Khác với sự linh hoạt trên vũ đài chính trị của các cựu nguyên thủ phương Tây, lãnh đạo Trung Quốc sau khi về hưu hầu như không có cơ hội ra khỏi biên giới quốc gia.
Quy tắc bất thành văn của Bộ chính trị Trung Quốc?
Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) hôm 24/12 phân tích, cuộc chiến chống tham nhũng đã là một trong những trọng tâm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi lên nằm quyền năm 2012.
Chiến dịch "đả hổ đập ruồi" bên cạnh việc trở thành biểu tượng cá nhân ông Tập, còn được Bắc Kinh tuyên bố là "không có vùng cấm", không né tránh các cựu lãnh đạo đã về hưu của nước này.
Các vụ "ngã ngựa" của cựu Ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang hay 2 cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng là những điển hình.
Trong một hội nghị của Bộ chính trị Trung Quốc tháng 6/2014, ông Tập đã khẳng định quyết liệt rằng "đấu tranh với tham nhũng thì sống chết hay danh dự cá nhân đều không quan trọng".
Đồng thời với nỗ lực thanh lọc bộ máy quan chức, Tập Cận Bình cũng đối diện với nguy cơ "hổ vồ ngược", tức khả năng bị các nhóm lợi ích hoặc các quan tham bị đe dọa tìm cách chống đối.
Để đề phòng mối nguy đến từ các thế lực chống đối, FP cho rằng ông Tập đang thực hiện theo chiến thuật của những người tiền nhiệm là dựa vào những quy tắc bất thành văn nhưng đầy sức mạnh, đã tồn tại nhiều thập kỷ trong giới lãnh đạo Trung Nam Hải.
Theo tạp chí Mỹ, các cựu Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc - những người từng nắm nhiều quyền lực và cả những thông tin "thâm cung bí sử" - sẽ không được phép xuất cảnh khỏi quốc gia này nếu chưa được sự chấp thuận từ cơ quan chuyên trách.
Quy tắc này được áp dụng đối với gần như tất cả các chinh khách cấp cao của Trung Quốc, bao gồm 2 cựu lãnh đạo tiền nhiệm của Tập Cận Bình là các ông Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân.
Trung Nam Hải có những quy định chặt chẽ về việc "xuất ngoại" của các thành viên Bộ chính trị. (Ảnh minh họa: Xinhua)
Lý do Bắc Kinh hạn chế cựu thành viên Bộ chính trị "xuất ngoại"
Theo FP, một chuyên gia Trung Quốc giấu tên tiết lộ quy định bất thành văn nói trên được thực hiện nghiêm ngặt đến mức số trường hợp cựu Ủy viên Bộ chính trị nước này ra nước ngoài sau khi nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông qua đời (1976) chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Giáo sư David Lampton thuộc Viên nghiên cứu quốc tế cao cấp, Đại học Johns Hopkins, Mỹ cũng thừa nhận thông tin trên: "Tại Trung Quốc, các cựu lãnh đạo về cơ bản là không được rời khỏi đất nước."
Ngay cả đối với các thành viên Bộ chính trị Trung Quốc đương nhiệm, các quy định về quản lý việc "xuất ngoại" cũng hết sức ngặt nghèo.
Họ không thể đi nước ngoài nhiều hơn 1 lần trong năm, trừ trường hợp công tác. Những chuyến công du nước ngoài cũng thường được tiến hành chỉ trong khuôn khổ 3-5 ngày, theo quy định được lập ra vào năm 1989.
Theo Lampton, truyền thông quốc tế đến nay vẫn không thể xác định được có một quy định nào của Trung Nam Hải liên quan tới vấn đề xuất cảnh của các cựu lãnh đạo Trung Quốc hay không.
"Giới chính khách cấp cao ở Trung Quốc bí ẩn giống như một chiếc hộp đen khổng lồ," học giả người Mỹ ví von.
Giáo sư Bạc Trí Dược, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại New Zealand thuộc Đại học Victoria, đồng thời là chuyên gia về giới lãnh đạo Trung Quốc, đoán rằng các cựu thành viên Bộ chính trị Trung Quốc "không sở hữu hộ chiếu cá nhân".
Theo ông Bạc, những quan chức lãnh đạo cấp cao nhất nước này sử dụng hộ chiếu công vụ được quản lý bởi Văn phòng trung ương - bộ phận phụ trách các vấn đề hành chính của Bộ chính trị cũng như tổ chức của chính phủ Trung Quốc.
"Nếu anh không có hộ chiếu thì hiển nhiên anh không thể ra nước ngoài," giáo sư Bạc nói.
Bên cạnh việc các cựu thành viên Bộ chính trị hiện nay có thể trở thành mục tiêu của chiến dịch "đả hổ" bất cứ lúc nào sau các tiền lệ Chu-Từ-Quách, ông Bạc cho rằng các nhà lãnh đạo đương nhiệm có lý do để kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của những tiền nhiệm.
"Những nhân vật đó (các cựu thành viên Bộ chính trị Trung Quốc) nắm trong tay nhiều bí mật, thậm chí có thể ảnh hưởng đến hình ảnh hiện tại của Bắc Kinh. Và nếu có biện pháp hiệu quả để kiểm soát các cựu lãnh đạo thì Trung Nam Hải chắc chắn sẽ làm như vậy."
Một lý do khác mà các lãnh đạo Trung Quốc về hưu phải "biến mất" hoàn toàn khỏi vũ đài chính trị quốc tế là để "tránh phân tán sự chú ý của truyền thông khỏi các lãnh đạo đương nhiệm", theo giáo sư khoa học chính trị Dương Đại Lực của trường Đại học Chicago, Mỹ.
Ông Dương cho rằng, sự quản lý các quan chức về hưu cũng nhằm hạn chế khả năng những người "đã về sau cánh gà" tạo ảnh hưởng lên các sự vụ quốc tế, làm lệch hướng chính sách đối ngoại mà Bắc Kinh theo đuổi trong từng thời điểm.
"Tại Mỹ, một cựu Tổng thống được xem là 'tài sản' giá trị. Còn ở Trung Quốc, trung ương không muốn những người về hưu trở lại can thiệp vào chính trị và cần giữ họ càng xa càng tốt," giáo sư Bạc Trí Dược bổ sung.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét