Niên giám 2015 do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 16.6 về các loại vũ khí, giải trừ quân bị và an ninh quốc tế, đã làm nổi bật vai trò của Trung Quốc trong việc thúc đẩy đối đầu ở khu vực Đông Á và cho rằng, sự quyết đoán chiến lược của nước này đang "thêm dầu vào lửa" cho những căng thẳng trong khu vực.
Một tàu của Trung Quốc phun vòi rồng vào chiếc tàu của Việt Nam
"Một số xu hướng quân sự - an ninh quan trọng trong khu vực nổi lên ở khu vực Đông Á trong năm 2014. Một trong những xu hướng đó là nỗ lực của Trung Quốc để tích cực định hình an ninh của khu vực năng động này", ấn phẩm của SIPRI cho hay.
Niên giám 2015 nhấn mạnh, những căng thẳng trong khu vực tăng lên kể từ năm 2008, rất nhiều trong số đó được cho là bắt nguồn từ "sự quyết đoán chiến lược của Trung Quốc", mà biểu hiện rõ rệt nhất là trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Ấn phẩm của SIPRI cũng cho hay, xu hướng chi tiêu quân sự cho thấy, các quốc gia có liên quan trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đang thực hiện các chương trình hiện đại hóa quân sự. Bên cạnh đó, lo ngại về những nỗ lực hiện đại hóa của Bắc Kinh, các nước này cũng đã tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ.
Tuy nhiên, theo SIPRI, Trung Quốc dường như đang dần làm xói mòn vị thế của Mỹ như một trọng tài chủ đạo trong các tranh chấp.
Ấn phẩm này có đoạn: "Trong phạm vi an ninh khu vực, Trung Quốc đang gia tăng sử dụng các diễn đàn của riêng mình để thúc đẩy những cấu trúc. nhằm thu hẹp phạm vi khả năng của Mỹ trong việc quản lý và giải quyết các xung đột trong khu vực".
Trung Quốc không chỉ tìm cách thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Mỹ trong việc giải quyết xung đột mà còn tăng cường nỗ lực nhằm tạo ra các tổ chức kinh tế, tài chính, chính trị để dần thay thế trật tự thế giới vốn do phương Tây dẫn đầu, ấn phẩm của SIPRI nhận định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét