Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Nhiều tập đoàn lớn Trung Quốc bị phát hiện gian lận

Kiểm toán phát hiện một số tập đoàn nhà nước hàng đầu của Trung Quốc cố tình báo cáo sai doanh thu và lợi nhuận, trong khi một số ngân hàng quốc doanh rót vốn cho cho các dự án không đạt yêu cầu, trong bối cảnh chính phủ nước này đang tăng cường chống tham nhũng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Bloomberg.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Bloomberg.
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
14 công ty nhà nước, bao gồm tập đoàn điện lực quốc gia, Cosco, China Southern Power Grid bị phát hiện báo cáo doanh thu sai lệch tới 4,8 tỷ USD và lợi nhuận sai lệch 19,4 tỷ USD, theo báo cáo năm 2014 của Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc. 

Trong năm ngoái, kiểm toán nhà nước Trung Quốc tập trung vào những sai phạm trong việc phê duyệt, phân bổ và quản lý vốn nhà nước, cũng như tài sản và nguồn lực của các doanh nghiệp quốc doanh. 

Báo cáo này được đưa ra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành đã khiến khoảng 100.000 quan chức nước này bị “sờ gáy”, theo Bloomberg.

Việc thiếu trách nhiệm và các sai phạm khi đưa ra quyết định đã khiến các công ty này lãng phí khoảng 260 triệu USD và gây thiệt hại khoảng 5,6 tỷ USD riêng trong năm 2014.    

Ngành tài chính Trung Quốc cũng bị phát hiện có nhiều sai phạm, trong đó Bank of Communications, China Development Bank, và China Export & Credit Insurance được cho là đã phê duyệt những khoản vay “có vấn đề” với tổng giá trị 2,7 tỷ USD.

Từ khi lên nắm quyền, ông Tập nhiều lần tuyên bố tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc đối mặt. Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng mô hình kinh tế của nước này tạo điều kiện thuận lợi cho tham nhũng. 

Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc được biết đến với các khoản đầu tư kém hiệu quả, gây lãng phí, và tạo cơ hội cho tham nhũng lan tràn.
 
Theo Diệu Minh

Bắc Kinh đổ lỗi cho Tokyo "chưa sẵn sàng" khi Trung Quốc trỗi dậy

"Việc Nhật Bản chưa sẵn sàng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc là vấn đề chính giữa hai nền kinh tế lớn của châu Á" - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đổ lỗi ngược cho Tokyo trong một phát biểu cuối tuần qua .

Ngoại trưởng Vương Nghị. (Ảnh:
Ngoại trưởng Vương Nghị. (Ảnh: SCMP)

Phát biểu trước các nhà ngoại giao và học giả tại một diễn đàn về đối ngoại thường niên tại Bắc Kinh cuối tuần qua, Ngoại trưởng Vương Nghị hối thúc giới lãnh đạo Nhật Bản: "tôn trọng các vấn đề lịch sử" và "cần hàn gắn mối quan hệ song phương" trong thời điểm kỷ niệm 70 năm chấm dứt Chiến tranh Thế giới II. 

"Vấn đề chính là việc liệu Nhật Bản có thể chấp nhận và hoan nghênh một Trung Quốc phát triển và đang trỗi dậy. Nhật Bản rõ ràng đã hưởng lợi từ sự phát triển của Trung Quốc song Nhật Bản lại không thể hiện sự tôn trọng ở nhiều khía cạnh. Đây vẫn là thử thách lớn đối với Nhật Bản. Liệu giới lãnh đạo của họ có dám nhìn lại lịch sử để hàn gắn thực sự với các quốc gia khác", Ngoại trưởng Vương Nghị nói. 

Tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã kêu gọi hai nước tăng cường trao đổi hơn nữa khi ông tiếp đón phái đoàn Nhật Bản sang thăm. 

Giới phân tích cho rằng đây là động thái nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước sau một thời gian có tranh chấp chủ quyền về biển đảo và bất đồng về quan điểm của Tokyo liên quan tới các vấn đề lịch sử. 

Nhận xét về phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc, Giáo sư Akio Takahara của Đại học Nhật Bản cho rằng ông Vương Nghị đã nói nhiều tới các lợi ích từ sự phát triển của Trung Quốc nhưng không nói thẳng về cả vấn đề phát triển quân sự, cũng như tác động của vấn đề này với các quốc gia láng giềng. 

"Tôi nghĩ ông ấy đang cố gắng bảo vệ quá trình trỗi dậy của Trung Quốc trong thời điểm có nhiều quốc gia quan ngại trước các hoạt động của nước này trên biển thời gian qua. Có vẻ như Ngoại trưởng Vương muốn các quốc gia khác tôn trọng Trung Quốc là một cường quốc", Giáo sư Takahara nhận định.
 

Bắc Kinh thổi phồng các chuyến bay do thám của Mỹ

Tướng Chen Xiaogong của Trung Quốc ngày 28/6 tố cáo rằng Không quân Mỹ đã tiến hành hơn 1.200 chuyến bay do thám ngay phía trên vùng biển gần lãnh hải của Trung Quốc trong năm 2014.

Máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ. (Ảnh:
Máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ. (Ảnh: Boeing)

Phát biểu trong một hội nghị về đối ngoại thường niên tại Bắc Kinh, Tướng Chen Xiaogong, thành viên Ủy ban Đối ngoại Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội), cho rằng các hoạt động do thám của Không quân Mỹ được tiến hành thường xuyên hơn cả giai đoạn Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, SCMP cho biết.  
 
"Các chuyến bay do thám của Mỹ nhằm vào Trung Quốc ở phía Đông Trung Quốc và Biển Hoa Nam (tên Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông) đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. So với năm 2009, các chuyến bay do thám của Mỹ đã tăng từ 260 chuyến lên hơn 1.200 chuyến trong năm ngoái. Ngoài ra, còn có hơn 300 chuyến bay do thám chỉ cách lãnh hải của Trung Quốc khoảng 50km", Tướng Chen Xiaogong nói. 

Thời gian qua, căng thẳng đã gia tăng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc ngang ngược tiến hành các biện pháp cải tạo đảo. Hồi tháng 5 vừa qua, tàu chiến của Hải quân Trung Quốc cũng đã "đối mặt" với một máy bay do thám của Mỹ tại Biển Đông.  

Tuy nhiên, cựu Đô đốc Gary Roughead, người từng giữ vị trí Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, cho rằng con số mà Trung Quốc được ra về các chuyến bay do thám của Mỹ đã bị "thổi phồng". 

"Chúng tôi phải có một lượng tàu chiến và máy bay đủ lớn mới có thể thực hiện được các chuyến bay do thám mà phía Trung Quốc đưa ra. Câu hỏi ở đây là làm thế nào và ở đâu mà họ có thể đếm được chi tiết các chuyến bay như thế... Liệu có phải họ tính toàn bộ các chuyến bay của chúng tôi trên không phận quốc tế hay họ coi vùng biển hay bầu trời đó đã là của họ?", cựu Đô đốc Gary Roughead nhấn mạnh. 

Trung Quốc "đe" sử dụng bom neutron nếu bị Mỹ tấn công

 Mạng tin Đa Chiều của Trung Quốc ngày 26/6 cho biết: Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã sở hữu bom neutron và có thể sử dụng như biện pháp cuối cùng trong trường hợp Mỹ phát động một cuộc chiến tranh

Hình minh họa (Ảnh:
Hình minh họa (Ảnh: Wantchinatimes)

Dẫn các giả thuyết trên những trang mạng của Trung Quốc, mạng tin Đa Chiều cho biết một quả bom neutron có thể thổi bay mẫu xe tăng chủ lực M1A2 Abrams của Mỹ và mẫu xe chiến đấu bộ binh M2A3 Bradley, cũng như toàn bộ binh sĩ mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào tới các loại xe này (?) 

Khi được thả xuống, một quả bom neutron sẽ phát ra lượng tia X và luồng neutron rất mạnh, có thể xuyên qua các vật cản và gây sát thương cho các binh sĩ. 

Đây là loại bom được phát triển nhằm sử dụng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Liên Xô và các nước Tây Âu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. 

Trước đây, Tướng Zhang Aiping, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, từng viết một bài thơ đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo hồi tháng 9/1977 ám chỉ tới việc Trung Quốc đã bắt tay vào nghiên cứu phát triển bom neutron chỉ vài tháng sau khi Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm loại bom này. 

Sau đó hai năm, Trung Quốc đã lần đầu tiên thử nghiệm loại bom neutron và tới tháng 9/1988, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công loại bom có sức công phá lớn này. 

Vẫn nhiều nghi vấn về định hướng AIIB

57 thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc lãnh đạo sẽ nhóm họp tại Bắc Kinh, Trung Quốc hôm nay 29/6.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) gặp gỡ quan khách các nước trong buổi lễ thành lập AIIB tại Bắc Kinh. (Ảnh: SCMP)
Tại cuộc họp này, các quốc gia thành viên sẽ cùng nhau trao đổi và ký kết các điều khoản hợp tác liên quan tới mức đóng góp của mỗi thành viên và tổng vốn hoạt động ban đầu của ngân hàng.
Tới nay, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Nhật Bản vẫn từ chối gia nhập tổ AIIB. Dù vậy, Bắc Kinh cho biết luôn sẵn sàng “để ngỏ cửa” với hai “ông lớn” này.
Theo báo Wall Street Journal, Chủ tịch đầu tiên của ngân hàng mới, ông Jin Liqun, là một cựu Thứ trưởng tài chính của Trung Quốc.
Các nước châu Á dự kiến sở hữu tới 75% cổ phần tại AIIB, trong khi các nước đến từ châu Âu và các khu vực khác sẽ sở hữu phần còn lại. Bắc Kinh được cho là có quyền phủ quyết đáng kể trong mọi quyết định chính, với hơn 25-30% cổ phần, Ấn Độ đứng thứ hai với 10-15% cổ phần.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc giữ ảnh hưởng quan trọng đối với chính sách chung gần đây đã làm dấy lên nhiều nghi vấn về định hướng của ngân hàng.
Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc đang hành động rất cẩn trọng. Philippines dự kiến sẽ tham gia buổi lễ hôm nay, nhưng không có ý định trở thành một thành viên sáng lập.
Báo South China Morning Post (SCMP) cho biết chủ tịch Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu Suma Chakrabarti mong muốn hợp tác với ngân hàng AIIB trong vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu và đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững.
Việc Trung Quốc cam kết giảm thiểu tình trạng quan liêu, nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ, đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ châu Âu, châu Úc và châu Á, cũng như góp phần đẩy nhanh tiến trình nhóm họp của AIIB.
Nghi Phương (tổng hợp)

Trung Quốc lại nổi đóa với Manila về bộ phim tài liệu Biển Đông

Bắc Kinh hôm nay tố cáo Manila “truyền bá thông tin sai lệch” và “tạo ảo tưởng” rằng Philippines là “nạn nhân” trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông...

Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham (Ảnh:
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham (Ảnh: Philstar)

Phần một của bộ phim có tên Karapatan sa Dagat (Chủ quyền biển) được phát sóng hôm 12/6 trên kênh truyền hình nhà nước PTV4, vào đúng dịp kỷ niệm quốc khánh Philippines.

Bộ phim tài liệu cáo buộc Trung Quốc khiến ngư dân Philippines mất cơ hội kiếm sống sau khi xâm chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012. Phim do Bộ ngoại giao, Văn phòng Tổng thống và Cơ quan thông tấn Philippines đồng sản xuất. 

Thông qua bộ phim, Manila muốn tuyên truyền tới khán giả cả nước về tranh chấp trên Biển Đông từ “góc nhìn lịch sử, kinh tế và luật pháp”, với nhiều cuộc phỏng vấn với những người nổi tiếng, cáo buộc Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải và tài nguyên. Philippines cũng muốn vận động sự ủng hộ của nhân dân với chính sách trên Biển Đông của Manila.
... Sự việc diễn ra sau khi Manila công chiếu bộ phim tài liệu gồm 3 tập công kích Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, cướp nguồn mưu sinh của ngư dân.
 
“Chính quyền Philippines âm mưu đánh lừa người xem, đồng thời đánh lạc hướng hòng nhận được sự đồng cảm, tạo cảm giác Manila là “nạn nhân” thông qua các chi tiết lừa dối”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay (29/6) chỉ trích trên trang web của bộ này. 

Bà Hoa ngang ngược nói rằng Manila đang muốn kích động nhân dân Trung Quốc và Philippines về tranh chấp trên Biển Đông.

Trong những tháng gần đây, Philippines thường xuyên lên án các hành động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Để trả đũa, Bắc Kinh tuần trước đổ ngược lỗi cho Manila, nói nước láng giềng Đông Nam Á "lôi kéo các nước khác vào tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông”. Trung Quốc còn nói rằng Philippines "thực hiện màn phô diễn lực lượng, cố ý thổi phồng không khí căng thẳng trong khu vực” (?) 

Động thái trên được Bắc Kinh đưa ra sau khi Philippines và Nhật tiến hành một cuộc tập trận chung gần vùng biển tranh chấp.

Nhưng ở phần cuối thông báo, phát ngôn viên Hoa lại... dịu giọng: “Trung Quốc và Philippinies là những người bạn lâu năm và những người hàng xóm tốt. Hai bên từng cho thấy khả năng xử lý đúng đắn và hợp lý các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông thông qua những cuộc tham vấn hòa bình”.

Gần đây, Trung Quốc đang có những hành động ngày càng hung hăng nhằm đẩy mạnh yêu sách chủ quyền phi lý với Biển Đông, khu vực giàu tiềm năng dầu khí và hàng hải. Mỹ cũng từng phản đối các hành động của Trung Quốc nhiều lần, khiến căng thẳng Trung - Mỹ dâng cao.

Phát biểu tại Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ 4 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 27/6 cũng lớn tiếng khẳng định rằng nước này "có chủ quyền không thể tranh cãi" với quần đảo Trường Sa (?) Và nếu Bắc Kinh  thay đổi lập trường này, đó là một điều đáng xấu hổ với tổ tiên (?)

Ngoại trưởng Trung Quốc vẫn ngang ngược khẳng định: Trung Quốc sẽ không thể thay đổi chủ trương đối với quần đảo Trường Sa, sẽ không đòi hỏi thêm hoặc bớt đi đối với chủ quyền trên các đảo chiếm đóng ở Trường Sa. "Bởi vì, nếu làm như vậy sau này sẽ không biết ăn nói với con cháu đời sao thế nào"(?)
Trúc Bạch 

Trung Quốc cưỡng chế Biển Đông, Mỹ sẽ không đứng nhìn

"Chúng ta đang chứng kiến ​​Trung Quốc cưỡng chế thay đổi hiện trạng Biển Đông - hành vi mà Mỹ và các đồng minh đều đồng lòng chống lại", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nói.

Reuters trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken gọi dự án của Trung Quốc cải tạo đảo với quy mô lớn ở Biển Đông, là "mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định" trong khu vực.

Ông nói rằng Mỹ không có vị trí tranh chấp trên Biển Đông, nhưng quan tâm mạnh mẽ tới diễn biến các hoạt động mà các bên liên quan đang theo đuổi, và quan tâm đến việc bảo đảm tự do hàng hải ở đây.
 
Trung Quốc đã cải tạo đảo với quy mô lớn trên Biển Đông
Trung Quốc đã cải tạo đảo với quy mô lớn trên Biển Đông
"Biện pháp cần làm tiếp theo đối với Trung Quốc và tất cả các bên liên quan là dừng ngay các hoạt động cải tạo và giải quyết mâu thuẫn theo các quy định của pháp luật", Reuters dẫn lời ông Blinken nói.
"Chúng ta đang chứng kiến ​​Trung Quốc cưỡng chế thay đổi hiện trạng Biển Đông - hành vi mà Mỹ và các đồng minh đều đồng lòng chống lại", Blinken cho biết trong một bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Chính sách An ninh Mỹ.
Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và nói rằng, nước này có mọi quyền để xây dựng trên các rạn san hô ở đó. Trong thời gian diễn ra Đối thoại Chiến lược Mỹ Trung tuần trước, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã hứa hẹn rằng, việc tự do hàng hải ở Biển Đông với kim ngạch thương mại trị giá 5.000 tỷ USD sẽ được đảm bảo.
Những lời phát biểu này đưa được ra trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ- Trung đang leo thang căng thẳng sau những hành vi ngày càng quyết liệt hơn của Trung Quốc và các cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào các máy tính của chính phủ Mỹ.
Hôm thứ Năm vừa qua (25/6), Giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ James Clapper tuyên bố, Trung Quốc là nghi phạm hàng đầu trong các cuộc tấn công an ninh mạng đối với Văn phòng Quản lý nhân sự, xâm nhập dữ liệu của hàng triệu người Mỹ.
Mạng CNET cho biết, đây là lần đầu tiên chính quyền Obama công khai cáo buộc Bắc Kinh trong việc tấn công an ninh mạng, nhưng ông Clapper cho biết vẫn đang tiến hành điều tra các cuộc tấn công mạng này. Phản ứng trước tuyên bố này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Kang gọi điều đó là "phi logic".
Trung Quốc từ lâu đã bị cáo buộc là nguồn gốc các cuộc tấn công mạng nhắm tới các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Nhưng Nhà Trắng đã ngừng cáo buộc chính phủ Trung Quốc khi cố gắng làm "tan băng" mối quan hệ giữa 2 chính phủ.
Vào tháng Tư vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama đã ký một sắc lệnh, theo đó cho phép Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về cuộc tấn công mạng tạo "mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại, kinh tế y tế, hoặc sự ổn định tài chính của Hoa Kỳ".
Tuy nhiên, CNET bình luận rằng, trong bối cảnh Mỹ đang cố gắng "cư xử đẹp" với Trung Quốc, không rõ làm thế nào nước này có thể áp đặt lệnh trừng phạt hoặc sử dụng hình thức nào để trừng phạt những hành vi như tuyên bố.

Chính thức thành lập "siêu ngân hàng" AIIB: "Phép thử" cho Bắc Kinh

Sự ra đời của một ngân hàng hạ tầng do Trung Quốc dẫn đầu là một cột mốc quan trọng trong tiến trình vươn ra toàn cầu của nước này.

Tuy nhiên một khó khăn mới cũng nảy sinh là việc điều hành ngân hàng cần khả năng hợp tác và tuân thủ các quy chuẩn quốc tế từ phía Bắc Kinh.
 
Hôm nay (29-6), các đại diện từ 57 quốc gia tụ họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh để ký kết các điều khoản thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) đã được lên ý tưởng vào năm 2014 trong bối cảnh giao thương quốc tế phát triển mạnh mẽ.
Quản lý thể chế đa phương: Trung Quốc không thể chỉ dùng tiền
Mặc dù một số nước Đồng minh của Mỹ cũng ký kết hợp tác với AIIB, Trung Quốc cũng bị Mỹ phản đối mạnh mẽ ngay từ đầu, với quan ngại ngân hàng mới sẽ làm giảm các chuẩn mực về môi trường, xã hội và chống tham nhũng.
Khung cảnh trước lễ ký ở Bắc Kinh hôm 29-6/ (Ảnh:
Khung cảnh trước lễ ký ở Bắc Kinh hôm 29-6. (Ảnh: THX)
 
Khi đưa AIIB vào triển khai, Trung Quốc phải đối mặt với nhiệm vụ dẫn dắt một tổ chức đa phương phức tạp với nhiều lợi ích quốc gia khác nhau dưới cùng một chuẩn mực quốc tế, một nhiệm vụ vô cùng nặng nề đối với một nước vốn quen đứng một bên để chỉ trích trật tự thế giới đương đại.

Bắc Kinh có quyền phủ định rất công hiệu trong phần lớn các quyết định của ngân hàng này với hơn 25% lượng đầu phiếu, dẫn đến nhiều quan ngại về phương thức vận hành sắp tới của tổ chức này.

Li Xi, một chuyên gia tại Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông, cho biết Trung Quốc thường dùng cách đe dọa hoặc dùng tiền để giải quyết các thách thức về lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, để vận hành một thể chế đa phương như AIIB thì Trung Quốc cần phải có cách tiếp cận một cách tinh tế hơn.

Theo ông, “Nếu không cẩn thận, Trung Quốc sẽ không nhận ra được nước này cần nhiều hơn tiền hay quyền để AIIB vận hành trơn tru.”

Tuy vậy, giám đốc lâm thời của AIIB, Jin Liqun, cũng là cựu thứ trưởng tài chính của Trung Quốc và khả năng sẽ là Chủ tịch đầu tiên của ngân hàng này, nhận được nhiều đánh giá cao về khả năng thích ứng của mình.

Các quan chức tại Bộ tài chính Trung Quốc hiện chưa trả lời các yêu cầu bình luận gì vào hôm Chủ nhật 28-6.

Trước thềm cuộc họp, Trung Quốc hứa hẹn sẽ vận hành ngân hàng này một cách trung thực, có ý thức xã hội để cải thiện các thiếu hụt trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại châu Á cũng như làm việc với các tổ chức đa phương quốc tế khác.

Trung Quốc cũng giao ước ngân hàng sẽ duy trì năng suất vận hành như khi chỉ vận hành gói gọn trong đại lục, cũng như triệt tiêu bộ máy quan liêu làm chậm tiến độ dự án; một vấn đề hiện tại của các tổ chức tài chính khác như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.
Theo nhiều nguồn tin và tài liệu liên quan đến ngân hàng phát triển này, nhằm cắt giảm chi phí và hạn chế can thiệp chính trị, AIIB sẽ có một ban điều hành đa quốc gia và tập trung vào việc quyết định các vấn đề về kỹ thuật.
Thách thức về mô hình quản lý

Hồi tháng Ba, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc đã phát biểu: Bắc Kinh “sẽ học tập cách thức hoạt động của các ngân hàng quốc tế khác để tránh sa vào lối mòn của các ngân hàng này, đồng thời cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu suất”.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2014 cho thấy thời gian trung bình để một dự án ngân hàng tư có thể đi từ bàn giấy đến thực tiễn phải mất khoảng 2 năm rưỡi.

Nhiều chuyên gia của các tổ chức đa quốc gia cho rằng bộ máy hành chính nặng nề là một gánh nặng cần thiết để xây dựng sự đồng thuận và đảm bảo chất lượng dự án.
Ralph W. Huenemann, cựu chuyên viên tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á, cho biết “mong muốn tiến trình nhanh hơn và ít thủ tục hơn sẽ dẫn đến việc nhiều dự án chi phí cao nhưng lợi ích thấp sẽ được thông qua nhằm thỏa mãn nhu cầu của các nhân vật chính trị tại các nước thành viên.”
Khung cảnh trước lễ ký ở Bắc Kinh hôm 29-6/ (Ảnh:
Hiện đã có 57 quốc gia tham gia làm thành viên của AIIB, trong đó có nhiều nước Đông Nam Á cũng như các nước đồng minh của Mỹ.

Trung Quốc cũng vấp phải nhiều trở ngại khi xây dựng lịch trình ký kết ngày hôm nay, dù thuộc một khu vực đang rất cần vốn đầu tư hạ tầng.
AIIB sẽ không có đầy đủ các thành viên thuộc ASEAN trong hội đồng. Philippines, nước hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại biển Đông, cho biết Bộ trưởng Ngân khố Quốc gia Roberto Tan dự định tham dự buổi ký kết ngày hôm nay nhưng Philippines sẽ không ký kết để được làm thành viên sáng lập.
Hồi đầu tháng, Thủ tướng Philippines Benigno Auino III phát biểu nước này muốn chắc rằng các giúp đỡ kinh tế của AIIB sẽ không bị chi phối đến những thay đổi chính trị giữa các nước.
 
Một thách thức khác đối với Trung Quốc là việc Indonesia đã kêu gọi ngân hàng này đặt trụ sở tại Jakarta chứ không phải Bắc Kinh, tuy nhiên đây cũng không phải trở ngại lớn. Hôm thứ Sáu. 26-6, Bộ trưởng Tài chính Bambang Brojonegoro từ chối cho biết Bắc Kinh đã khước từ lời đề nghị trên hay chưa. Các tài liệu công bố cũng ghi nhận Bắc Kinh là đầu não của ngân hàng này.
Trong khi các thành viên quốc tế của nhà băng mới đem lại những quyền lợi và sự công nhận mà Trung Quốc hằng ao ước, những chi tiết tỉ mỉ của một thể chế đa phương có thể làm chậm tiến trình xây dựng và phát triển khu vực.
Giám sát khắt khe từ châu Âu
Jing Huang, giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, nhận định: “Trung Quốc đang thực hiện tốt tiến độ của AIIB. Tuy vậy, đây là một tổ chức quốc tế và sẽ bị soi rọi rất chi tiết.”
 
Cụ thể, các nước thành viên tại châu Âu muốn chắc chắn rằng họ sẽ không nằm trong một thể chế chối bỏ các quyền về xã hội và môi trường.
 
Năm 2010, theo một báo cáo từ ADB, Trung Quốc đã ngăn chặn một cuộc điều tra về các kế hoạch đối với dân cư thành phố Phúc Châu, Trung Quốc trong một dự án môi trường do ADB trợ cấp vốn. Tuy vậy, dự án đã được thông qua mà không có nguồn vốn từ ADB.
 
Ngoài ra, theo Curtin S. Chine, Cựu đại sứ Mỹ tại ADB, còn phải đặt câu hỏi về phản ứng của Trung Quốc nếu các dự án có liên quan đến các vấn đề lãnh thổ hoặc động chạm đến các vấn đề chính trị nhạy cảm.
Năm 2009, Trung Quốc đòi chặn một dự án chống lụt của ADB ở bang Arunachal Pradesh thuộc miền Bắc Ấn Độ mà Trung Quốc cũng đang đòi hỏi chủ quyền tại đó. Khi Bắc Kinh không ngăn được dự án này, Trung Quốc đã phản đối quyết định cho tiếp tục dự án của ADB trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ.
Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Ấn Độ cho hay, các thành viên đều nhận thức được quyền phủ quyết rất mạnh của Bắc Kinh trong các quyết định quan trọng, nhưng cũng hy vọng tổ chức sẽ được vận hành thông qua đồng thuận và suy xét cẩn trọng trước khi sử dụng nguồn tiền vào các dự án liên quan đến lãnh thổ bị tranh chấp. “Thật ngu ngốc khi nghĩ rằng có thể vận hành được một ngân hành đa quốc gia theo ý chí đơn phương.”
Ông David Dollar, cựu quan chức của Ngân hàng Thế giới, nhận định: “Cuối cùng, khi Trung Quốc đã tìm ra một mô hình có thể quản lý tốt các dự án, AIIB sẽ có thể giúp ích tốt cho châu Á và giúp các thể chế hiện tại tăng tốc độ phát triển. Đây sẽ là một thành tựu lớn. Thật không dễ dàng chút nào khi đi từ các nhu cầu cơ sở hạ tầng không rõ ràng đến các dự án có lợi nhuận.”
 

Tàu ngầm Trung Quốc luồn vào sát nách, Ấn Độ “bàng hoàng”

Chiếc tàu ngầm lớp Nguyên của Trung Quốc đã lặng lẽ luồn qua vùng biển Ấn Độ, tiến vào neo đậu ở cảng Pakistan suốt một tuần lễ.

Trong những ngày vừa qua, Hải quân Ấn Độ đã được đặt trong tình trạng báo động cao sau khi phát hiện ra rằng một chiếc tàu ngầm thuộc loại nguy hiểm nhất của Hải quân Trung Quốc đã âm thầm băng qua vùng biển ngay sát nách Ấn Độ và đến neo đậu ở cảng Karachi, Pakistan trong suốt một thời gian dài mà không bị phát hiện.
Theo tờ India Today của Ấn Độ, chiếc tàu ngầm lớp Nguyên 335 của Trung Quốc xuất phát từ căn cứ trên đảo Hải Nam vào hôm 31.3, và tiến vào biển Arab khoảng 2 tuần sau đó. Chiếc tàu ngầm lớp Nguyên này được trang bị ngư lôi, tên lửa chống hạm và động cơ đẩy khí độc lập giúp nó có thể hoạt động được trong thời gian dài dưới mặt nước.

Tàu ngầm Trung Quốc tại cảng Karachi của Pakistan 
Tàu ngầm Trung Quốc tại cảng Karachi của Pakistan 
Chiếc tàu ngầm thuộc loại hiện đại nhất của Trung Quốc đã lặng lẽ băng qua biển Arab và tiến vào cảng Karachi vào ngày 22.5 mà Hải quân Ấn Độ không hề hay biết. Chiếc tàu ngầm với ít nhất 65 thủy thủ này đã đậu lại cảng Karachi để tiếp liệu và nhận đồ tiếp tế trong khoảng 1 tuần trước khi quay trở về Trung Quốc.
Việc tàu chiến của các nước tới ghé thăm cảng nước ngoài để tiếp tế và sau đó trở về là chuyện bình thường, nhưng đối với tàu ngầm, đó lại là một câu chuyện khác. Sau tàu sân bay, tàu ngầm được coi là thứ vũ khí nguy hiểm nhất trong tác chiến trên biển, và việc vì sao để một chiếc tàu ngầm với đầy đủ vũ khí, trang bị của Trung Quốc “luồn qua nách” đang là câu hỏi lớn đặt ra với các tướng lĩnh Hải quân Ấn Độ.
Ngoài ra, việc chiếc tàu ngầm lớp Nguyên trên đến đậu ở cảng Pakistan trong một tuần lễ đã khiến nhiều người đã nghĩ đến cảnh tượng hai nước láng giềng luôn trong tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với Ấn Độ giờ đây lại đang bắt tay nhau để có thể tạo thành thế gọng kìm, đưa Ấn Độ vào giữa.

Tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc neo đậu tại cảng
Tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc neo đậu tại cảng 
Trong khi đó, Ấn Độ lại hầu như không thể làm được gì. Họ có thể thuyết phục Trung Quốc một cách lịch thiệp rằng đây không phải là một động thái cần thiết, và cần phải tránh lặp lại trong tương lai. Còn với Pakistan, họ sẽ chẳng thể nói được gì, bởi sự thù địch và nghi kỵ lẫn nhau giữa giới chức an ninh hai nước.
Hồi năm ngoái, Sri Lanka cũng đã phớt lờ lời phản đối của Ấn Độ sau khi để một tàu ngầm Trung Quốc tới neo đậu ở nước này, và New Delhi chỉ có thể thở phào sau khi tân Tổng thống Maithripala Sirisena của Sri Lanka tuyên bố vào đầu năm nay rằng nước này sẽ không chấp nhận bất cứ tàu ngầm Trung Quốc nào ghé thăm nữa.
Trên thực tế, đến nay Ấn Độ vẫn tỏ ra thận trọng và chưa có bất cứ phản ứng chính thức nào về việc tàu ngầm Trung Quốc tới neo đậu ở Pakistan. Theo các chuyên gia phân tích, cách tốt nhất mà Ấn Độ có thể làm hiện nay là sớm đẩy nhanh quá trình mua 6 tàu ngầm của Pháp để xây dựng được một hạm đội tàu ngầm mang tính răn đe hiệu quả.

Tàu ngầm lớp Nguyên phóng ngư lôi. (
Tàu ngầm lớp Nguyên phóng ngư lôi. (Đồ họa: Xinhua) 
Hiện dự án tàu ngầm giữa Pháp và Ấn Độ vẫn đang tiến triển chậm chạp, và Pháp chỉ có thể bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên cho Ấn Độ vào cuối năm sau, và phải đến năm 2020, Ấn Độ mới được trang bị cả 6 chiếc tàu ngầm mới này.
Hiện Hải quân Ấn Độ mới chỉ có 13 tàu ngầm đang hoạt động, quá ít so với 60 tàu ngầm của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang chạy đua để đóng mới thêm tàu ngầm và dự kiến sẽ có khoảng 70 tàu ngầm trong hạm đội của mình vào năm 2020. Nước láng giềng Pakistan của Ấn Độ hiện có 8 chiếc tàu ngầm, và dự kiến sẽ mua khoảng 8 tàu ngầm lớp Nguyên của Trung Quốc trong vòng vài năm tới.
Mới đây, Đô đốc RK Dhowan, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ đã tuyên bố rằng nước này sẽ giám sát “từng phút” hoạt động của Hải quân Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, và đây có thể là sự khởi đầu cho một cuộc chơi “mèo vờn chuột” mới trên vùng biển chiến lược này.
 
Theo Trí Dũng/IndiaToday
Dân Việt

Mỹ thách Trung Quốc trưng bằng chứng chủ quyền Biển Đông

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken hôm nay tuyên bố: nếu Trung Quốc đưa ra được các bằng chứng chứng minh chủ quyền với các đảo, bãi cạn và bãi đá ngầm ở Biển Đông, Mỹ sẽ ủng hộ Trung Quốc 100% (!?)

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: AFP)
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: AFP)

"Trung Quốc luôn nói họ có chủ quyền “rõ ràng và không tranh cãi” (tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông) nhưng các tuyên bố chủ quyền đó thậm chí cũng không thể được gọi là tuyên bố, chúng chỉ là cách Bắc Kinh lập luận mà thôi", tờ Philstar hôm nay (29/6) dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken phát biểu.

Thứ trưởng Blinken cũng cho biết thêm rằng trong cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung vừa qua, Washington đã bày tỏ thẳng thắn với Bắc Kinh rằng nước này đừng mong đợi những quốc gia khác tuân thủ một tiến trình ngoại giao chẳng tới đâu, trong khi tự mình cố gắng tạo ra các "sự đã rồi" trên Biển Đông.

Ông Blinken nói: "Chúng ta đang thấy rõ rằng, Trung Quốc đang cố tình đơn phương và cưỡng ép nhằm thay đổi hiện trạng. Đó là hành động phạm pháp mà cả Mỹ và các đồng minh của chúng tôi đều chống lại". 

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh Trung Quốc đang khiến căng thẳng dâng cao trong khu vực với các hành động bối đắp đảo và xây dựng cơ hở hạ tâng bất hợp pháp. Ông Blinken hôm nay cũng kêu gọi Trung Quốc ngưng các hành động cải tạo, bồi đắp phi pháp trên biển.

Bắc Kinh gần đây ngang nhiên tiến hành cải tạo đảo phi pháp trên các bãi đá thuộc khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Mỹ từng nhiều lần kêu gọi Trung Quốc ngừng các hành động vô lý của mình và tuyên bố việc đổ cát xuống các rạn san hô không tạo ra chủ quyền. 
 

Trung Quốc "dọa" diễn tập bắn đạn thật gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Cục hải sự Chiết Giang hôm 29/6 thông báo, quân đội Trung Quốc từ 30/6 sẽ tổ chức diễn tập bắn đạn thật trong 7 ngày liên tiếp tại biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Bắc Kinh và Nhật Bản.

Trung Quốc dọa diễn tập bắn đạn thật gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. (Ảnh minh họa:
Trung Quốc "dọa" diễn tập bắn đạn thật gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. (Ảnh minh họa: Chinanews)
Chinanew hôm nay 29/6 dẫn thông báo trên cho biết quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn tại khu vực biển Hoa Đông trong thời gian 7 ngày liên tiếp từ ngày 30/6 đến ngày 6/7. Theo thông báo, quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập ở 5 khu vực có tọa độ như sau : 

(1)29°23′00″N,123°08′00″E

(2)28°16′00″N,123°08′00″E

(3)28°08′00″N,124°24′00″E
 
(4)28°35′00″N,124°44′00″E     
 
(5)29°28′00″N,124°44′00″E

Thông báo cũng nêu rõ: nghiêm cấm các tàu thuyền khác vào khu vực tổ chức diễn tập nhằm đảm an toàn cho phương tiện và con người. 

Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đã có mâu thuẫn liên quan đến chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà Tokyo đang kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền. 

Căng thẳng giữa hai nước gia tăng vào năm 2012 khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa một số đảo trong quần đảo này.
 
Trung Quốc thường xuyên đưa các tàu công vụ tới khu vực quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tuần tra nhằm "khẳng định chủ quyền" với quần đảo này.
Hương Giang 
Theo China News

Người Mỹ coi Trung Quốc “nguy hiểm chỉ sau IS”

Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy người dân Mỹ xem Trung Quốc là mối đe dọa thứ hai chỉ sau IS. Điều này được cho là do các động thái gây bức xúc trong dư luận quốc tế của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Khảo sát của Fox News cho thấy IS và Trung Quốc là hai mối đe dọa hàng đầu đối với nước Mỹ. (Ảnh:
Khảo sát của Fox News cho thấy IS và Trung Quốc là hai mối đe dọa hàng đầu đối với nước Mỹ. (Ảnh: Fox News)

Theo một khảo sát do Fox News tiến hành từ ngày 21-23/6 vừa qua, với 33% số phiếu, lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) được coi là mối lo ngại an ninh hàng đầu đối với người dân Mỹ. 

Trung Quốc đứng thứ hai với 26% số phiếu. Nguyên nhân chính Trung Quốc nổi lên trở thành một lo ngại thứ hai cho an ninh nước Mỹ là do những động thái gần đây của cường quốc này tại Biển Đông. 

Việc Bắc Kinh tiến hành bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo và lớn tiếng thể hiện yêu sách vô lý của mình tại Biển Đông trong thời gian vừa qua đã dấy lên bức xúc và lo ngại trong cộng đồng quốc tế về nguy cơ gia tăng xung đột tại khu vực.

Bên cạnh đó, Mỹ gần đây cũng thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn an ninh mạng khi liên tục bị tấn công và đánh cắp thông tin mật, được cho là do các tin tặc Trung Quốc tiến hành.

Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy chỉ 9% số người Mỹ được khảo sát coi Nga là mối đe dọa an ninh, đứng thứ 3. Tiếp đó là Iran và al-Qaeda.

Trong khi đó, tại Nga, Mỹ và Tổng thống Barack Obama được coi là mối đe dọa chính đối với quốc gia này, chiếm 37% tổng số câu trả lời trong một khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Dân ý Nga tiến hành.

“Trung Quốc do thám phi pháp Việt Nam trên Biển Đông suốt 6 năm qua”

Báo Hồng Kông đưa tin đội bay “Chim ưng biển” của hải quân Trung Quốc đã do thám, thu thập thông tin về hoạt động của các giàn khoan dầu của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á trên Biển Đông trong ít nhất 5-6 năm nay.

Mẫu máy bay do thám Y-8 được cải tiến từ thiết kế nguyên gốc là một phi cơ chở hàng. (Ảnh:
Mẫu máy bay do thám Y-8 được cải tiến từ thiết kế nguyên gốc là một phi cơ chở hàng. (Ảnh:PLA)

Tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) của Hồng Kông ngày 30/6 đưa tin, hải quân Trung Quốc (PLAN) đã điều máy bay do thám (bất hợp pháp) trên Biển Đông ít nhất 5 đến 6 năm qua. Thông tin này được chính tuần san Liêu Vọng, một phụ bản của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, số mới nhất công bố.

Theo tuần san Liêu Vọng, đội do thám (bất hợp pháp) của Trung Quốc được đặt tên là “Chim ưng biển”. Đây là lực lượng đa chức năng duy nhất của Bắc Kinh, có khả năng hoạt động cảnh báo sớm phòng không, chỉ huy và kiểm soát, truyền dữ liệu chiến thuật và nhận dạng mục tiêu từ xa.

Đội “Chim ưng biển” do Trung Quốc lập ra chủ yếu nhằm do thám, thu thập thông tin về hoạt động của các giàn khoan dầu Việt Nam trên Biển Đông cũng như một số một số nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Lực lượng do thám này cũng theo dõi hoạt động của tàu chiến nước ngoài trên Biển Đông và Hoa Đông, SCMP viết.

Liêu Vọng dẫn lời Yang Zhiliang, Phó Chính ủy của lực lượng do thám này nói rằng đội “Chim ưng biển” được thành lập từ cuối những năm 1980, nhưng chỉ mới được phát triển mạnh mẽ sau khi Bắc Kinh đặt ra mục tiêu biến Trung Quốc thành "cường quốc biển".

Đội “Chim ưng biển” thuộc biên chế hạm đội Bắc Hải, sử dụng máy bay chở hàng Y-8 đã được chuyển đổi, tân trang phù hợp với hoạt động do thám trên Biển Đông. 

Liêu Vọng cho biết mỗi phi công thuộc hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc được cử đi thực hiện các nhiệm vụ do thám  trái phép trên Biển Đông 6 tháng mỗi năm. Trong mỗi lần bay, các phi công thực hiện nhiều nhiệm vụ do thám Biển Đông khác nhau trong khoảng từ 7-8 giờ.

Bình luận về các thông tin do Liêu Vọng công bố, nhà quan sát quân sự Hồng Kông Leung Kwok-Leung nói rằng đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố chi tiết về những phát triển và hoạt động gần đây của lực lượng do thám đa năng của họ. 
Mẫu máy bay do thám Y-8 được cải tiến từ thiết kế nguyên gốc là một phi cơ chở hàng. (Ảnh:
Trung Quốc vẫn điều máy bay do thám các nước trong khi tiến hành cải tạo đảo trái phưps làm cả thế giới quan ngại. (Ảnh:Rappler)

Hiện một số nhà phân tích quân sự lo ngại các tai nạn có thể xảy ra khi lực lượng phi công do thám Trung Quốc được huấn luyện bay quá ít, trong khi hoạt động bay ở Biển Đông rất khó khăn và phức tạp. 

Theo SCMP, các phi công điều khiển Y-8 thuộc đội “Chim ưng biển” vốn chỉ quen với nhiệm vụ lái máy bay chiến đấu và chỉ được huấn luyện từ 3 đến 6 tháng trước khi được cử đi thực hiện nhiệm vụ. 

Báo Hồng Kông dẫn lời Ding Jiahe, một phi công thuộc hạm đội Bắc Hải của PLAN tham gia các nhiệm vụ do thám, trả lời phỏng vấn rằng quá trình huấn luyện bay phải rút ngắn do "nhiệm vụ cấp bách" (?).

SCMP cho hay các phi cơ của Trung Quốc từng chỉ bay cách các máy bay nước ngoài từ 20-30m, đôi khi các phi cơ này có các cuộc đối đầu trên không kéo dài hơn 1 tiếng. Giới phân tích cảnh báo vấn đề an toàn hàng không của các chuyến bay này trong bối cảnh hiện nguy cơ va chạm, đối đầu với máy bay quân sự các nước ở Biển Đông rất cao.

Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông thông qua yêu sách “đường lưỡi bò”. Gần đây, Bắc Kinh đẩy mạnh yêu sách của mình với các hoạt động cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng rầm rộ trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam và Philippines đã nhiều lần lên tiếng phản đối hoạt động của Trung Quốc. Mỹ và các đồng minh cam kết sẽ tiếp tục các chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, đảm bảo an toàn, tự do hàng hải trên vùng biển chiến lược này.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken ngày 29/6 tuyên bố: nếu Trung Quốc đưa ra được các bằng chứng chứng minh chủ quyền với các đảo, bãi cạn và bãi đá ngầm ở Biển Đông, Mỹ sẽ ủng hộ Trung Quốc 100% (!?).
Ông Blinken nhấn mạnh : "Trung Quốc luôn nói họ có chủ quyền “rõ ràng và không tranh cãi” (tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông) nhưng các tuyên bố chủ quyền đó thậm chí cũng không thể được gọi là tuyên bố, chúng chỉ là cách Bắc Kinh lập luận mà thôi", Philstar đưa tin.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Mỹ-Trung: Gió đảo chiều chỉ sau "một đêm"?

Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.

Trái với dự đoán của báo giới và khá nhiều chuyên gia về kết quả “bế tắc” hoặc “thất bại” của Đối thoại chiến lược và kinh tế lần thứ 7 diễn ra trong hai ngày 23-24/6/2015 tại Washington DC, cả 4 trưởng đoàn Mỹ và Trung Quốc đều cười tươi, tay bắt chặt khi Đối thoại kết thúc và tuyên bố “kết quả vượt quá mong đợi” với 127 kết quả. Phải chăng quan hệ Trung-Mỹ đã thực sự “đảo chiều” chỉ sau “một đêm”?
Cuộc Đối thoại được mong chờ nhất
Kể từ khi được Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nâng cấp thành Đối thoại Chiến lược và Kinh tế năm 2009, các Đối thoại chiến lược Trung-Mỹ luôn là mối quan tâm hàng đầu của dư luận lẫn các nhà phân tích thời cuộc bởi quy mô lớn nhất và tính chất cũng quan trọng nhất trong hơn 90 kênh đối thoại thường niên.
Đối thoại năm nay chủ nhà Mỹ có 8 thành viên nội các, trong đó có Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng tài chính Jack Lew, và đông đảo quan chức cấp cao. Còn phía Trung Quốc có 400 quan khách do Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì dẫn đầu. Đây cũng là kênh đối thoại song phương quy mô nhất thế giới. Điều này phản ảnh đúng thực trạng cũng như tầm vóc quan hệ giữa hai quốc gia lớn.
Cuộc Đối thoại năm nay nhận được quan tâm đặc biệt hơn, bởi:
Một, quan hệ Trung-Mỹ đang trải qua thời kỳ sóng gió nhất trong hơn ¼ thế kỷ qua kể từ sau sự kiện Thiên An Môn 6/1989 liên quan đến việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên vùng biển chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, các “thách đố” 2 nước về vùng cấm bay trên đảo nhân tạo và “vùng cấm” 12 hải lý trên biển , và đặc biệt là việc chính quyền Mỹ “nghi” tin tặc Trung Quốc đột nhập, lấy cắp dữ liệu của khoảng 4 triệu người do Cơ quan quản lý nhân lực (OPM) đang cất giữ. Dư luận lo ngại, với hàng tá các bất đồng và khác biệt như vậy liệu hai nước có còn duy trì được quan hệ hợp tác nữa hay không?

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông tại hội đàm.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông tại hội đàm.
Hai, khả năng đạt được thỏa thuận về biến đổi khí hậu và Hiệp định đầu tư song phương (BIT). Chẳng hạn, liên quan đến biến đổi khí hậu, các động thái của Trung Quốc - nước đang phát triển lớn nhất, và Mỹ-nước phát triển lớn nhất thế giới, đồng thời là cả hai nước có lượng khí thải Carbon lớn nhất thế giới, sẽ có tác động sâu sắc đến lập trường của hàng loạt nước tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Paris vào tháng 12/2015.
Ba, việc chuẩn bị của hai nước cho chuyến thăm Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến đi hết sức quan trọng đối với Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Trung. Nhiều khả năng ông Tập sẽ trở thành nhà lãnh đạo của Trung Quốc lần đầu tiên được phát biểu trước cả hai viện của Quốc hội Mỹ. Do đó, Trung Quốc rất muốn mọi chuyện liên quan đến chuyến đi suôn sẻ.
Bước đi đầu tiên của Trung Quốc là tạm dừng bồi đắp đảo và kết quả của đòn tấn công ngoại giao là “không ngờ”!
Kết quả “không ngờ”
Nội dung của Đối thoại chiến lược khá rộng, bao trùm hàng loạt các chủ đề, từ an ninh hàng hải, an ninh mạng đến biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh, thương mại, rồi hợp tác kinh tế. Quan trọng nhất, hai bên đã đạt được 127 kết quả cụ thể, giải tỏa các căng thẳng trong quan hệ hai nước để chuẩn bị cho chuyển đi Washington của ông Tập. Các thỏa thuận chính đạt được gồm:
Thứ nhất, hai bên cam kết hợp tác để đem lại kết quả thành công của Hội nghị chống biến đổi khí hậu toàn cầu họp tại Paris vào tháng 12/2015. Riêng trong việc chống biến đổi khí hậu và môi trường, hai nước đã đạt được gần 40 kết quả. Các kết quả này là sự triển khai Tuyên bố chung Trung-Mỹ về thay đổi khí hậu trái đất được ông Obama và Tập ký năm 2014.
Thứ hai, bảo vệ và bảo tồn các đại dương, trong đó có việc chống đánh bắt cá bất hợp pháp, mở rộng các lực lượng cưỡng chế trên biển, thiết lập khu bảo vệ biển ở Nam cực.
Ba là, củng cố an ninh y tế toàn cầu, trong đó có việc Trung Quốc giúp các nước Tây Phi xây dựng lại hệ thống y tế, đối phó chống lại các bệnh dịch truyền  nhiễm.
Thứ tư, các hợp tác khác bao gồm: hai nước Trung-Mỹ ủng hộ một quốc gia Afghanistan hòa bình, ổn định và thống nhất; ủng hộ việc phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và việc sớm đạt được thỏa thuận về Kế hoạch hành động chung toàn diện trên cơ sở thỏa thuận khung được nhóm P5+1, Iran và EU; hợp tác sâu rộng hơn trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Hai nội dung được trông chờ nhiều nhất là căng thẳng trên Biển Đông và an ninh mạng–vốn được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu khá thẳng thắn trong phiên khai mạc–lại hoàn toàn “biến mất” trong Tuyên bố chung sau đó. Chẳng hạn, thay vì nhắc đến vấn đề Biển Đông, thì vấn đề hợp tác dân sự ở các đại dương lại được đưa vào thông cáo chung.    
Phải chăng gió đã “đảo chiều”?
Những ai mong chờ các trận “khẩu chiến” kịch liệt giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái cứng rắn từ phía Mỹ hẳn sẽ thất vọng. Các sắc thái đánh giá cũng khá khác nhau. Trước hết là việc cho rằng Trung Quốc đã “cao tay” khi tuyên bố dừng đắp đảo để đổi lấy “yên ổn” tạm thời, rồi sau đó “đâu lại đóng đấy” sau cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung được tổ chức vào tháng 9/2015. Có ý kiến khác lại cho rằng đã đến lúc Trung-Mỹ “bắt tay thỏa hiệp” và Biển Đông không phải là vấn đề lớn mà thực sự hai nước còn có các quan hệ lớn hơn. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng?
Trước hết, diễn đàn Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung Mỹ không phải là nơi để giải quyết các khác biệt, các tranh chấp. Đây là nơi mà hai bên chủ yếu bày tỏ quan điểm của mình với mục đích tăng cường lòng tin, thu hẹp các bất đồng. Do đó, cả Trung Quốc và Mỹ đều cố gắng gác lại các tranh chấp, các khác biệt, nhấn mạnh đến các điểm đồng làm nền tảng thúc đẩy hợp tác. Họ biết rằng các bất đồng, khác biệt hiện nay là quá lớn và càng tìm cách giải quyết thì lại càng đưa đến đến các tranh cãi không lối thoát. Thực chất đây là sự “thừa nhận các bất đồng, khác biệt” (agree to disagree).
Bên cạnh đó, xét trong bối cảnh hiện nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang phải dồn sức đối phó cho hàng loạt các vấn đề đối nội, đối ngoại lớn và chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu toàn diện. Đặc biệt, đối với Trung Quốc, nếu đối đầu càng leo thang thì Trung Quốc sẽ càng ở thế bất lợi khi không có chỗ dựa là mạng lưới các đồng minh và hệ thống căn cứ quân sự hải ngoại liên hoàn như Mỹ. Chưa kể sức mạnh và kinh nghiệm tác chiến trên biển của Trung Quốc còn thua xa Mỹ hàng thập kỷ.
Cuối cùng, về phía mình, Trung Quốc thấy giai đoạn đầu “lấn hải” có thể tạm ổn, cần tập trung củng cố các “thành quả” vừa giành được để dồn sức cho các “trận chiến” dài hơi hơn phía sau. Hơn nữa, việc tiếp tục xây đảo nhân tạo có thể phá hỏng chuyến đi Mỹ vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Tập Cận Bình, đưa Trung Quốc vào “tầm ngắm” của tâm điểm chính trị nội bộ Mỹ trong mùa bầu cử Tổng thống năm 2016.
Còn bản thân Mỹ cũng cảm thấy “hài lòng” khi ít nhất các yêu cầu đòi phía Trung Quốc dừng hoạt động bồi đắp, cải tạo đã có kết quả và cần tiếp tục dùng các biện pháp, sức ép khác để Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Sau cuộc Đối thoại này, hai nước Trung-Mỹ đã nhất trí sẽ có cuộc họp về an ninh biển vào tuần tới.
Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.
Theo Hoàng Anh Tuấn (Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao)

Nghi vấn về căn cứ huấn luyện mới cho tàu sân bay Trung Quốc

Tờ China Youth Daily ngày 26/6 đưa tin quá trình xây dựng căn cứ huấn luyện hải quân đang được triển khai trên khu đất rộng hơn 160 ha trên đảo Trường Hưng.

Vị trí đảo Trường Hưng (Chongming). (Ảnh: 
Vị trí đảo Trường Hưng (Chongming). (Ảnh: SCMP)

Theo báo trên, chính phủ Trung Quốc từng giao cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) khu đất rộng 167 ha trên đảo Trường Hưng tại cửa sông Trường Giang để xây dựng cơ sở cho các đơn vị hải quân. Tuy nhiên, có thông tin mới đây cho rằng khu đất này sẽ được xây dựng làm căn cứ huấn luyện phục vụ cho tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai.

Giới phân tích quân sự cho rằng Hải quân Trung Quốc có thể sử dụng căn cứ nêu trên để huấn luyện thủy thủ, tuy nhiên đây không phải là căn cứ neo đậu của tàu sân bay Trung Quốc. 

Chuyên gia về hải quân, ông Li Jie cho biết đảo Trường Hưng không chỉ là căn cứ huấn luyện của hải quân mà còn có thể trở thành căn cứ tiếp tế cho các loại tàu chiến. “Trung Quốc đã có 2 tàu sân bay. Tàu sân bay Đại Liên đặt tại tỉnh Liêu Ninh và tàu còn lại đặt ở đảo Hải Nam. Đảo Trường Hưng không phải là căn cứ lý tưởng cho tàu sân bay vì nó quá gần một trung tâm kinh tế lớn như thành phố Thượng Hải, nơi có nhiều chuyến bay cất và hạ cánh mỗi ngày”. 

Đảo Trường Hưng rộng 1.267 km2 và là hòn đảo lớn lớn thứ hai của Trung Quốc sau đảo Hải Nam. Dân số trên đảo khoảng 820.000 người. Giáo sư Ni Lexiong cho rằng vị trí chiến lược của hòn đảo là lựa chọn tốt cho công tác huấn luyện. 

“Đảo Trường Hưng từng là tiền tuyến chống lại các cuộc xâm lược từ nước ngoài dưới thời nhà Minh và nhà Thanh. Do đó, lựa chọn hòn đảo này làm nơi bố trí căn cứ huấn luyện hải quân mang nhiều ý nghĩa”, ông Ni Lexiong nhận định. 

Hồi đầu tháng này, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin quân đội nước này đã đặt các máy bay chiến đấu chủ lực J-10 trên đảo này. Đây được coi là động thái nhằm tăng cường khả năng phòng vệ trên biển của Trung Quốc trong trường hợp xảy ra bất cứ cuộc xung đột nào với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. 

Trong khi đó, thông báo của quân đội Trung Quốc hôm 24/6 cho biết chính quyền địa phương đã khẳng định quân đội được quyền sử dụng toàn bộ không phận trên đảo này.
 
Điều đó đồng nghĩa với việc cuộc sống hoang dã của nhiều loại động vật trên đảo sẽ bị ảnh hưởng. Vùng đất ngập mặn trên đảo Trường Hưng là môi trường sống lý tưởng cho các loài chim di cư, nên “giải phóng mặt bằng” phục vụ dự án xây dựng nêu trên sẽ buộc phải “di dời” nhiều loại động vật. 

Tuy nhiên, vấn đề trên có vẻ như đã được giải quyết khi một quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi sẽ giải quyết ngay lập tức tất cả các vấn đề liên quan có thể ảnh hưởng tới khả năng chiến đấu của các đơn vị”. 

Theo nhà quan sát quân sự Leung Kwok-leung làm việc tại Hong Kong, các dấu hiệu nêu trên cho thấy “Trung Quốc đang tập trung phát triển hải quân”. Ông cho rằng: “Quá trình xây dựng căn cứ mới trên đảo Trường Hưng cho thấy căn cứ của Hải quân Trung Quốc tại Wusongku ở thành phố Thượng Hải đã không đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao hiện nay”. 

Trước khi dự án quy mô nêu trên được triển khai, đảo Trường Hưng từng có thời gian dài được quân đội Trung Quốc sử dụng làm căn cứ huấn luyện cho các đơn vị bộ binh, hải quân và không quân, cũng như lực lượng công an.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons