Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc

Sáng 31/12, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Trung Quốc Thường Vạn Toàn có cuộc điện đàm nhân dịp Bộ Quốc phòng hai nước thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp.


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh điện thoại với Bộ trường Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn

Cuộc điện đàm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn - Clip: V.V.Thành
Cuộc điện đàm bắt đầu lúc 8g sáng. Về phía Việt Nam, cùng dự với Đại tướng Phùng Quang Thanh có Thượng tướng Võ Văn Tuấn, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn mở đầu cuộc điện thoại. Sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu. 
Hai Bộ trưởng thống nhất việc thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng hai nước là một nội dung hợp tác mới thể hiện sự tin cậy lẫn nhau và tạo điều kiện để lãnh đạo quân đội hai nước kịp thời trao đổi những vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc phòng song phương.
Đây là đường dây điện thoại trực tiếp có bảo mật giữa Bộ Quốc phòng hai nước. Trong lần đầu khai thông đường dây điện thoại, nhiều cơ quan báo chí được tham dự đưa tin.
Hai Bộ trưởng đánh giá cao quan hệ hợp tác quốc phòng trong thời gian qua và cho rằng sự hợp tác đã mang lại hiệu quả thiết thực, là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, đáp ứng lợi ích của nhân dân mỗi nước, từng bước giải quyết thỏa đáng những bất đồng trên cơ sở các nhận thức chung giữa lãnh đạo hai nước.
Hai bộ trưởng thống nhất thời gian tới cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là tăng cường giao lưu các cấp, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã ký kết, góp phần đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã chúc mừng nhau nhân dịp năm mới 2016 và tết cổ truyền Bính thân của hai dân tộc. Cuộc điện đàm diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, thân mật.
Đại tướng Phùng Quang Thanh và các sĩ quan quân đội kiểm tra đường dây trước cuộc điện đàm - Ảnh: V.V.Thành
Đại tướng Phùng Quang Thanh ghi chép nội dung cuộc điện đàm - Ảnh: V.V.Thành
Cuộc điện đàm diễn ra khoảng 30 phút - Ảnh: V.V.Thành
Trước khi cuộc điện đàm diễn ra, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (bên phải) đã gặp, trao đổi công việc với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh  - Ảnh: V.V.Thành
Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cũng tham dự cuộc điện đàm  - Ảnh: V.V.Thành



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Máy bay rung lắc kinh hoàng trên không, 21 người nhập viện

Chuyến bay từ Trung Quốc tới Canada đã phải hạ cánh khẩn cấp vì một sự cố trên không khiến hàng chục hành khách bị thương.

Một nạn nhân được lực lượng cứu hộ đưa tới bệnh viện (Ảnh: CBC)
21 hành khách, trong đó có 3 trẻ em trên chuyến bay mang số hiệu 88 của hãng hàng không Air Canada từ Thượng Hải, Trung Quốc tới Toronto ngày hôm qua đã bị thương do máy bay đi vào một vùng gió xoáy trên không.
Sự cố khiến chiếc máy bay buộc phải hạ cánh xuống Calgary để các nạn nhân được đưa đi cấp cứu. 15 Xe cứu thương sau đó đã được huy động để chuyển 21 hành khách bị thương tới bệnh viện Calgary.
Đại diện lực lượng cứu hộ cho biết, tất cả các hành khách đều chỉ bị thương nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng.

Theo lời các hành khách kể lại, phi hành đoàn đã xử lý sự cố một cách bình tĩnh, chuyên nghiệp.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Trung Quốc điều tàu vũ trang răn đe Nhật Bản tránh xa Biển Đông

Hành động Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu hộ tống trang bị vũ khí tới gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông là một phần trong nỗ lực ngăn Nhật Bản không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Theo một quan chức giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, hôm 26/12, lực lượng bảo vệ biển Trung Quốc đã điều động tổng cộng 3 tàu chiến trang bị các tháp pháo bao gồm chiếc tàu hộ tống đi vào khu vực 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. 
Còn theo thông tin từ lực lượng tuần duyên Nhật Bản, 3 chiếc tàu của Trung Quốc đã xuất hiện tại vùng biển phía bắc đảo Kuba, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào khoảng 8 giờ 19 phút sáng, tiến vào hải phận của Nhật Bản vào lúc 9 giờ 30 phút sáng và rời khỏi đây lúc 10 giờ 50 phút sáng ngày 26/12. Chiếc tàu có vũ trang này được cho là đã xuất hiện vào ngày 22/12, cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 28 km về phía đông – đông bắc. Chính phủ Nhật Bản đã gửi công điện phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Tokyo và Bộ Ngoại giao Trung Quốc về hành động xâm phạm hải phận. 
Tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc. 
Căng thẳng trên biển Hoa Đông leo thang đúng thời điểm tình hình Biển Đông có nhiều biến động sau khi Hải quân Mỹ điều tàu tuần tra tới thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trước các nước láng giềng như Philippines và Việt Nam. Về phần mình, Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu Thủ tướng Shinzo Abe không can thiệp vào các cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
"Trung Quốc không muốn Nhật Bản can thiệp vào tình hình Biển Đông. Sự hiện diện tăng cường cùng vũ khí của Trung Quốc trên biển Hoa Đông nhằm nhắc nhở Nhật Bản về những rủi ro phải đối mặt khi Tokyo triển khai lực lượng tới các vùng biển Đông Nam Á", Bloomberg dẫn lời phó Giáo sư Giulio Pugliese tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Heidelberg. 

Căng thẳng ngoại giao giữa hai cường quốc châu Á không chỉ xuất phát từ những tranh chấp lãnh thổ mà còn từ những bất đồng trong lịch sử thời chiến. Kể từ cuối năm 2014, Thủ tướng Shinzo Abe và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã nhóm họp 2 lần nhưng những cam kết của họ về việc giảm thiểu xung đột liên quan tới các hòn đảo tranh chấp dường như chưa được hiện thực hóa. 
Trong đó, Trung Quốc hiện quan ngại về khả năng Nhật Bản chủ động tăng cường vai trò duy trì an ninh ở khu vực Đông Nam Á đặc biệt trong bối cảnh Thủ tướng Abe sửa đổi hiến pháp và cho phép quân đội nước này triển khai lực lượng tới hỗ trợ các quốc gia đồng minh khi bị tấn công. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã đồng thuận cung cấp các tàu bảo vệ biển cho Việt Nam và Philippines để nâng cao năng lực tuần tra. Hồi tháng Sáu, Nhật Bản và Philippines còn tiến hành tập trận chung hải quân trên Biển Đông. 
Hồi tháng trước, tuyên bố trước Tổng thống Barack Obama, Thủ tướng Abe cho hay ông đang cân nhắc điều động lực lượng tới hỗ trợ hoạt động quân sự của Mỹ trên Biển Đông. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, nhà lãnh đạo Nhật Bản khẳng định lời bình luận của ông đã bị hiểu sai ý và Tokyo chưa có kế hoạch cụ thể tham gia tuần tra cùng Mỹ. 
Xâm phạm hải phận thường xuyên
"Trung Quốc đang muốn Nhật Bản quay trở lại tập trung vào biển Hoa Đông bởi khả năng Tokyo tự cho rằng tình hình tại khu vực này đã ổn định và Tokyo có thể chuyển hướng quan tâm sang Biển Đông", nhà nghiên cứu Collin Koh Swee Lean tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nói. 
Theo một quan chức ngoại giao Nhật Bản, sự xuất hiện của 3 tàu Trung Quốc hôm 26/12 là lần thứ 139 Bắc Kinh đưa tàu vào hải phận Nhật Bản kể từ tháng 9/2012. Kể từ năm 2014, số lượng tàu Trung Quốc xuất hiện trong hải phận Nhật Bản đã tăng từ 4 – 10 chuyến/tháng. Trong đó, đỉnh điểm hồi tháng 11/2014 là 8 lần. Nguy cơ đối đầu quân sự giữa Trung – Nhật ngày càng gia tăng trong bối cảnh Mỹ cam kết bảo vệ Tokyo nếu như bị tấn công vũ trang. 
Tàu thuyền Nhật - Trung không ít lần chạm trán trên biển Hoa Đông. 
Để tránh nguy cơ đối đầu khi điều động các tàu hải quân trang bị vũ khí hạng nặng, Nhật Bản và Trung Quốc đã đưa các tàu bảo vệ biển dân sự để tuần tra quanh hải phận mà hai nước tuyên bố chủ quyền. 
Theo một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tàu hộ tống của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc được trang bị súng thần công tự động trong khi những vũ khí chính đã được loại bỏ. 
Trong khi đó, chiếc tàu cỡ lớn nhất mà lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản hiện đang sở hữu và được điều động tới chuỗi đảo Ryukyu. Con tàu này có độ dài tương tự các tàu hộ tống của Trung Quốc và được trang bị 2 súng thần công tự động sở dụng cỡ đạn 20 mmt và 35 mm. Tuy nhiên, chất lượng và khả năng hoạt động của tàu thuyền thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản được đánh giá cao hơn Trung Quốc. 
"Trong tương lai, ngày càng nhiều tàu thuyền của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc sẽ tiến vào hải phận và đối đầu với lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Đáng nói, tàu thuyền của Trung Quốc sẽ ngày càng hiện đại, lớn hơn và trang bị vũ khí tối tân hơn", chuyên gia Koh chia sẻ. 
Ngoài biển Hoa Đông, Trung Quốc còn nâng cao năng lực hải quân trên Biển Đông. Cụ thể, theo Thời báo Hoàn Cầu hôm 25/12, Trung Quốc đã điều động thêm 3 tàu tới hỗ trợ lực lượng hải quân đóng quân trái phép quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm tàu vận tải và cung ứng Luguhu, tàu trinh sát điện tử Haiwangxing và tàu khảo sát ngoài khơi Qianxuesen. 
Trong khi đó, lực lượng tàu thuyền Nhật – Trung đã liên tiếp nối đuôi nhau xuất hiện trên biển Hoa Đông kể từ sau sự kiện chính quyền Tokyo quyết định mua lại 3 hòn đảo không người sinh sống thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ một ông chủ tư nhân hồi năm 2012. 
Tuy nhiên, trong một tuyên bố hôm 23/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là phần lãnh thổ của nước này kể từ thời cổ đại do đó, lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc "hoàn toàn có quyền" tiến hành tuần tra và những vũ khí trang bị trên các tàu này hoàn toàn giống với các nước khác.   

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Philippines sẽ tham gia ngân hàng AIIB của Trung Quốc

Philippines, quốc gia đang kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền trái phép trên biển Đông, vừa tuyên bố sẽ tham gia Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB).
Đoàn đại biểu tham dự lễ ký kết các điều khoản thỏa thuận của AIIB tại Bắc Kinh ngày 29-6 - Ảnh: Reuters
Đoàn đại biểu tham dự lễ ký kết các điều khoản thỏa thuận của AIIB tại Bắc Kinh ngày 29-6 - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, trong tuyên bố cho biết sẽ tham gia ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng, chính quyền Philippines mô tả AIIB là một “tổ chức hứa hẹn” góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Philippines.
AIIB dự kiến chính thức hoạt động từ đầu năm 2016. 
Thư ký truyền thông Herminio Coloma của tổng thống Philippines cho biết: “Tổng thống Benigno Aquino đã phê chuẩn đề xuất của Bộ tài chính về việc gia nhập AIIB”.
Mặc dù phía Washington phản đối, nhiều quốc gia đồng minh lớn của Mỹ như Úc, Anh, Đức, Italy và Hàn Quốc đã gia nhập AIIB, đối thủ tiềm năng của Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang cho biết ông sẽ phải xác minh lại việc có đúng Philippines thực sự muốn tham gia AIIB không, nếu thật thì đó là một việc tốt.
Theo ước tính của ADB, Philippines - nền kinh tế lớn thứ năm ở Đông Nam Á sẽ cần khoảng 127 tỉ USD trong giai đoạn 2010 - 2020 để đáp ứng các nhu cầu xây dựng hạ tầng trong nước.
Khi được hỏi liệu những tranh chấp trên Biển Đông có ảnh hưởng tới việc trở thành thành viên hay khả năng được vay tiền từ AIIB của Philippines không, ông Lu Kang nói: “Các hoạt động của AIIB sẽ tuân thủ hiến chương do các thành viên AIIB đồng thuận trên cơ sở tham vấn”.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Thực hư tin Trung Quốc tung 5.000 bộ binh "tràn vào Syria"

Thông tin bất ngờ từ truyền thông phương Tây nói rằng Trung Quốc đã sẵn sàng cho 5.000 bộ binh của nước này "đổ" vào Syria.

Thực hư tin Trung Quốc tung 5.000 bộ binh "tràn vào Syria"

Thông tin này xuất hiện trên The EU Times, tờ báo có trụ sở tại châu Âu, hôm 28/12 vừa qua.
Bài báo nói rằng một báo cáo bị rò rỉ của Bộ quốc phòng Nga đã hé lộ "cơn ác mộng tồi tệ nhất" của Tổng thống Mỹ Barack Obama, khi Bộ quốc phòng Trung Quốc đã thông qua quyết định triển khai 5.000 binh sĩ tinh nhuệ nhất của nước này "tràn vào" vùng chiến sự Levant, Syria.
Theo đó, những lực lượng đặc nhiệm đáng sợ của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) như đội "Hổ Đông Bắc" của quân khu Thẩm Dương và "Hổ đêm" của quân khu Lan Châu được cho là sẽ hiện diện trên chiến trường Syria.
Nguồn tin trên cũng cho hay, "báo cáo rò rỉ của Nga" khẳng định động thái can thiệp quân sự đầy bất ngờ của Bắc Kinh vào cuộc chiến ở Syria được đưa ra sau khi Quốc hội Trung Quốc thông qua đạo luật chống khủng bố đầu tiên của nước này hôm 27/12.
Luật chống khủng bố mới sẽ cho phép PLA tham gia các chiến dịch chống chủ nghĩa khủng bố ở nước ngoài.
Bài viết trên EU Times cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thực hiện cam kết mà ông nêu ra với Tổng thống Nga Vladimir Putin, rằng Bắc Kinh sẽ hợp tác và đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế.
Cũng theo "báo cáo", động cơ chủ yếu nhất thúc đẩy Trung Quốc "tung quân" vào Syria là bởi quốc gia này đang đối diện với mối đe dọa an ninh đến từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và Cơ quan tình báo quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (MIT).
Tuy nhiên, thông tin của EU Times trên thực tế được dẫn lại từ một bài viết của trang whatdoesitmean.com, một website thường xuyên đăng tải các thông tin thất thiệt đến mức chính những độc giả thường tìm hiểu "thuyết âm mưu" cũng không thể tin nổi.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc dường như không hề biết đến việc "động binh rầm rộ" của chính quân đội nước mình.
Không một bài báo nào liên quan đến việc PLA triển khai bộ binh ở Syria được báo chí nước này đăng tải, còn Lầu Bát Nhất cũng không hề lên tiếng xác nhận hay đính chính thông tin nêu trên.
Hôm 10/10, tờ Cankaoxiaoxi do hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã chủ quản đã "gián tiếp xác nhận" thông tin từ trang StrategyPage (Mỹ) về sự hiện diện của đặc nhiệm Trung Quốc ở Trung Đông, bao gồm Syria, nhưng chỉ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các quan chức ngoại giao.
Tuy vậy, không thể phủ nhận thực tế rằng lợi ích của Trung Quốc đang ngày càng trở nên rõ rệt hơn ở Syria, theo đánh giá của nhà báo kỳ cựu người Mỹ Seymour Hersh.
Theo ông Hersh, Bắc Kinh "đã cam kết đầu tư 30 tỉ USD vào công cuộc tái thiết Syria sau chiến tranh" và xem IS như một mối đe dọa, đặc biệt khi tổ chức này ủng hộ những phần tử Hồi giáo cực đoan Duy Ngô Nhĩ ở miền Tây Trung Quốc.
Nhà báo Hersh nói với RT (Nga), nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã tới Thổ Nhĩ Kỳ qua đường Kazakhstan và sau đó "xâm nhập vào Syria để chiến đấu (trong các lực lượng cực đoan)".
"Điều mà người Trung Quốc đặc biệt cảm thấy bị đe dọa là việc IS, vốn là bậc thầy trong chiến đấu nhóm nhỏ, đã huấn luyện các nhóm người Duy Ngô Nhĩ và đưa họ trở lại Trung Quốc, nơi những người này có thể tiến hành các hoạt động khủng bố.
Bắc Kinh xem đó là mối đe dọa rất lớn..." nhà báo người Mỹ đánh giá.
Cho đến nay, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận mọi thông tin về sự can thiệp quân sự của PLA vào chiến sự Syria.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Tại sao Trung Quốc ban hành Luật chống khủng bố?

Cơ quan lập pháp của Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố đầu tiên của nước này vào ngày 27/12 góp phần tạo hành lang pháp lý để Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia vào các nhiệm vụ chống khủng bố ở nước ngoài.

Bộ luật này sẽ tạo ra các nguyên tắc cơ bản về hoạt động chống khủng bố và để tăng cường các biện pháp phòng ngừa, trừng phạt khi các phòng ban có thể hợp tác với các chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong việc tổ chức các cuộc đối thoại chính sách, trao đổi trên thông tin tình báo, thực thi luật pháp và điều ước quốc tế .
Theo ông Evgeny Grigoryevich Zaytsev, Đại học quốc gia Moscow thì hành động như vậy không biểu thị bất cứ điều gì bất thường.
tai sao trung quoc ban hanh luat chong khung bo
Ông Grigoryevich Zaytsev nói: “Luật này đã được thảo luận trong một thời gian dài; kể từ tháng 10 năm ngoái và Trung Quốc đã có thể đưa vào các điều khoản chi tiết khác nhau vì vậy bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng các quyền lợi của Trung Quốc sẽ không được phép xảy ra”.
Theo ông, những quy định ở phương Tây cho rằng doanh nhân Trung Quốc bị hạn chế quyền truy cập các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến khi làm việc. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích đó chỉ là một vấn đề công việc và nó sẽ được giải quyết. Luật mới là một nỗ lực của các cơ quan lập pháp nhà nước để bảo vệ lợi ích của họ và lợi ích của công dân.
Nói về lý do tại sao Trung Quốc đã quyết định đưa ra luật này, nhà phân tích này cho biết: “Các bộ tộc Hồi giáo chắc chắn là một yếu tố quyết định nhất. Mặc dù thực tế cho thấy rằng Trung Quốc đã thành công và luôn giải quyết vấn đề bằng cách ổn định tình hình ở Tân Cương; tuy nhiên, thời gian khó khăn này ở Iran, Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy các bộ tộc Hồi giáo hành động nhiều hơn. Dễ hiểu khi cho rằng một số phần tử dân tộc Hồi giáo Uighur đã định cư ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà họ trải qua quá trình đào tạo khủng bố. Sau khi “tốt nghiệp” họ trở lại và bắt đầu nhiệm vụ của mình”.
Việc áp dụng luật chống khủng bố tại Trung Quốc, theo ông, là một cách để các nhà chức trách Trung Quốc tiếp tục làm việc để củng cố đất nước.
Trong tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng chỉ trích dự luật này. Theo ông, nó sẽ buộc các công ty nước ngoài, bao gồm cả những người Mỹ phải chuyển thông tin mật cho chính phủ Trung Quốc cũng như tạo ra cơ chế để do thám và giám sát tất cả người dung”. Ông Obama kêu gọi Bắc Kinh thay đổi các quy định của dự luật, nếu họ muốn hợp tác với Hoa Kỳ.
Grigoryevich Zaytsev cho rằng như vậy là vô lý: “Tôi không nghĩ rằng Mỹ sẽ đi đến bất kỳ biện pháp trừng phạt nghiêm trọng nào của hợp tác kinh tế với Trung Quốc về hành vi vi phạm này. Tuy nhiên, họ sẽ sử dụng các hạt động khiêu khích. Ví dụ, trong mùa Công giáo Giáng sinh này Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh lan truyền thông tin rằng có một mối đe dọa khủng bố có thể tấn công và an ninh được lập lên nơi có các cơ quan ngoại giao. Ngay sau khi tuyên bố này được phát đi bởi Hoa Kỳ, đồng minh thân cận nhất của họ là Úc và Vương quốc Anh cũng lan truyền thông tin như vậy. Họ đã cố gắng để tạo ra không khí bất ổn”.
Tuy nhiên, ông Grigoryevich Zaytsev lưu ý rằng các nhà chức trách Trung Quốc đáp trả hành động khiêu khích như vậy một cách bình tĩnh: họ chỉ đơn giản là tăng cường các cuộc tuần tra và cảnh báo các mối nguy hiểm thường lệ.
Tuy nhiên như các nhà phân tích nhấn mạnh, Mỹ có thể tiếp tục hành động khiêu khích nhỏ như vậy để khuấy động Trung Quốc hơn nữa.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317

Trung Quốc đã đưa chiến đấu cơ J-20 vào sản xuất?

Tân Hoa Xã mới đăng tải một bức ảnh của J-20 trong màu sơn vàng với số hiệu trên thân máy bay là 2101, khác hoàn toàn theo kiểu đánh số trước đây là 20XX (ví dụ 2001, 2002,...2015). Tuy nhiên, Tân Hoa Xã không khẳng định mẫu máy bay này đã đi vào sản xuất đại trà.
Hình ảnh mới bị lộ của J-20
Nếu Trung Quốc có thể sản xuất ngay J-20 vào 2016, đây sẽ là một kỉ lục về phát triển chiến đấu cơ. Ngay như Mỹ cũng mất tới 16 năm để đưa tiêm kích tàng hình F-22 Raptor vào phục vụ, kể từ khi nó bay thử lần đầu tiên năm 1998 và con số này của F-35 cũng là 15 năm. Đối với Nga, mặc dù nhanh hơn Mỹ, nhưng nước này cũng sẽ phải mất tới 6 năm phát triển và hoàn thiện, nếu đưa chiến đấu cơ thế hệ 5 T-50 của mình vào phục vụ đúng kế hoạch trong năm 2016. 
J-20 sẽ trở thành chiếc máy bay thế hệ 5 đầu tiên của Trung Quốc, tuy nhiên, chưa có bất kì thông tin xác thực nào về mẫu máy bay này được tiết lộ. Theo truyền thông Trung Quốc, Bắc Kinh hiểu sự cần thiết của việc chế tạo một động cơ đủ tin cậy cho J-20 như F119 và F135 của 2 tiêm kích F-22 và F-35, tuy nhiên, hiện các công việc chế tạo vẫn chưa đạt được kết quả như ý.
Trung Quốc gần đây đã đạt được thoả thuận mua 24 chiếc Su-35S của Nga, vốn sử dụng động cơ NPO Saturn AL-41F1S, có trang bị các buồng đốt phụ, giúp tăng cường khả năng tăng tốc. Điều này có thể giúp Trung Quốc mổ xẻ động cơ của Nga và học hỏi thêm công nghệ, mặc dù Moscow vẫn chưa thực sự hài lòng với AL-41F1S trên chiến đấu cơ T-50.

Tạp chí National Interest thì đưa ra nhận định rằng, ngay cả khi không có động cơ mới, J-20 vẫn có thể làm được tốt các nhiệm vụ hỗ trợ các máy bay do thám, máy bay chở nhiên liệu, máy bay cảnh báo sớm, cũng như đặc biệt là làm quân đội Mỹ lo ngại.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317


“Nữ hoàng điện” Trung Quốc chuyển công tác khó hiểu

Báo South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 30-12 đưa tin bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, đã từ chức chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển Điện năng mới.

Quyết định từ chức có hiệu lực hôm 30-12 và người thay chỗ bà Lý là ông Vương Băng Hoa.
Bà Lý - 54 tuổi, được mệnh danh là “nữ hoàng điện lực” Trung Quốc - từ chức để chuyển sang làm Phó chủ tịch Công ty Điện lực Đại Đường (CDT), theo quyết định hồi tháng 7-2015 của Ủy ban Hành chính và Giám sát Tài sản công (SASAC). Bà cũng được phân công phụ trách công tác đảng trong công ty điện lực thuộc hàng lớn nhất Trung Quốc này.

Bà Lý Tiểu Lâm. Ảnh: SCMP
Bà Lý Tiểu Lâm. Ảnh: SCMP

Bà Lý từng làm phó chủ tịch Công ty Đầu tư Điện năng Trung Quốc (CPI). Trong 12 năm công tác ở đây, bà có ảnh hưởng rất lớn nhờ nền tảng gia đình tốt. CPI vừa hợp nhất với Cơ quan Công nghệ năng lượng hạt nhân quốc gia thành Tập đoàn Đầu tư điện năng quốc gia vào tháng 7 qua, với tổng tài sản gần 700 tỉ nhân dân tệ.
Thời điểm đó, những người làm trong ngành điện đều ngạc nhiên vì tưởng rằng SASAC sẽ bổ nhiệm bà Lý làm quản lý cấp cao của Tập đoàn Đầu tư Điện năng quốc gia.
Hiện chưa rõ việc bà Lý chuyển công tác có phải là dấu hiệu nhắm vào cha bà hay không. Hồi tháng 10-2015, một số báo tiếng Anh đưa tin bà Lý Tiểu Lâm có 2,48 triệu USD trong một tài khoản mật trong ngân hàng HSBC ở Thụy Sĩ nhưng bà không bình luận gì.
Anh trai bà Lý, ông Lý Tiểu Bằng, đang là tỉnh trưởng Sơn Tây vốn dồi dào than đá. Do đó, ông này cũng là nhân vật quan trọng trong ngành công nghiệp năng lượng Trung Quốc.
Hải Ngọc (Theo SCMP, BBC)

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317


Vực thẳm tài chính chờ đón kinh tế TQ trong năm 2016

Năm 2015 là năm Trung Quốc phải đối mặt với nhiều biến cố kinh tế nhất. Tuy nhiên, đây có lẽ vẫn chưa phải là năm tệ nhất với Trung Quốc nếu như nhìn vào tương lai ảm đạm của nước này trong năm 2016. Một chuỗi các thách thức lớn chưa từng có đang chờ đón kinh tế Trung Quốc, mà trong đó thách thức lớn nhất là một vực thẳm tài chính sâu hun hút.
Thời điểm giữa tháng 11.2015 vừa qua là thời điểm đánh dấu tròn ba năm cầm quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào giữa tháng 11.2012. 
Nó đồng thời cũng đánh dấu cho sự kết thúc cho năm 2015, năm cuối cùng trong kế hoạch kinh tế5 năm của Trung Quốc (2011-2015). Nhưng, thời điểm mà nhiều quan chức Trung Quốc gọi là “song hỷ lâm môn” đó lại không hề đáng để vui mừng chút nào.
 Vực thẳm tài chính chờ đón kinh tế TQ trong năm 2016 - 1
Ảnh minh họa
Năm 2015 có lẽ là năm Trung Quốc phải đối mặt với nhiều biến cố kinh tế nhất trong rất nhiều năm trở lại đây, và có lẽ đây cũng sẽ là năm kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng chậm nhất, dự kiến chưa đến 7%. Tuy nhiên, năm 2015 có lẽ vẫn chưa phải là năm tệ nhất với Trung Quốc nếu như nhìn vào tương lai ảm đạm của nước này trong năm 2016. Một chuỗi các thách thức lớn chưa từng có đang chờ đón kinh tế Trung Quốc, mà trong đó thách thức lớn nhất là một vực thẳmtài chính sâu hun hút.
Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ thế giới phải thừa nhận rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất nước này kể từ sau Đặng Tiểu Bình. Nhưng nếu hỏi rằng ông Tập có phải là một người may mắn hay không, thì câu trả lời là: chưa chắc. Ông Tập lên nắm quyền đúng vào thời điểm không mấy dễ chịu. Xét trên khía cạnh kinh tế, đó là thời điểm Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại sau khoảng ba mươi năm phát triển với tốc độ rất cao, và đang có nhu cầu thúc bách là cần đổi mới mô hình tăng trưởng vốn là một việc cực kỳ khó khăn.
So về may mắn, thì người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào may mắn hơn nhiều, khi thời gian ông này cầm quyền là khoảng thời gian tươi đẹp cuối cùng của nền kinh tế trước khi tăng trưởng chậm lại. Chính vì thế, những vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc cứ dần dần tích tụ lại, để rồi bùng nổ vào đúng thời gian ông Tập nắm quyền. Chúng ta có thể điểm qua những thách thức chủ đạo với kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 để thấy rõ điều đó.
Thứ nhất là những bất ổn tiền tệ. Đồng USD tăng giá sau khi cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất hồi giữa tháng 12.2015 được xem là cú sốc lớn nhất với hệ thống tài chính tiền tệ Trung Quốc trong năm 2016. Nó sẽ tác động trực tiếp đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, tăng áp lực giảm phát, ảnh hưởng xấu đến thu nhập của các doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, nó cũng tăng sức nặng của gánh nợ công trên vai các doanh nghiệp Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, nợ nước ngoài sắp đáo hạn của các doanh nghiệp nước này là khoảng trên 1,1 ngàn tỉ USD, và đồng USD tăng giá có thể khiến số nợ này tăng lên đáng kể.
Đồng USD tăng giá cũng đang đẩy mạnh thêm xu hướng chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi Trung Quốc. Xu hướng này đang ngày càng gia tăng trong vài năm gần đây theo cấp số nhân. Vào ba tháng cuối năm 2014, khoảng 91 tỉ USD bị rút khỏi thị trường Trung Quốc; ba tháng sau đó tức ba tháng đầu năm 2015, con số này tăng lên gần 210 tỉ USD; còn ở thời điểm hiện tại khi năm 2015 sắp trôi qua, thì có tới hơn 500 tỉ USD bị rút ra khỏi Trung Quốc trong bốn tháng cuối năm. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài bị rút khỏi Trung Quốc trong năm 2015 có lẽ lên tới cả ngàn tỉ USD chứ không ít. Và có trời mới biết được với việc đồng USD tăng giá, con số này trong năm 2016 sẽ tăng lên bao nhiêu.
Trong bối cảnh khó khăn đó thì bản thân nội tại nền kinh tế Trung Quốc cũng có không ít quả bom tài chính. Lớn nhất là thị trường bất động sản khổng lồ đang ế ẩm. Theo ước tính có khoảng 50 triệu căn hộ đang bị bỏ không tại nước này, và nó đang đóng băng một lượng tiền khổng lồ.
Chỉ tính riêng các khoản vay liên quan đến bất động sản tại bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã lên tới 364 tỉ USD. Trong bối cảnh dòng tiền rút ra khỏi Trung Quốc đang tăng chóng mặt, thì sức ép phải khai thông bế tắc thị trường bất động sản lại càng tăng lên. Vấn đề thị trường bất động sản đóng băng nghiêm trọng đến mức Chính phủ Trung Quốc đã phải đặt nó lên hàng đầu trong số các vấn đề cần giải quyết trong năm 2016, khi thị trường bất động sản được dự báo sẽ là quả bom thứ hai sau quả bom nổ ở thị trường chứng khoán hồi tháng 8 vừa qua.
Một quả bom khác cũng lớn không kém là hệ thống ngân hàng. Cho đến giờ, kênh cung cấp tín dụng lớn nhất ở Trung Quốc vẫn là hệ thống ngân hàng, từ các doanh nghiệp nhà nước cho đến doanh nghiệp tư nhân đều vay vốn từ các ngân hàng, một phần khác là từ nguồn vốn vay nước ngoài. Điều này tăng lên sau khi một kênh huy động tín dụng khác là thị trường chứng khoán sụp đổ hồi tháng 8.
Nhưng giờ đây áp lực lên hệ thống ngân hàng Trung Quốc mới thực sự lớn, khi nợ nần của các doanh nghiệp đang gia tăng do tỷ giá và kinh tế tăng trưởng chậm, nó đang làm giảm thanh khoản và sức ép dòng tiền thì tăng lên trông thấy. Nếu không được xử lý tốt, Trung Quốc có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính giống nước Mỹ năm 2007, khi hệ thống ngân hàng sụp đổ.
Như ta đã thấy, phần lớn các thách thức chủ đạo của kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 sắp tới là liên quan đến lĩnh vực tài chính. Chưa bao giờ sức ép tài chính lại dữ dội và đến vào cùng một thời điểm như thế vào năm 2016. Để giúp các doanh nghiệp đang cần tiền trả nợ nước ngoài sắp đáo hạn, để giúp bù đắp những lỗ hổng trên thị trường do việc các doanh nghiệp nước ngoài rút vốn đầu tư, để giúp khai thông thị trường bất động sản đang đóng băng, và để giúp hệ thống ngân hàng trong vấn đề thanh khoản, chỉ có một giải pháp duy nhất là chính phủ Trung Quốc phải bơm tiền để cứu vãn tình hình và dĩ nhiên là bằng USD.
Áp lực tài chính tổng hợp này đang không khác gì một vực thẳm sâu hun hút, đe dọa bào mòn hệ thống bảo hiểm của Trung Quốc vốn là quỹ dự trữ ngoại tệ của nước này. Chỉ tính riêng trong việc bù đắp những tổn thất do đồng USD tăng giá, Trung Quốc dự kiến sẽ phải chi 100 tỉ USD mỗi tháng để giải quyết tình hình.
Đó là chưa kể đến nguồn tiền cần thiết để khai thông thị trường bất động sản và giúp hệ thống ngân hàng tăng mức đề kháng. Cùng với đó là mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ Trung Quốc đặt ra trong 5 năm từ 2016 đến 2020 ở mức 6,5% mỗi năm. Để làm được điều đó Trung Quốc sẽ vẫn phải tăng cường đầu tư cả ở thị trường nội địa lẫn đầu tư ra nước ngoài, đồng nghĩa với việc lại cần một khoản chi phí khổng lồ nữa.
Và vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là quỹ dự trữ ngoại tệ của nước này không phải là cái bao không đáy. Nó đã sụt xuống chỉ còn 3.500 tỉ USD sau khi chính phủ Trung Quốc bơm 500 tỉ USD ra cứu thị trường chứng khoán hồi tháng 8. Việc dòng vốn đầu tư nước ngoài rút ồ ạt khỏi Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến quỹ dự trữ, khi một phần trong quỹ dự trữ là dòng tiền nóng đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu.
Và khi mà nhu cầu tài chính của Trung Quốc trong năm 2016 được dự báo là cao nhất trong hàng chục năm qua, thì hẳn cái bao dự trữ ngoại tệ này sẽ bị bào mòn đáng kể. Còn nếu như chính phủ Trung Quốc không muốn mạo hiểm dùng quá nhiều từ quỹ dự trữ, thì họ sẽ phải chấp nhận những thiệt hại kinh tế cũng không hẳn là nhỏ trong năm 2016.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons