo sẽ là đa phương diện, mang tính tổng hợp, đáp ứng nhu cầu phòng vệ quân sự."
"Điều này (hoạt động xây đảo phi pháp của Trung Quốc - PV) không làm giảm quyền tự do hàng hải của các nước, mà còn có lợi cho việc cùng nhau đối phó với thách thức trên biển, giúp bảo vệ an ninh hàng hải tốt hơn." - Lưu Chấn Dân bao biện.
Lưu không quên nhắc tới việc Bắc Kinh mới đây đã cho xây dựng trái phép 2 ngọn hải đăng đa chức năng trên Đá Gạc Ma và Đá Châu Viên của Việt Nam, và ngang nhiên nói rằng "mục đích xây hải đăng là để phục vụ an toàn, tự do hàng hải".
Đối với phát biểu của ông Ashton Carter tại Đối thoại Shangri-la, Lưu Chấn Dân hống hách chỉ trích việc Mỹ nghi ngờ và quan ngại trước quy mô và tốc độ hoạt động xây dựng, cải tạo phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - Lưu Chấn Dân: "Cần phải nhấn mạnh rằng Trung Quốc là một nước lớn và phải đảm trách nhiều nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế. Trung Quốc cho xây dựng đảo nhân tạo (phi pháp - PV) với quy mô lớn, tiến độ nhanh là để kịp thời gánh vác trách nhiệm quốc tế như cứu hộ trên biển, phòng tránh thiên tai, quan trắc khí tượng, bảo vệ môi trường, an ninh hàng hải, phục vụ nghề cá... Mỹ không thể vì Trung Quốc xây đảo nhanh mà chỉ trích Bắc Kinh được".
Lưu Chấn Dân viện cớ BộQuy tắc Ứng xửtrên Biển Đông (COC) "đang được Trung Quốc và ASEAN nỗ lực đẩy mạnh đi đến nhất trí" để "xua đuổi" Mỹ, bởi Washington không tham gia Bộ quy tắc này.
Giới quan sát cho rằng, đây cũng là tuyên bố thường thấy từ trước đến nay của Trung Quốc, khi họ luôn tìm cách đẩy Mỹ khỏi khu vực để được tự do "đàm phán" với các quốc gia trong khu vực theo chiến thuật "ỷ lớn bắt nạt nhỏ".
Mới đây, trong bản báo cáo "Chiến lược quân sự Trung Quốc 2015" (sách trắng), Bắc Kinh đã tuyên bố Trung Quốc sẽ "chủ động phòng thủ", đồng thời khẳng định hải quân của nước này sẽ được hoạt động ở phạm vi rộng hơn với nhiều quyền lực hơn.
Động thái này của Bắc Kinh được cho là đòn trả đũa các phát ngôn và hành động cứng rắn của Mỹ, được nhiều chuyên gia nhận định là Trung Quốc "có thể đã sẵn sàng và không ngại đối đầu với Mỹ".
Tuy nhiên, Thứ trưởng Lưu Chấn Dân vẫn không ngượng ngùng khẳng định -"Bắc Kinh kiên trì với đường lối phát triển hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng và là sức mạnh bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực".
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: "Thật ra mối quan hệ không tốt giữa Mỹ và Trung quốc đã gây phương hại đến tình hình chung của khu vực. Cho nên chúng tôi rất mong hai nước Mỹ và Trung Quốc có những quan hệ tốt với nhau và tôn trọng các nước nhỏ như Việt Nam".
Sau bài diễn văn tại Đối thoại Shangri-la của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Bộ quốc phòng Trung Quốc đã ngay lập tức có phản ứng và tuyên bố "Trung Quốc không phải là kẻ gây chuyện Biển Đông. Bắc Kinh rất biết kiềm chế".
Tuy nhiên, phải đợi đến khi Đô đốc Tôn Kiến Quốc - phó Tổng tham mưu trưởng quân giải phóng Trung Quốc, người dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la - có bài phát biểu vào ngày hôm nay (31/5), thì dư luận mới biết được tiếng nói thực sự của Bắc Kinh.
Theo Hải Võ - Đại lộ

Trung Quốc đã lặng lẽ rút pháo khỏi đảo nhân tạo ở Trường Sa?

Điều đáng quan ngại là động thái này đã gây quan ngại rằng Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo ở Biển Đông vào mục đích quân sự.

TQ đã lặng lẽ rút pháo khỏi đảo nhân tạo ở Trường Sa? - Ảnh 1Một loại pháo của Lục quân Trung Quốc (ảnh minh họa)
Đài Á Châu tự do đưa tin cho biết, nhiều quan chức quân sự Mỹ ngày 29/5/2015 khẳng định rằng Trung Quốc gần đây đã triển khai hai khẩu pháo tự hành trên một hòn đảo nhân tạo do nước này bồi đắp trái phép ở Biển Đông, song sau đó đã cho rút các vũ khí trên.
Giới chức Mỹ cho biết, hai khẩu pháo tự hành của Trung Quốc đã được phát hiện cách đây khoảng một tháng, song dường như sau đó chúng đã được Trung Quốc lặng lẽ rút đi.
Steven Warren - Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết vũ khí đã được Trung Quốc triển khai (trái phép) trên một hòn đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và quân đội Mỹ phản đối hành động quân sự hóa các đảo nhân tạo này.
Tuy nhiên, giới chức quốc phòng Mỹ nhận định các loại pháo của Trung Quốc với số lượng và chủng loại hiện có thể chưa gây đe dọa an ninh trực tiếp.
Điều đáng quan ngại là động thái này đã gây quan ngại rằng Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo ở Biển Đông vào mục đích quân sự.
Theo giới phân tích, mục tiêu của các công trình xây dựng đảo trên quy mô lớn của Trung Quốc trước hết là để khẳng định các tuyên bố đòi hỏi "chủ quyền" đối với các khu vực đang tranh chấp, đồng thời biến các đảo mà họ chiếm giữ thành các căn cứ quân sự tiền tiêu giúp Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông.
Các phân tích khác cho rằng đây có thể là một phần của việc hiện thực hóa cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông" trong tương lai gần.
   TQ đã lặng lẽ rút pháo khỏi đảo nhân tạo ở Trường Sa? - Ảnh 2Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Đối thoại Shangri-la 2015
Về thông tin liên quan đến cáo buộc của phía Mỹ cho rằng Trung Quốc đã triển khai vũ khí lên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã chiếm và xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), trả lời phỏng vấn hãng truyền thông Anh Reuster, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn Việt Nam dự diễn đàn Đối thoại Shangri-la 2015 cho biết: Nếu thông tin Trung Quốc đã đặt pháo di động trên đảo nhân tạo ở Trường Salà sự thật thì đó là diễn biến mới rất đáng lo ngại.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh được báo của Anh dẫn lời cho rằng, đây có thể là dấu hiệu rất xấu cho một tình huống rất phức tạp ở Biển Đông.
Ông Vịnh nói thêm rằng,Việt Nam mong muốn cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để ngăn chặn các hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc.
"Tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ luôn có trách nhiệm với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, không bỏ qua những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế". - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói. 
Theo Hòa Bình - Người đưa tin

Đô đốc hải quân Trung Quốc lại đổi trắng thay đen ở Biển Đông

Trong phát biểu tại Đối thoại Shangri-la, Đô đốc Hải quân Trung Quốc tái khẳng định Bắc Kinh không thay đổi chính sách ở Biển Đông và cho rằng "tự do hàng hải không có vấn đề".


Đô đốc Hải quân - Thượng tướng Tôn Kiến Quốc, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo đưa tin, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội nước này là Thượng tướng Tôn Kiến Quốc đã có bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la vào sáng nay (31/5) xoay quanh chủ đề "tăng cường trật tự khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
"Vũ lực không thể xây dựng được hòa bình, sức mạnh không thể bảo đảm được an ninh. Chỉ có hợp tác 'cùng có lợi' mới làm được việc lớn, việc tốt và lâu dài" - ông Tôn nói trong bài diễn văn của mình.
Tuy nhiên, Tôn Kiến Quốc vẫn không thay đổi luận điệu mà Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố trong thời gian gần đây.
Ông này nhấn mạnh - "Trung Quốc kiên trì con đường phát triển hòa bình, nỗ lực thúc đẩy phồn vinh, ổn định khu vực và thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ đem lại cho thế giới những cơ hội lớn cũng như phồn thịnh chung. Nói cách khác, Trung Quốc chính là 'năng lượng tích cực'."
Nói cách khác, ông Tôn đã phớt lờ các chỉ trích liên tiếp về việc Bắc Kinh mở rộng hoạt động xây dựng, cải tạo các đảo đá mà nước này chiếm đoạt phi pháp ở Biển Đông và "ngầm" tái khẳng định tuyên bố của Bắc Kinh rằng "sẽ không dừng bước ở Biển Đông".
Trong diễn văn, Đô đốc Hải quân Trung Quốc cũng không quên "đá xoáy" Mỹ và đồng minh - "Không thể để tình trạng đã chuyển mình bước vào thế kỷ XXI mà đầu óc vẫn còn 'mải mê' ở quá khứ.
Đừng nên say sưa trong khuôn khổ khuếch trương chủ nghĩa thực dân, tư duy Chiến tranh Lạnh và trò chơi đối đầu."
Tôn Kiến Quốc "tự nhận" rằng Trung Quốc đang là bên nỗ lực thúc đẩy hợp tác và xây dựng "quan hệ kiểu mới giữa các quốc gia" thuận theo nhu cầu an ninh và phát triển của thế giới.
Ông này tuyên bố Trung Quốc "sẽ lấy hợp tác thay cho đối đầu, các bên cùng có lợi thay cho 'hợp tác bằng 0'".
Ông Tôn tiếp tục đả kích Mỹ rằng đường lối của Trung Quốc "sẽ thay thế được những nước chỉ biết lo cho lợi ích của mình (ám chỉ Mỹ - PV)".
Đại diện Trung Quốc cũng nhắc lại việc Bắc Kinh tham gia các hành động gìn giữ hòa bình, tuần tra chống hải tặc ở vịnh Aden, sơ tán kiều dân ở Yemen... qua đó khoe khoang việc nước này "tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế".
Tôn Kiến Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-la sáng nay (31/5). Ảnh: Đô thị phương Nam.
Tôn Kiến Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-la sáng nay (31/5). Ảnh: Đô thị phương Nam.
Trung Quốc thấy tự do hàng hải Biển Đông... "không có vấn đề gì"
Đối với vấn đề Biển Đông rất được quan tâm, Tôn Kiến Quốc cũng tái hiện phát biểu "ngây thơ" của Thứ trưởng ngoại giao nước này Lưu Chấn Dân trong bài xã luận hôm 30/5 trên Thời báo Hoàn Cầu.
Ông Tôn nói - "Tình hình tổng thể ở Biển Đông là hòa bình và ổn định. Tự do hàng hải trên Biển Đông không tồn tại bất cứ vấn đề gì."
Tôn tuyên bố Trung Quốc "không có ý định thay đổi" về việc nước này sẽ tiếp tục các hoạt động phi pháp trên Biển Đông và kềm hãm vấn đề tự do hàng hải cũng như an ninh trên biển như báo chí quốc tế đã nêu.
Trong cuộc họp báo sau diễn văn, tướng Tôn cũng nhắc đến một vấn đề được quan tâm khác là khả năng Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Tôn Kiến Quốc "mập mờ" - "Chúng tôi chưa từng nói sẽ lập ADIZ ở Biển Đông. Còn việc có lập hay không phụ thuộc vào mức độ đe dọa đối với an ninh không phận (mà Trung Quốc tuyên bố phi pháp - PV) cũng như các tính toán toàn diện khác".
Theo Hải Võ - Đại lộ

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Mỹ - Trung “đấu khẩu” về Biển Đông

Cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc về Biển Đông đang dẫn tới một cuộc chiến ngôn từ và các cam kết về những hành động quân sự trong khu vực. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh 
 
“Trung Quốc hối thúc Mỹ suy nghĩ 3 lần trước khi hành động; hành động có trách nhiệm; ngừng tất cả các phát biểu và hành động khiêu khích; và làm nhiều việc hơn nữa để có lợi cho sự ổn định và hòa bình của khu vực thay vì làm ngược lại”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo ngày 28/5.
Các bình luận trên diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter bắt đầu chuyến thăm quan trọng tới khu vực Thái Bình Dương, trong đó ông đã cam kết rằng Mỹ sẽ không giảm bớt các hoạt động quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông.
“Mỹ sẽ vẫn bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm khắp thế giới”, ông Carter tuyên bố hôm 27/5.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Mỹ thận trọng.
“Mỹ có trách nhiệm gì để phục vụ hòa bình và sự ổn định của khu vực?”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc căn vặn. “Việc phát ngôn như vậy - có thể gây lộn xộn tại châu Á-Thái Bình Dương, nơi là động cơ hạt nhân của nền kinh tế thế giới - có phù hợp với lợi ích của Mỹ?”.
Hồi tuần trước, hải quân Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra các cảnh báo trong nỗ lực nhằm xua đuổi một máy bay do thám P-8 của Mỹ khỏi không phận gần các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng ở Biển Đông. Phi hành đoàn trên chiếc P08 đã kiên nhẫn đáp lời rằng Mỹ đang bay trong không phận quốc tế trên vùng biển quốc tế.
Bộ trưởng Carter cho rằng động thái của Trung Quốc không chỉ gây lo ngại cho Mỹ mà còn các quốc gia Đông Nam Á cũng có các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
"Các hành động của Trung Quốc đang khiến các quốc gia trong khu vực xích lại gần nhau theo các cách mới. Họ đang mong muốn sự can dự nhiều hơn của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ đáp ứng điều đó. Chúng tôi sẽ vẫn là cường quốc an ninh quan trọng tại châu Á-Thái Bình Dương trong những thập niên tới", ông Carter nhấn mạnh.
An Bình

Đối thoại Shangrila: "Mỹ-Trung không nên phân chia Thái Bình Dương"

Phát biểu tại Đối thoại Shangrila 2015, Thủ tướng Singapore cho rằng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) sẽ giúp các nước phá "vòng luẩn quẩn" trong tranh chấp Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh Mỹ - Trung không nên phân chia vùng ảnh hưởng tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu khai mạc Đối thoại Shangrila 2015. (Ảnh: 
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu khai mạc Đối thoại Shangrila 2015. (Ảnh: IISS)

COC sẽ giúp các nước phá "vòng luẩn quẩn" trong tranh chấp Biển Đông

Phát biểu trước các lãnh đạo quốc phòng từ 20 quốc gia tại Đối thoại Shangrila 2015, Thủ tướng nước chủ nhà Singapore Lý Hiển Long tối nay kêu gọi Trung Quốc và ASEAN hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông càng sớm càng tốt. Ông Lý nhấn mạnh Bộ quy tắc này sẽ giúp không để các tranh chấp lãnh thổ làm xấu các mối quan hệ song phương, đa phương trong khu vực.

Thủ tướng Lý nhấn mạnh rằng tuân thủ luật pháp quốc tế sẽ đem tới kết quả tốt nhất cho các nước và các bên trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Người đứng đầu đảo quốc sư tử cũng nhấn mạnh rẳng với các nước đứng ngoài tranh chấp như Singapore, dù không chọn đứng về bên nào, cũng có lợi ích trong các vấn đề hàng hải, và trong quá trình giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.

“Nếu một cuộc đụng độ xảy ra trên biển và có thể leo thang thành căng thẳng trên diện rộng hay đối đầu giữa các bên, thì dù nó được dàn dựng hay chỉ vô tình xảy ra, cũng đem tới những hậu quả xấu’, Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh.

“Tuy nhiên, kể cả khi chúng ta có tránh được một cuộc đụng độ như thế nhưng kết cục của các tranh chấp lãnh thổ lại được định đoạt nhờ sức mạnh thì cũng tạo ra một tiền lệ xấu”, ông Lý nói thêm và giải thích rằng: “Kết cục này sẽ không dẫn tới một cuộc xung đột nóng ngay lập tức, nhưng tạo ra một cục diện không bền vững và kém vui vẻ”. “Bởi trong dài hạn, sẽ không thể duy trì một trật tự khu vực ổn định chỉ nhờ vũ lực. Để làm được điều đó cần có sự đồng thuận và sự công nhận về pháp lý của cộng đồng quốc tế, đi kèm với cân bằng cán cân quyền lực”, Thủ tướng Lý nêu ý kiến trước các đại biểu.

Mỹ - Trung không nên chia vùng ảnh hưởng tại Thái Bình Dương 

Thủ tướng Lý nhấn mạnh cục diện chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương đã có nhiều thay đổi. Hiện nay Mỹ và Trung Quốc đang là những chủ thể chính trong khu vực. Ông Lý nhận định cho đến nay, Trung Quốc đã “trỗi dậy hòa bình trong khuôn khổ trật tự thế giới hiện hành”. Yếu tố định hình trật tự ấy vẫn là mối quan hệ giữa hai cường quốc Trung - Mỹ.

“So với quan hệ đối đầu Mỹ - Liên Xô trước đây, mối quan hệ Trung - Mỹ có những khác biệt cơ bản, khi không còn là mối quan hệ “một mất, một còn”. Có nhiều thành tố chi phối cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc, nhưng hai nước cũng phụ thuộc lẫn nhau và có nhiều cơ hội để hợp tác”, Thủ tướng Lý cho biết. 

“Tất cả các nước châu Á hy vọng rằng quan hệ Trung-Mỹ tốt đẹp. Không nước nào muốn phải chọn về phe Bắc Kinh hay Washington”, ông Lý nói thêm.

“Chúng tôi vui mừng khi thấy Trung, Mỹ gắn kết, hợp tác và cùng giải quyết các vấn đề nảy sinh bất chấp những áp lực đè nặng lên hai cường quốc cũng như những căng thẳng không thể tránh được giữa hai bên”, nhà lãnh đạo Singapore nhấn mạnh.

“Bởi vậy, khi Bắc Kinh và Washington tuyên bố rằng Thái Bình Dương “đủ rộng” để đón nhận cả hai nước, chúng tôi đón nhận nó như một tín hiệu tốt lành. Miễn là khái niệm “đủ rộng” này có nghĩa là có đủ không gian trên khắp châu Á- Thái Bình Dương cho cả hai cường quốc cùng tham gia và cạnh tranh trong hòa bình, giải quyết các vấn đề một cách xây dựng và không gây thêm căng thẳng”, Thủ tướng Lý nói.

Ông Lý nhấn mạnh: “Và cũng miễn sao “đủ rộng” không có nghĩa là hai cường quốc này sẽ chia đôi Thái Bình Dương thành những vùng ảnh hưởng của riêng mình, và giới hạn những sự lựa chọn của các nước khác, tạo nguy cơ về một cuộc đối đầu, xung đột giữa hai khối”.


Ngoài ra, Thủ tướng Singapore cho biết ông hy vọng trong 50 năm tới, Mỹ, Trung, Nhật sẽ vẫn là những cường quốc trong khu vực, đồng thời mong đợi Ấn Độ sẽ đóng một vai trò tích cực trong khu vực. Ông Lý cho biết ông cũng mong muốn rằng một sự cân bằng, ổn định trong khu vực sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai.

Ông cũng hy vọng châu Á- Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là một hệ thống giao thương, đầu tư, hợp tác kinh tế toàn cầu mở. “Đó sẽ không phải là một thế giới nơi “chân lý thuộc về kẻ mạnh”, kẻ mạnh được quyền áp chế, còn kẻ yếu phải chịu đựng. Đó sẽ là một thế giới nơi pháp luật và những cam kết mang tính xây dựng được đề cao, và tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được quyền cạnh tranh một cách hòa bình để có thể phát triển thịnh vượng”, Thủ tướng Singapore nhấn mạnh.

Cũng trong bài diễn văn khai mạc Đối thoại Shangrila năm nay, Thủ tướng Singapore cũng đề cập đến sự nguy hiểm của nhóm phiến quân cực đoan Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và tính cấp bách của việc giải quyết nạn buôn người. 
 
Thoa Phạm 
Theo CNA

Mỹ sắp để mất “sân sau” vào tay Trung Quốc?

Thời kỳ mà Mỹ và châu Âu có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Mỹ Latinh sắp trở thành dĩ vãng. Khu vực vốn được coi là “sân sau” của Mỹ dường như đang “ngả” dần về phía Trung Quốc...

.Trung Quốc là quốc gia đang vươn vòi bạch tuộc đi khắp thế giới để thỏa mãn “cơn khát” nguyên liệu của mình. 
 
“Phao cứu sinh”…
Nếu so sánh sự hiện diện của Trung Quốc ở Mỹ Latinh trong giai đoạn 2001 - 2002 với lúc này, rõ ràng ai cũng thấy có sự gia tăng đáng kể. Thương mại tăng theo cấp số nhân và Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của một số quốc gia ở khu vực. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn là “chủ nợ” cực kỳ hào phóng của họ. Theo tổng kết vào cuối năm 2014 của Trung tâm Nghiên cứu Inter-American Dialogue ở Washington và Trường đại học Boston (Mỹ), từ năm 2005 Trung Quốc đã cho các nước hay doanh nghiệp Mỹ Latinh vay trên 119 tỉ USD, riêng trong năm 2014 là 22,1 tỉ USD. Đứng đầu là Venezuela (56,3 tỉ), tiếp theo là Brazil (22 tỉ), Argentina (19 tỉ).
Các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc cũng tỏ rõ sự quan tâm của mình khi liên tục tới thăm khu vực trong những năm gần đây. Riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Mỹ Latinh 2 lần liên tiếp. Chuyến thăm thứ nhất diễn ra vào tháng 6-2013, bao gồm các nước Trinidad & Tobago, Costa Rica, Argentina, Venezuela và Cuba. Gần đây nhất, trong chuyến công du 4 nước Mỹ Latinh gồm Brazil, Colombia, Peru và Chile vừa kết thúc hôm 25-5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp tục mang đến những hợp đồng bạc tỉ cho những quốc gia đang gặp nhiều khó khăn này.
Mỹ sắp để mất “sân sau” vào tay Trung Quốc?
 
Tại Brazil, Bắc Kinh đã thỏa thuận với nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới đang bên bờ suy thoái kinh tế một kế hoạch đầu tư lên đến 53 tỉ USD, ký kết 35 hợp đồng kinh tế, trong khuôn khổ một “kế hoạch hành động chung” đến năm 2021. Trước đó, hồi cuối tháng 4-2015, Trung Quốc đã đầu tư 3,5 tỉ USD vào Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Brazil (Petrobras). Nhân dịp này, Bắc Kinh lại ký thêm 2 hợp đồng, bơm tiếp 7 tỉ USD cho tập đoàn đang suy sụp vì scandal tham nhũng ở quy mô lớn khiến khó có thể vay mượn trên thị trường. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc cũng sẽ rót đến 4 tỉ USD vào Tập đoàn khai thác mỏ và khoáng sản Vale của Brazil - đang dẫn đầu thế giới về khai thác quặng sắt, nhưng hiềm một nỗi giá mặt hàng này đang xuống thấp.
Qua chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc, Brazil - nước chăn nuôi bò lấy thịt hàng đầu thế giới đã được mở lại thị trường xuất khẩu đã bị đình trệ lâu nay vì lý do dịch tễ. Ngoài ra, Bắc Kinh còn tham gia vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng, từ xa lộ cho đến cảng hàng không và cảng biển. Trong số đó có đề án đầy tham vọng: lập một “hành lang đường sắt” giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để vận chuyển quặng sắt và đậu nành sang Trung Quốc với chi phí rẻ nhất.
Tại Chile - nước đầu tiên trong khu vực ký kết hiệp ước tự do mậu dịch với Trung Quốc năm 2006, Ngân hàng Trung ương đôi bên đã loan báo chuẩn bị sử dụng rộng rãi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các giao dịch.
Rõ ràng, Trung Quốc đã mang rất nhiều cám dỗ tới Mỹ Latinh. Nhiều người dường như coi Trung Quốc là “phao cứu sinh” để có thể giải quyết mọi vấn đề quốc gia cũng như khu vực trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Nhiều nhà hoạch định chính sách cao cấp của Mỹ Latinh còn nhắc lại thường xuyên trong các tuyên bố của mình về vai trò của Trung Quốc như một liều “thuốc giải độc” để khu vực này có thể giải thoát hoàn toàn khỏi Mỹ.
… hay “con dao hai lưỡi”?
Thực tế đương nhiên không đơn giản như vậy.
Trước hết, quan điểm “thoát Mỹ” nhờ hợp tác với Trung Quốc là một cách tiếp cận ngắn hạn và nông cạn, bỏ qua cơ hội hội quốc tế của Mỹ Latinh và những lợi thế có được từ sự phối hợp tốt hơn giữa Washington và Bắc Kinh trong các vấn đề quan trọng đối với tương lai khu vực, chẳng hạn như biến đổi khí hậu hay thương mại quốc tế.
Thứ hai, nếu kỳ vọng hợp tác với Trung Quốc là cơ hội để nắm bắt nhu cầu khổng lồ của thị trường đất nước đông dân nhất thế giới này thì Mỹ Latinh lại có nguy cơ bị phụ thuộc. Hiện tại, ai cũng nhận thấy hệ lụy của sự suy giảm trong nền kinh tế Trung Quốc gây áp lực về giá cả đối với các sản phẩm xuất khẩu của Mỹ Latinh và tác động tiêu cực đối với kinh tế khu vực. Khi Mỹ và Liên minh châu Âu là những thị trường chính cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ Latinh, người ta đã đề cập đến những rủi ro cũng như sự cần thiết phải đa dạng hóa thị trường. Giờ đây, điều tương tự cũng cần phải đề cập đến khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.
Điều đáng nói hơn cả là mối quan hệ giữa Mỹ Latinh và Trung Quốc là bất bình đẳng, theo bà Margaret Mayer, Giám đốc chương trình Trung Quốc - Mỹ Latinh ở Trung tâm Inter-American Dialogue.
Hãy nhìn xem Mỹ Latinh có lợi gì cho Trung Quốc?
Mỹ Latinh có nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu gần như vô tận và là nơi tiêu thụ hàng tiêu dùng Trung Quốc. Báo cáo của Ủy ban Kinh tế châu Mỹ Latinh và vùng vịnh Caribean (Cepal) thuộc Liên Hiệp Quốc khẳng định gần 90% đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này từ năm 2010 đến 2013 là để khai thác tài nguyên.
Một ví dụ cụ thể là trường hợp Brazil. Thương mại giữa Brazil và Bắc Kinh từ 3,2 tỉ USD năm 2001 đã tăng vọt lên 83 tỉ USD trong năm 2013, tăng gấp 25 lần. Trung Quốc đói nguyên liệu, còn Brazil thì dồi dào từ quặng sắt đến dầu khí từ đậu nành, đường cho đến cà phê. Nhưng do cơ sở hạ tầng cũ kỹ, việc vận chuyển hàng hóa không những tốn thời gian lâu hơn mà mà chi phí cũng bị đội lên. Để mua được nguyên vật liệu giá rẻ, Trung Quốc đề nghị tài trợ cải thiện hệ thống giao thông. Dường như đó là giải pháp đôi bên cùng có lợi, nhưng vấn đề là Trung Quốc chỉ muốn mua nguyên liệu thô còn Brazil thì mong xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến.
Bên cạnh đó, không phải quốc gia Mỹ Latinh nào cũng đều có ưu thế khi đàm phán với Trung Quốc, nhất là những nước đang khủng hoảng như Venezuela. Bắc Kinh vừa cho Caracas vay thêm 5 tỉ USD, nâng tổng số nợ Trung Quốc của Venezuela từ năm 2008 đến nay lên 56 tỉ USD. Đổi lại, Venezuela trả nợ Bắc Kinh bằng dầu mỏ rút ra từ trữ lượng dầu khí khổng lồ của mình và tiếp tục lao vào vòng xoáy nợ nần.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, tỉ lệ nguyên vật liệu trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu từ châu Mỹ Latinh sang Trung Quốc từ 27% vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước đã tăng lên 40% vào năm 2009. Như vậy, trao đổi thương mại tăng lên không phải là cơ hội để các nước Mỹ Latinh đa dạng hóa, sáng tạo, thêm vào giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của mình. Vị trí nước xuất nguyên liệu thô không cho phép các quốc gia này hội nhập vào thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển.
Rõ ràng, hợp tác với Trung Quốc là một cơ hội lớn cho Mỹ Latinh, nhưng cũng là một “con dao hai lưỡi” với lục địa này. Để điều này không xảy ra, Mỹ Latinh nên tiếp cận mối quan hệ với Trung Quốc một cách thực dụng hơn giống như cách mà Bắc Kinh đang làm, tránh để rơi vào những cám dỗ mà trong tương lai dài hạn có thể tác động tiêu cực tới việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
Theo Ánh Nguyệt
PetroTimes

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons