Các vũ khí Nga bán cho Trung Quốc tăng cường ưu thế của Bắc Kinh trong các cuộc tranh chấp Biển Đông.
2015 chứng kiến sự phát triển toàn diện của quan hệ Nga-Trung. Tuy những chương trình kinh tế đã không mang lại những kết quả như mong muốn đối với cả hai nước, nhưng cấm vận của phương Tây đã đẩy Nga hướng Đông, mà chính sách hướng Đông của Nga căn bản là chính sách Trung Quốc.
Trung Quốc là bên được lợi lớn trong quan hệ kinh tế Nga - Trung. Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc trong các năm 2014-2015 đã suy giảm.
Trung Quốc đã lợi dụng các khó khăn của Nga để thâm nhập vào những khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga ở Trung Á. Mục tiêu của Trung Quốc là tái định hình trật tự khu vực với vai trò chi phối của Bắc Kinh. Tham vọng mở rộng ảnh hưởng đang đẩy Trung Quốc đến chỗ xung đột lợi ích với Nga và gây ra sự thiếu tin cậy chiến lược giữa hai nước.
Lada là tàu ngầm thế hệ 4 của Nga, được thiết kế khắc phục những khiếm khuyết của tàu ngầm lớp Kilo, hải quân Nga đưa vào biên chế thay thế tàu Kilo
Nga thỏa thuận bán Su-35, S-400 và tàu ngầm Lada
Tuy vậy, khi Nga ngày càng bị cuốn vào khủng hoảng Ucraina và bị phương Tây cấm vận, Trung Quốc sẽ ngày càng củng cố thế tay trên trong quan hệ hợp tác quốc phòng với Nga.
Hãng thông tấn Đài Loan (CAN) ngày 9/12 đưa lại tin của TASS (Nga), cho hay Moscow đã hoàn tất một thỏa thuận bán cho Bắc Kinh 24 máy bay chiến đấu Su-35 trong vòng ba năm từ năm 2016 - 2018. Giá trị đơn hàng này lên đến 2 tỷ USD, bao gồm cả thiết bị dự phòng và các phương tiện hỗ trợ mặt đất.
Theo các chuyên gia, chính những yếu tố địa chính trị đã thúc đẩy hai nước ký kết hợp đồng. Chính mối căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ trước chính sách “xoay trục” và trên vấn đề Biển Đông đã khiến Bắc Kinh đẩy nhanh cuộc thương thuyết về hợp đồng mua máy bay Su-35, bắt đầu từ năm 2008. Hai loại chiến đấu cơ tàng hình “Made in China ” J-20 và J-31, tức là những loại máy bay có thể thay thế Su-35, phải mất vài năm nữa mới có thể sẵn sàng tác chiến.
Mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga sẽ có lợi cho Bắc Kinh ở ba điểm: Thứ nhất, với loại máy bay này, tầm hoạt động của không quân Trung Quốc trên Biển Đông sẽ được mở rộng rất nhiều. Su-35 có thể cất cánh từ các phi đạo ngắn, cho nên có thể được triển khai trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng. Thứ hai, Su-35 hoàn toàn có đủ khả năng đối đầu với chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ, dự trù được triển khai ở Biển Đông. Đặc biệt hệ thống radar trên Su-35 có thể phát hiện các chiến đấu cơ phản lực trong phạm vi 400 km và phát hiện các máy bay tàng hình như F-35 trong phạm vi 90 km. Chưa kể Su-35 có thể mang theo 14 loại vũ khí. Thứ ba, với hợp đồng mua Su-35, Trung Quốc sẽ tiếp nhận được những công nghệ cao cấp về radar và động cơ của loại máy bay này để sử dụng cho việc chế tạo các chiến đấu cơ nội địa mới, cũng như cải tiến hai chiến đấu cơ J-11 và J-16, được chế tạo dựa theo chiếc Su-27 mà Trung Quốc mua của Nga từ năm 1996.
Như vậy, Su-35 có thể sẽ giúp không quân Trung Quốc chiếm ưu thế ở vùng châu Á – Thái Bình Dương, trước hết là Biển Đông.
Hợp đồng bán chiến đấu cơ Su-35 cũng rất có lợi cho Nga vì Moscow hiện đang rất cần tiền cho các khoản chi tiêu ngày càng tăng trong nước cũng như ngoài nước. Một phần chính là nhu cầu tài chính đã thúc đẩy Nga tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc.
Theo chuyên gia quân sự Đài Loan Dương Chính Vệ, Trung Quốc mua Su-35 là nhằm mục tiêu bá chủ không gian trong khu vực và đối đầu với máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ được triển khai ở Okinawa. Dương Chính Vệ nhận định hiện tại các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Trung Quốc như J-11Bs và J-10A/B có thể đối phó tốt các máy bay F-15 và F-16 được triển khai bởi các nước láng giềng đang tranh chấp. Tuy vậy Trung Quốc muốn đi trước một bước để duy trì ưu thế trong bối cảnh các nước trong khu vực có thể sẽ trang bị F-35 và Mỹ hiện đang triển khai F-22 tại Nhật Bản. So với máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ và Su-27 cũng do Nga chế tạo thì Su-35 được xem là thế hệ 5 tiên tiến nhất của dòng máy bay phản lực tàng hình chiến đấu do có hệ thống điện tử được nâng cao và tầm hoạt động xa. Việc Trung Quốc dự định triển khai 24 máy bay chiến đấu Su-35 ở tỉnh ven biển Chiết Giang sẽ cân bằng các mối đe dọa từ các máy bay F-22 được Mỹ triển khai tại căn cứ không quân Kadena ở Okinawa.
Xét về tác động đối với an ninh của Đài Loan, Dương Chính Vệ cảnh báo rằng thậm chí nếu Đài Bắc mua F-35 của Mỹ thì lợi thế tàng hình của F-35 sẽ bị giảm sút đáng kể do các tính năng hiện đại của Su-35. Đài Loan sẽ khó giành được ưu thế trên không trong tương quan với Trung Quốc. Với các mối đe dọa tiềm ẩn từ một hạm đội Su-35 mới của Trung Quốc, Đài Loan phải tính toán kỹ để bảo toàn khả năng chiến đấu của mình nếu bị tấn công hơn là chỉ tập trung vào mua sắm máy bay chiến đấu tàng hình để chống lại máy bay của đại lục.
Theo Stephen Blank, chuyên gia cao cấp thuộc Hội đồng Chính sách đối ngoại Mỹ, trên Tạp chí nghiên cứu số 71 của Viện Nghiên cứu quốc tế hoàng gia Anh, Nga từng chủ trương không bán cho Trung Quốc các hệ thống vũ khí tốt hơn vũ khí bán cho Ấn Độ. Tuy nhiên, chính sách này của Nga sẽ bị phá vỡ khi dự kiến Nga sẽ bán cho Trung Quốc tàu ngầm lớp Lada, máy bay Su-35 và hệ thống phòng vệ tên lửa S-400.
Dù vì lý do gì, việc Nga bán các loại vũ khí hiện đại cho Trung Quốc sẽ tác động lớn đến cán cân quân sự ở khu vực, tăng cường ưu thế của Bắc Kinh trong các cuộc tranh chấp Biển Đông./.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét