Vào giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, Bắc Kinh đang trên con đường hiện đại hóa quân đội và gia tăng khả năng tác chiến tầm xa. Do đó, nước này rất muốn mua được các máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất của Liên Xô là Tu-160 mà Ukraine được chia, sau khi Liên bang Xô viết tan rã.
Vào thời điểm đó, quân đội Ukraine được “thừa kế” tới 25 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và 19 chiếc Tu-160, cũng với hàng nghìn quả tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-55 Raduga, có tầm phóng lên tới 3.000km.
Bắc Kinh đã cử một phái đoàn đến Kiev để mua vài chiếc “Thiên Nga Trắng”. Khi đó, Trung Quốc đang có khả năng tài chính hùng hậu, ngược lại Ukraine lại rất “khát” tiền. Do đó, kế hoạch này có tính khả thi rất cao. Tuy nhiên, ý định của Trung Quốc đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của Mỹ. Washington đã buộc Kiev phải phá hủy những chiếc máy bay này, không được bán cho Trung Quốc và thậm chí là cả Nga.
Chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ của Nga đã phân tích các sự kiện liên quan đến việc phá hủy các máy bay ném bom chiến lược này và những khía cạnh mới, được các trang mạng của Trung Quốc nêu lên trong giai đoạn này.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Liên Xô có phạm vi tác chiến xa, lượng bom đạn lớn và khả năng phóng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân xa hàng nghìn km
Vị chuyên gia Nga cho rằng, sự quan tâm của Trung Quốc đến loại máy bay ném bom chiến lược này là điều rất dễ hiểu, bởi khi đó, Bắc Kinh mới chỉ sở hữu các máy bay ném bom H-6, là phiên bản nội địa hóa của máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô, có tầm bay chưa tới Guam.
Để đến khu vực phóng tên lửa vào lãnh thổ nước Mỹ, máy bay ném bom của Trung Quốc phải bay qua chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, nơi có rất nhiều các mối đe dọa từ phía các máy bay chiến đấu và tàu chiến, với hệ thống phòng không siêu mạnh của Mỹ hiện diện ở những vùng biển này.
Nếu Trung Quốc muốn sở hữu một máy bay ném bom có khả năng tấn công vào Hoa Kỳ, thì chiếc phi cơ Tu-160 là sự lựa chọn hoàn hảo bởi tốc độ siêu âm, tầm bay xa, tải trọng bom đạn lớn, có khả năng phóng các tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân xa hàng nghìn km.
Đánh giá được sự nguy hiểm nếu Bắc Kinh sở hữu loại máy bay này, Washington đã sử dụng những viễn cảnh tươi sáng về chính trị và hứa hẹn lợi ích kinh tế trước mắt, cùng với các cam kết an ninh để buộc Kiev phải phá hủy những chiếc Tu-160, mỗi chiếc trị giá hàng trăm triệu USD.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga phóng tên lửa hành trình Kh-555 vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria
Bắt đầu từ năm 1998 đến 2001, Kiev đã lần lượt phá hủy tới 10 chiếc Tu-160. Chỉ có một chiếc Tu-160 được đưa vào viện bảo tàng cùng với 8 chiếc khác được Nga mua về bằng thỏa thuận đổi máy bay lấy khí đốt là không chịu chung số phận.
Trước đây Trung Quốc đã không thể thực hiện được giao dịch này với Ukraine, sau này Bắc Kinh cũng không thực hiện được ý định này với Moscow. Nguyên nhân bởi vì đã từ lâu Nga không còn sản xuất máy bay Tu-160 và chỉ thực hiện các công việc sửa chữa và hiện đại hóa 16 máy bay hiện có.
Những chiếc Tu-160 phiên bản mới nhất đã được sử dụng để phóng tên lửa hành trình Kh-555 vào các vị trí của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS trong thời gian Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Syria vừa qua và nó vẫn thể hiện được tính năng hết sức ưu việt.
Đã có thông tin không quân Nga khen ngợi loại máy bay này và có ý định nối lại quá trình sản xuất để có thêm 50 máy bay phiên bản nâng cấp Tu-160M. Tuy nhiên, dù dây chuyền sản xuất có được tái khởi động thì Moscow cũng không bao giờ bán loại “quốc bảo” này cho Bắc Kinh.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét