Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố không bắt nạt nước nhỏ

Sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo nước lớn không nên bắt nạt nước nhỏ tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ giải quyết tranh chấp bằng sự chân thành.

Phát biểu tại Hà Nội trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama nói các nước lớn không nên bắt nạt những nước nhỏ hơn trong tranh chấp lãnh thổ. Theo ông, các bên nên giải quyết tranh chấp bằng những biện pháp hòa bình. Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh các phi cơ, tàu của Mỹ sẽ tiếp tục di chuyển trong những vùng biển mà luật pháp quốc tế cho phép.

Đáp lại lời phát biểu của ông Obama, trong cuộc họp báo hôm 24/5, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh đã ký hiệp định phân chia biên giới với 12 nước láng giềng. 5 nước trong số đó có diện tích nhỏ hơn và 10 nước có dân số ít hơn Philippines.
"Thực tế đó cho thấy diện tích của một quốc gia không phải là yếu tố quan trọng khi phân chia biên giới. Điểm mấu chốt là những nước liên quan tới tranh chấp có quyết tâm và sự chân thành để giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hay không", bà Hoa ngang nhiên nói.
Trung Quoc ngang nhien tuyen bo khong bat nat nuoc nho hinh anh 1
Tổng thống Mỹ Barack Obama dẫn thơ của Lý Thường Kiệt "Sông núi nước Nam vua Nam ở" và nói rằng "nước lớn không nên bắt nạt nước nhỏ" trong bài phát biểu tại Hà Nội sáng 24/5. Ảnh: Hoàng Hà
Theo China Daily, bà Hoa còn kêu gọi các nước bên ngoài châu Á tôn trọng nỗ lực "duy trì hòa bình và ổn định" của những nước trong khu vực.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông dù cộng đồng quốc tế đều khẳng định yêu sách của họ không có cơ sở pháp lý. Bắc Kinh bồi lấp nhiều đảo đá mà họ chiếm đóng trái phép và đang từng bước thực hiện ý đồ quân sự hóa trên Biển Đông. Philippines đã kiện yêu sách của Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hà Lan. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố PCA không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nên họ không tham gia vụ kiện.
Trung Quoc ngang nhien tuyen bo khong bat nat nuoc nho hinh anh 2
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: China Daily
Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ lo ngại về những hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo do Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông trong chuyến thăm của ông Trudeau tới Nhật trước thềm hội nghị G7.
"Đối với tình hình trên Biển Đông, tôi và ngài Trudeau cùng quan ngại sâu sắc về những hành động đơn phương có thể làm tăng căng thẳng - chẳng hạn như bồi lấp đảo quy mô lớn, xây dựng các công trình và quân sự hóa. Nhật Bản và Canada đã nhất trí hợp tác để đảm bảo sự an toàn, tự do trên các vùng biển theo luật pháp", Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu trong cuộc họp báo chung với ông Trudeau.
Theo Quân Vũ - Zing


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgmJlQbc3_vKCzttM6_BJoQms9CmUMth0ETQbjT8uv0Eql5WJNhxBvo6gEMYoa9TNZ7RxK3P0-ZGU2jdDBtN9GX1X1E9IoBvWQ1SYmlGzU6_SI3Ee8EgVYqSRJi3R3hi53mYTfhqCxuZCg/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Mỹ: Trung Quốc biện minh không quân sự hóa Biển Đông là giả tạo

Theo bà Willett, việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng cơ sở, bố trí tên lửa và chiến đấu cơ tại khu vực này đều không khớp với những lời tuyên bố trước đó rằng hoạt động của Trung Quốc là nhằm mục đích dân sự.

Phát biểu tại thủ đô Washington (Mỹ), bà Colin Willett chỉ rõ rằng mặc dù những nước có tranh chấp khác cũng bố trí lực lượng và vũ khí ở các tiền đồn của họ trên Biển Đông nhưng các hoạt động đó không thể so sánh với sự tăng cường quân đội của Trung Quốc trong khu vực trong hai năm qua.

Bà Willett nói: “Điều mà Trung Quốc đang làm đã vượt xa những gì mà các nước tranh chấp khác đã làm trong nhiều thập niên.

Trung Quốc biện minh rằng những tiền đồn đó là những công trình dân sự và được dùng vào mục đích dân sự, điều này không thể được coi là đúng.”
Trước việc Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng hoạt động của họ trong khu vực mang tính dân sự, trong đó có việc xây dựng hải đăng, căn cứ tìm kiếm và cứu hộ, những trạm nghiên cứu môi trường, bà Willett nhấn mạnh công tác bảo vệ dân thường, cứu trợ ngư dân hoặc theo dõi môi trường, hoàn toàn không cần đến những công trình quy mô như đường bằng chạy dài.

Bà Willett đã ám chỉ đến những đường băng dành cho chiến đấu cơ mà Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và ở Trường Sa của Việt Nam.

Theo bà, đường băng mà Trung Quốc xây dựng là kiểu dùng cho chiến đấu cơ chiến lược chứ không phải dùng cho máy bay chở hàng cứu trợ nhân đạo hoặc thiên tai.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

LD-2000, pháo phòng không Trung Quốc đặt ở Hoàng Sa

Được chế tạo bằng loại thép chưa đủ tiêu chuẩn, nòng pháo LD-2000 của Trung Quốc rất dễ nóng chảy nếu khai hỏa liên tục trên một phút.


ld-2000-phao-phong-khong-trung-quoc-dat-o-hoang-sa
Tổ hợp pháo LD-2000 của Trung Quốc trong một đợt diễn tập . Ảnh: APL
Ngày 29/3, kênh truyền hình quân sự Trung Quốc CCTV7 phát thông báo về hoạt động huấn luyện quân sự của lực lượng thuộc Hạm đội Nam Hải đồn trú trái phép tại đảo Quang Hoà, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo đó, cuộc huấn luyện có sử dụng nhiều tổ hợp pháo phòng không LD-2000 vừa được Bắc Kinh triển khai phi pháp tại quần đảo này nhằm tăng cường hỏa lực phòng không.
Pháo LD-2000 được phát triển dựa trên hệ thống pháo phòng không bắn nhanh tầm cực gần Type 730 của hải quân Trung Quốc. Thay vì được lắp đặt trên các chiến hạm như Type 730, hệ thống pháo 7 nòng LD-2000 được lắp đặt trên các xe tải quân sự hạng nặng cùng một cabin điều khiển có tính cơ động cao, rất phù hợp với môi trường tác chiến biển đảo.
Pháo sử dụng đạn 30 mm, có tốc độ bắn hơn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1.000-1.500 m, tầm bắn tối đa khoảng 3.000 m. Hệ thống LD-2000 cải tiến còn được tích hợp 6 tên lửa phòng không TY-90 có tầm bắn từ 3000 m đến 6.000 m
Hệ thống tác chiến điện tử của LD-2000 bao gồm một biến thể của radar băng tần I/X EFR-1 và hệ thống điều khiển hoả lực quang điện tử OFC-3 do viện Nghiên cứu Quang điện tử Trung Quốc thiết kế. Hệ thống OFC-3 bao gồm một máy định tầm laser, một camera truyền hình màu và một camera hồng ngoại.
Trong trường hợp đặc biệt, máy định tầm laser có thể được thay bằng một thiết bị chỉ điểm laser, camera truyền hình có thể được thay bằng một camera quan sát ban đêm, và camera hồng ngoại cũng có thể được thay bằng một kính khuếch đại ảnh hồng ngoại với giá thành đắt hơn.
Theo truyền thông Trung Quốc, LD-2000 chủ yếu được sử dụng để chống lại tên lửa dẫn đường chính xác được phóng từ các chiến đấu cơ và tàu chiến đối phương. Bên cạnh đó hệ thống pháo này cũng có thể tiêu diệt các máy bay bay thấp, tàu mặt nước và xuồng nhỏ. Hệ thống radar của LD-2000 có thể bám các mục tiêu bay sát mặt biển cách xa đảo Quang Hòa 15 đến 20 km.
Theo Air Défense, mặc dù truyền thông Trung Quốc đưa ra các con số ấn tượng, nhưng LD-2000 vẫn không được giới chuyên gia quân sự đánh giá cao. Bởi các công nghệ áp dụng trên hệ thống pháo này có từ năm 2005 và vẫn chưa được cải tiến nên đã trở nên lạc hậu so với một số hệ thống phòng không tầm gần khác như Pantsir-S1 của Nga.
ld-2000-phao-phong-khong-trung-quoc-dat-o-hoang-sa-1
Một hệ thống LD-2000 với 6 ống phóng tên lửa hai bên. Ảnh: Ausairpower
Bên cạnh đó, thiết kế của LD-2000 được cho là sao chép gần như nguyên bản hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Goalkeeper của Hà Lan, nhưng các thiết bị radar và quang học lại do Trung Quốc sản xuất. Điều này sẽ tạo nên một độ vênh nhất định trong quá trình tác chiến.
Một điểm yếu khác của LD-2000 là nó chỉ có thể duy trì tốc độ bắn nhanh trong thời gian ngắn (dưới một phút) bởi loại thép cấu tạo nòng của pháo được cho là chưa đạt chất lượng yêu cầu, rất dễ nóng chảy nếu hoạt động trong thời gian dài.
Hơn nữa việc triển khai hệ thống phòng không tầm cực gần, được coi là lá chắn cuối cùng trước các loại phương tiện tiến công đường không của đối phương lọt qua được các hệ thống phòng thủ tầm xa chứng tỏ giới lãnh đạo quân sự Bắc Kinh chưa đủ tự tin về khả năng tác chiến của hệ thống tên lửa tầm xa HQ-9 mà nước này đã triển khai tại đảo Phú Lâm, thuộc quần Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ở châu Á diễn ra tại Bắc Kinh hồi năm ngoái, hệ thống pháo LD-2000 được bố trí trong đội hình diễu duyệt cùng hai loại tên lửa phòng không tầm trung là HQ-6 và HQ-12. Air Défense cho rằng nhiều khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh sẽ tiếp tục đưa hai loại tên lửa này ra Hoàng Sa để tạo nên một hệ thống hỏa lực ba tầng đồng bộ dày đặc, phục vụ tham vọng khống chế vùng trời, vùng biển quanh những hòn đảo mà nước này chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Lớp đào tạo ngôi sao mạng xã hội ở Trung Quốc

Đây là lớp học đặc biệt dành cho các chàng trai, cô gái muốn nổi tiếng, chuyên đào tạo kỹ năng và giúp họ thể hiện bản thân.


Lớp đào tạo người nổi tiếng trên mạng đầu tiên ở Bắc Kinh do Hou Dong Feng sáng lập với mục đích ban đầu là bồi dưỡng nghệ sĩ ra mắt trong làng giải trí.
Lớp đào tạo ngôi sao mạng đầu tiên ở Bắc Kinh do stylist nổi tiếng Hou Dong Feng sáng lập với mục đích ban đầu là bồi dưỡng nghệ sĩ ra mắt trong làng giải trí
Các học viên ở đây sẽ được học các kỹ năng trang điểm, quay phim chụp hình, ca hát, vũ đạo, dẫn chương trình talkshow... sau đó được hướng dẫn cách thể hiện bản thân trên các diễn đàn mạng hay mạng xã hội. Vì thế, nhiều người nhận định đây là lớp đào tạo hot girl, hot boy mạng.
Các học viên ở đây sẽ được học kỹ năng trang điểm, quay phim chụp hình, ca hát, vũ đạo, dẫn chương trình talkshow... sau đó được hướng dẫn cách thể hiện bản thân trên các diễn đàn mạng hay mạng xã hội. Vì thế, nhiều người nhận định đây là lớp đào tạo hot girl, hot boy mạng.
lop-dao-tao-ngoi-sao-mang-xa-hoi-o-trung-quoc-2
Học viên được học thanh nhạc và thu âm với thiết bị khá đầy đủ
lop-dao-tao-ngoi-sao-mang-xa-hoi-o-trung-quoc-3
Lớp học múa và vũ đạo
lop-dao-tao-ngoi-sao-mang-xa-hoi-o-trung-quoc-4
Học viên được giới thiệu những kiểu makeup đang hot trên mạng và thực hành để có thể tự trang điểm cho mình
lop-dao-tao-ngoi-sao-mang-xa-hoi-o-trung-quoc-5
Lớp học khuyến khích và hướng dẫn mọi người thể hiện tài năng trên các trang mạng. Ngoài các kỹ năng, học viên còn được phân tích ví dụ về sự thành công của các nhân vật nổi tiếng trên mạng để học hỏi.
lop-dao-tao-ngoi-sao-mang-xa-hoi-o-trung-quoc-6
Ye Liang Chen, "ngôi sao" được biết đến khắp các diễn đàn mạng Baidu, Weibo trong năm 2015-2016, đến tham gia lớp đào tạo để chia sẻ cho các học viên "bí quyết trở thành ngôi sao trên mạng"
lop-dao-tao-ngoi-sao-mang-xa-hoi-o-trung-quoc-7
Nhiều cô gái có gương mặt sáng tham gia lớp đào tạo đặc biệt này với mong muốn trở nên nổi tiếng
Ở Trung Quốc, nhiều bạn trẻ trở nên hot trên mạng nhờ nhan sắc nổi bật hay chỉ   cần hành động, lời nói nào đó gây sốc. Lớp đào tạo này được giới thiệu là giúp các   bạn trẻ tự tin thể hiện bản thân và nổi tiếng nhờ tài năng. Tuy nhiên, một số netizen   vẫn bình luận tiêu cực: "Các cô gái bây giờ chỉ thích nổi tiếng nhanh chóng, kiếm   tiền dễ dàng, ai cũng muốn làm ngôi sao".
Ở Trung Quốc, nhiều bạn trẻ trở nên hot trên mạng nhờ nhan sắc nổi bật hay chỉ cần hành động, lời nói nào đó gây sốc. Lớp đào tạo này được giới thiệu là giúp các bạn trẻ tự tin thể hiện bản thân và nổi tiếng dựa vào tài năng. Tuy nhiên, một số người vẫn bình luận tiêu cực: "Các cô gái bây giờ chỉ thích nổi tiếng nhanh chóng, kiếm tiền dễ dàng, ai cũng muốn làm ngôi sao".

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Mỹ bác yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông


Trong sự kiện được tờ Washington Post tổ chức hôm 30/3, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work khẳng định, Mỹ đã nói rõ với Trung Quốc về quan điểm của nước này với yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
My bac yeu sach chu quyen cua Trung Quoc tren Bien Dong hinh anh 1
Hoạt động bồi lấp phi pháp của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Các quan chức Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc sẽ phản ứng với phán quyết của Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc trong vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh bằng cách thiết lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, giống cách họ đã thực hiện trên biển Hoa Đông trong tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.
Trong những tuyên bố trước đây, Mỹ luôn cho rằng mình không phải là một bên trong tranh chấp trên Biển Đông. Mỹ chỉ khẳng định những lợi ích chiến lược mà quốc gia này có với tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới. Washington cũng nhiều lần phản đối các việc làm của Trung Quốc trên các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vì cho rằng nó đe dọa tới quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Washington nhiều lần thể hiện quyết tâm đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực thông qua việc điều tàu chiến và oanh tạc cơ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể mà Bắc Kinh bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Việc làm này gián tiếp cho thấy Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Về phần mình, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Bắc Kinh vẽ ra cái gọi là đường 9 đoạn hay đường lưỡi bò cùng sự nhập nhèm của nó nhằm từng bước hiện thực hóa yêu sách chủ quyền trên tuyến hàng hải huyết mạch, với 40% lượng hàng hóa toàn cầu lưu thông. Bắc Kinh cũng nhiều lần từ chối giải thích rõ đường lưỡi bò mà họ vẽ ra trên Biển Đông.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông không phản ánh đúng vai trò của một nước lớn, có trách nhiệm với hòa bình và ổn định của thế giới. Ngược lại, nó biến Bắc Kinh trở thành kẻ bắt nạt và đang dần bị cô lập trên trường quốc tế.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Mỹ sẽ không công nhận nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông

Mỹ hôm qua khẳng định nước này sẽ không công nhận những vùng kiểm soát mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên Biển Đông, đồng thời coi hành động đó là một bước đi nhằm "gây bất ổn".



my-se-khong-cong-nhan-neu-trung-quoc-lap-adiz-o-bien-dong
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work . Ảnh: AP
Giới chức Mỹ từng bày tỏ quan ngại trước việc một phán quyết của tòa án quốc tế về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc liên quan đến các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dự kiến được đưa ra trong vài tuần tới, có thể khiến Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông như đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013.
Xuất hiện tại một sự kiện do tờ Washington Post tổ chức, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work nhấn mạnh Mỹ sẽ không công nhận một vùng cấm như vậy trên Biển Đông như từng không công nhận vùng cấm trên Hoa Đông, theoReuters.
"Tôi không tin họ có cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng tôi cũng nhắc đi nhắc lại rằng chúng tôi sẽ bay và đi tại bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép", ông Work nói. "Chúng tôi đã truyền đạt rõ ràng tới các đối tác Trung Quốc và chúng tôi cho rằng lập ADIZ là một hành động gây bất ổn. Chúng tôi mong muốn các bất đồng liên quan đến vấn đề chủ quyền trên Biển Đông phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa giải, không ép buộc hay cưỡng chế".
Bình luận của ông Work được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị đến Washington trong tuần này để tham dự một hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng cũng phản đối mạnh mẽ cả việc Trung Quốc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Washington cho rằng các đảo nhân tạo sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự dù Bắc Kinh phủ nhận điều này.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Ông Tập Cận Bình thăm Séc, tham gia mở kênh đào lớn nhất châu Âu

South China Morning Post ngày 26/3 đưa tin, ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc sẽ có chuyến thăm chính thức đến Cộng hòa Séc tuần tới, làm tăng hy vọng sự tham gia của Trung Quốc vào dự án kênh đào lớn nhất châu Âu.
Trong chuyến công du đầu tiên của mình đến một nước Trung - Đông Âu, ông Tập Cận Bình hy vọng mối quan hệ Trung - Séc sẽ trở thành mối quan hệ đối tác chiến lược và mang lại khoảng 20 thỏa thuận, bao gồm hợp tác thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính, y tế, hàng không, công nghệ và văn hóa.
Ông Tập Cận Bình đón Tổng thống Cộng hòa Séc trong một lần thăm Trung Quốc, ảnh: SCMP.
Đây là lần đầu tiên nguyên thủ Trung Quốc đến thăm Cộng hòa Séc, và là hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 giữa Tập Cận Bình với người đồng cấp, ông Milos Zeman kể từ năm 2013. Zeman cũng là lãnh đạo duy nhất một nước thành viên EU tham dự duyệt binh quy mô lớn tại Thiên An Môn ngày 3/9 năm ngoái.
Feng Zhongping, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu thuộc Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc nói, chuyến đi này ông Tập Cận Bình có khả năng tập trung thảo luận triển khai ý tưởng Một vành đai, một con đường. Séc có một vị trí quan trọng trên Con đường Tơ lụa mà ông Bình muốn khôi phục.
Trước khi ông Tập Cận Bình đến Séc, Phó Chủ tịch Quốc hội nước này nói rằng Trung Quốc đã hứa sẽ cùng tài trợ cho dự án xây dựng kênh đào Danube Oder Elbe Canal mà ông Zeman thúc đẩy, hai bên sẽ đầu tư khoảng 1 tỉ euro trong giai đoạn 1.
Con kênh dự kiến này sẽ là một hành lang đường thủy hình chữ Y kết nối từ Ba Lan, Séc đến Slovakia và Áo, kết nối Biển Bắc tại Hamburg của Đức đến Biển Đen ở Constanta của Romania và Biển Baltic ở Szczecin, Ba Lan.
Trung Quốc coi các nước Trung và Đông Âu như cửa ngõ để vào Liên minh châu Âu. Năm ngoái Trung Quốc gia nhập Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (EBRD), một định chế quan trọng trong xây dựng khu vực kể từ năm 1991.
Bắc Kinh đã đề xuất một cơ chế hợp tác tài chính với 16 quốc gia khu vực.
Ông Tập Cận Bình sẽ thăm Cộng hòa Séc từ 28 đến 30/3 trước khi sang Washington dự một hội nghị thượng đỉnh hạt nhân và hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Tàu Trung Quốc tới Indonesia tập trận sau cuộc chạm trán ở Biển Đông

Reuters dẫn thông báo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay, đội tàu của hải quân nước này sẽ tham gia chương trình huấn luyện chung và tiến hành các bài tập cứu trợ thảm họa với 16 quốc gia, gồm Indonesia, Mỹ và Nga.
Các bài tập do Hải quân Indonesia điều phối sẽ bắt đầu tại Padang và các đảo lân cận vào ngày 12/4.
Tau TQ toi Indonesia tap tran sau cuoc cham tran o Bien Dong hinh anh
Vị trí Padang trên bản đồ. Đồ họa: World Guides
Thông tin tàu của Hải quân Trung Quốc tới Indonesia tham gia diễn tập chung xuất hiện chỉ một tuần sau khi Bắc Kinh gây sự với Indonesia trên Biển Đông.
Sáng 20/3, khi tàu tuần tra Indonesia áp giải tàu cá Kway Fey cùng 8 thuyền viên về khu vực gần quần đảo Natuna để xử phạt vì xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia, tàu hải cảnh Trung Quốc tông vào tàu tuần tra của Indonesia nhằm giải vây cho tàu nước họ. 
Ngày 21/3, Trung Quốc cho rằng tàu cá nước này đang hoạt động ở "ngư trường truyền thống của Trung Quốc" thì bị một tàu có vũ trang của quốc đảo Đông Nam Á "quấy rối", buộc tàu hải cảnh Trung Quốc phải đến để hỗ trợ.
Giới quan sát nhận định vụ việc cho thấy Indonesia cũng là một “con mồi” của Trung Quốc, do đó không thể đứng ngoài tranh chấp Biển Đông. Chính quyền Jakarta triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối, quyết truy tố 8 ngư dân và dọa kiện Bắc Kinh.
Tau TQ toi Indonesia tap tran sau cuoc cham tran o Bien Dong hinh anh
Tàu của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Financialexpress
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố về cái gọi là "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò" nuốt gần trọn Biển Đông. Indonesia không phải là bên tranh chấp tại Biển Đông, nhưng nước này lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ đưa quần đảo Natuna giàu tài nguyên mà Indonesia đang kiểm soát vào cái gọi là "đường 9 đoạn". Quần đảo Natuna ở phía nam Biển Đông, giữa bán đảo Mã Lai và đảo Borneo. 
Hồi tháng 11/2015, Indonesia tuyên bố có thể sẽ kiện Trung Quốc ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nếu yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông không được giải quyết thông qua đối thoại. Indonesia nhấn mạnh, yêu sách "đường 9 đoạn" do Trung Quốc vẽ ra là vấn đề không chỉ riêng nước này phải đối mặt mà nó cũng tác động trực tiếp tới lợi ích của Malaysia, Brunei, Việt Nam và Philippines.
Indonesia tin rằng yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đối với một phần quần đảo Natuna là "không có cơ sở pháp lý".


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Trung Quốc bị tố quỵt tiền mua tàu sân bay Liêu Ninh

Một doanh nhân Hong Kong đang vật lộn với khoản nợ 120 triệu USD Bắc Kinh không chịu trả ông sau thương vụ mua tàu sân bay từ Ukraine và kéo nó về Trung Quốc nhiều năm trước.

“Tôi không có đủ vốn để đầu tư cho hai dự án quân sự - dân sự và các kế hoạch khác vì vụ tàu sân bay không chỉ tiêu tốn phần lớn số vốn mà còn khiến tôi rơi vào cảnh nợ nần”, tờ South China Morning Post dẫn lời doanh nhân Xu Zengping khi đề cập tới thương vụ mua Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Xu cho biết, trong hơn 20 năm qua, ông đã phải vay tiền để trang trải các khoản nợ từ hợp đồng mua bán tàu sân bay Varyag của Ukraine. Varyag sau được đổi tên thành Liêu Ninh dưới quyền sở hữu chính thức của Trung Quốc.
Trung Quoc bi to quyt tien mua tau san bay Lieu Ninh hinh anh
Doanh nhân  Xu Zengping. Ảnh: SCM
Theo doanh nhân Hong Kong, ban đầu Chuẩn đô đốc He Pengfei và sau này là Phó tư lệnh Hải quân Trung Quốc cử ông là người trung gian mua tàu sân bay Varyag từ nhà máy đóng tàu Nikolayev South ở Biển Đen vào năm 1998 với giá 20 triệu USD.
Tuy nhiên, trên thực tế, tổng chi phí mua và vận chuyển tàu về cảng Đại Liên, ngốn của ông Xu tới 120 triệu USD.
“Một số người trong quân đội thậm chí còn cố tình bôi nhọ tên tuổi của tôi. Họ cho rằng tôi kiếm được nhiều tiền từ thỏa thuận này. Nếu tôi muốn kiếm lời từ việc này, tôi sẽ bán tàu sân bay sau khi mua nó. Nhưng tôi đã không làm thế, phải không?”, ông Xu nói.
Doanh nhân Xu còn cho biết, một điều “rất vô lý” là cho tới giờ, cả chính phủ cũng như quân đội Trung Quốc không trả cho ông một đồng Nhân dân tệ nào sau thương vụ mua tàu sân bay của Ukraine.
Trung Quoc bi to quyt tien mua tau san bay Lieu Ninh hinh anh
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Ảnh: SCMP
Xu cho biết chính phủ từ chối thanh toán bởi “hải quân không có đủ ngân sách vào thời điểm cuối những năm 1990, do kinh tế Trung Quốc khó khăn”. Tuy nhiên, theo ông, ít nhất họ nên có lời giải thích chính thức về việc tàu sân bay đã được chuyển cho hải quân bằng cách nào? Và vai trò của ông trong thỏa thuận là gì.
Tàu sân bay Varyag đã đổi tên thành Liêu Ninh khi nó chính thức được chuyển giao cho quân đội Trung Quốc tháng 9/2012. Cho đến nay, nó chỉ được sử dụng cho hoạt động đào tạo. Thậm chí, doanh nhân Xu không được mời đến dự buổi vận hành chính thức của tàu.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Bị tố xâm nhập lãnh hải, Trung Quốc "không rõ Malaysia nói gì"



Theo báo News Straits Times (Malaysia), chính phủ Malaysia dự kiến công bố báo cáo sơ bộ về trường hợp khoảng 100 tàu Trung Quốc tiếp cận bãi cạn Gugusan Beting Patinggi (tên khác là Luconia) ở biển Đông vào ngày 25/3 (giờ địa phương).
Trước đó, 3 tàu thuộc Cơ quan Thực thi Hàng hải (MMEA) và Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) cùng 1 máy bay Bombardier đã tới bãi cạn Gugusan Beting Patinggi do Kuala Lumpur tuyên bố chủ quyền vào tối 24/3 (giờ địa phương).
Theo báo cáo ban đầu, khoảng 100 tàu thuyền đăng ký tại Trung Quốc được nhìn thấy hiện diện gần bãi cạn – cách thị trấn Miri, bang Sarawak của Malaysia 128 km. Đặc biệt, đi kèm các tàu thuyền này là 2 tàu hải cảnh Trung Quốc làm công tác bảo vệ.
Lực lượng MMEA và RMN xác nhận họ phát hiện một nhóm ngư dân Trung Quốc ở đó. Bộ trưởng Văn phòng thủ tướng Malaysia Shahidan Kassim phụ trách vấn đề an ninh quốc gia nhấn mạnh nếu tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, tất cả sẽ bị trừng trị theo pháp luật.
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc. Ảnh: CSIS
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc. Ảnh: CSIS
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã có phản ứng đầu tiên trước thông báo của chính phủ Malaysia về vụ việc. Tại buổi họp báo thường kỳ, ông Hồng nói “không rõ các chi tiết” mà Kuala Lumpur đề cập.
“Những gì tôi muốn chỉ ra, đó là thời điểm hiện tại đang vào mùa đánh bắt cá ở biển Đông. Tại thời điểm này hằng năm, tàu đánh cá Trung Quốc trong các vùng lãnh hải liên quan đều thực hiện những hoạt động đánh bắt cá bình thường” – ông Hồng nói và tránh nhắc đến vụ 100 tàu thuyền nước này tiếp cận bãi cạn Gugusan Beting Patinggi.
Tuần này, Trung Quốc cũng gây hấn với Indonesia bằng hành động triển khai một tàu hải cảnh ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia. Tàu Trung Quốc ngang nhiên ngăn cản nhà chức trách hàng hải địa phương bắt giữ một tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép. Tuy tàu cá trên thoát được song toàn bộ 8 người trên đó bị Indonesia bắt giữ và có thể bị truy tố.
Jakarta đã cáo buộc Bắc Kinh vi phạm chủ quyền của mình. Đáp lại, Trung Quốc nói rằng tàu của họ “hoạt động trong ngư trường truyền thống và không xâm phạm lãnh hải Indonesia”.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Philippines, Indonesia tiếp sức Malaysia, Trung Quốc thêm cô độc?

Malaysia đối đầu Trung Quốc trên biển Đông
Ngày 24/3, ông Shahidan Kassim, Bộ trưởng an ninh quốc gia Malaysia cho biết, các lực lượng bảo vệ phát luật trên biển của nước này đã phát hiện khoảng 100 tàu cá Trung Quốc đang lởn vở, có ý định xâm phạm lãnh hải của nước này, ở khu vực gần bãi cạn Luconia.
Theo ông Shahidan, chính phủ đã chỉ thị cho cơ quan pháp luật hàng hải Malaysia (MMEA) và cả lực lượng hải quân triển khai các tài sản của họ để theo dõi tình hình.
"Ba tàu MMEA đã được điều tới khu vực. Các tàu hải quân hoàng gia cũng có mặt. Máy bay Bombardier cũng đã tiến hành giám sát trên không ở khu vực này và phát hiện thấy ngư dân Trung Quốc tại đó", ông Shahidan tuyên bố.
Bộ trưởng An ninh quốc gia Malaysia nhấn mạnh, hành động thực thi pháp luật phù hợp sẽ được áp dụng nếu phát hiện nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.
Philippines, Indonesia tiep suc Malaysia, Trung Quoc them co doc?
Malaysia vừa lên tiếng cáo buộc 100 tàu cá Trung Quốc có ý định xâm phạm lãnh hải nước này, ở khu vực gần bãi cạn Luconia.
Cụm bãi cạn Luconia gồm nhiều rạn đá ngầm (hay bãi cạn) ở phía nam Biển Đông. Cả Trung Quốc và Malaysia đều tuyên bố chủ quyền với khu vực này. Bắc Kinh cho rằng, Luconia nằm trong cái gọi là đường 9 đoạn mà họ đơn phương đưa ra nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông.
Năm ngoái, Malaysia cũng lên tiếng mạnh mẽ phản đối tàu hải cảnh Trung Quốc thả neo tại cụm bãi cạn Luconia. Cụm bãi cạn này nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế khoảng 400km mà Malaysia tuyên bố chủ quyền. Khu vực này chỉ cách đảo lớn Borneo của Malaysia khoảng 150km về phía bắc, trong khi cách lục địa Trung Quốc tới 2.000km.
Tháng 10/2015, MMEA cũng đã điều tàu tuần tra đến khu vực này để theo dõi động thái của một tàu hải cảnh Trung Quốc neo đậu ở cụm bãi cạn Luconia, cách thành phố biển Miri, bang Sarawak khoảng 84 hải lý.
Trước đó từ năm 2013, các lực lượng chức năng Malaysia đã giám sát sự hiện diện của tàu hải cảnh Trung Quốc. Nhiều ngư dân Malaysia ở vùng biển Miri cho biết họ ngại đến gần cụm bãi cạn Luconia vì tàu của Trung Quốc thường xuất hiện ở đó.
Philippines, Indonesia tiếp sức cho Malaysia?
Những tuyên bố và hành động mạnh mẽ của Malaysia được diễn ra trong thời điểm Trung Quốc tiến hành thêm hàng loạt các hoạt động gây hấn trên biển Đông. Giới phân tích cho rằng, dường như Philippines và Indonesia đang tiếp thêm sức mạnh để Kuala Lumpur hiên ngang đối đầu và cô lập Bắc Kinh trên vùng biển Đông.
Tối ngày 23/3 Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã thành lập “Tiểu ban công tác đặc biệt toàn quốc biển Tây Philippines” (Philippines gọi Biển Đông là biển Tây Philippines), thống nhất quản lý các vấn đề liên quan đến Biển Đông.
“Tổng thống sẽ thông qua Cơ quan an ninh nội các để chỉ đạo Tiểu ban công tác đặc biệt toàn quốc biển Tây Philippines, hoạch định và phối hợp các mục tiêu khác nhau của các đơn vị đối với biển Tây Philippines, cung cấp báo cáo và kiến nghị về các vấn đề biển Tây Philippines”, Tổng thống Benigno Aquino tuyên bố.
Philippines, Indonesia tiep suc Malaysia, Trung Quoc them co doc?
Các nước liên kết đối đầu Trung Quốc trên biển Đông
Trước đó, ngày 19/3, Indonesia đã bắt giữ 8 thuyền viên trên một tàu cá của Trung Quốc do xâm phạm lãnh hải gần quần đảo Natuna của nước này. Dù sau đó, Bắc Kinh đã lên tiếng đòi phóng thích những thuyền viên này nhưng Jakarta đã kiên quyết cự tuyệt.
Ngoài tuyên bố kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, Bộ trưởng An ninh Indonesia còn khẳng định Jakarta sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại Natuna – khu vực tàu Trung Quốc xâm phạm bằng cách triển khai thêm quân và trang bị thêm tàu tuần tra tốt hơn và sẽ xây thêm nhiều căn cứ hải quân trong quần đảo với hệ thống phòng thủ mạnh.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Trung Quốc lái dư luận về việc xây căn cứ quân sự ở nước ngoài





Binh lính Hải quân Trung Quốc làm nhiệm vụ canh gác khi công dân nước này lên tàu Lâm Nghi tại cảng ở thành phố Aden, Yemen, năm 2015. Ảnh: Reuters​
Binh lính Hải quân Trung Quốc làm nhiệm vụ canh gác khi công dân nước này lên tàu Lâm Nghi tại cảng ở thành phố Aden, Yemen, năm 2015. Ảnh: Reuters​
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận họ đã truyền đạt ý định của nước này về căn cứ ở Djibouti tới “các nước và tổ chức quốc tế liên quan”, nhắc lại rằng mục đích của cơ sở này là tiếp tế cho hoạt động chống cướp biển, nhân đạo và gìn giữ hòa bình.
“Điều cần nhấn mạnh là Trung Quốc duy trì con đường phát triển hòa bình và chưa bao giờ tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang hoặc bành trướng quân sự. Điều này không bao giờ thay đổi”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết.
Theo cơ quan này, các nước phương Tây không nên lo lắng nếu Trung Quốc tìm kiếm “các tiền đồn quân sự”, điều mà các nước phương Tây đã thực hiện trên khắp thế giới nhiều năm qua.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc tránh dùng từ “căn cứ quân sự” để mô tả cơ sở của nước này ở Djibouti. Một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc giấu tên cho biết, ý tưởng về cơ sở tại Djibouti được đưa ra hồi năm ngoái khi hải quân Trung Quốc sơ tán người nước ngoài từ Yemen. Các tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc phải lấy phần lớn thiết bị tiếp tế ở trên tàu để phục vụ hoạt động cứu hộ.
Điều này thúc đẩy Trung Quốc tìm các căn cứ mới. Không giống Mỹ, Trung Quốc không có các căn cứ tiếp tế cố định. “Nó (căn cứ ở Djibouti) hoàn toàn chỉ là cơ sở tiếp tế”, nguồn tin ngoại giao cho hay.

Ấn Độ lo ngại

Trung Quốc tiến hành xây dựng căn cứ quân sự ở Djibouti, quốc gia châu Phi dưới 1 triệu dân, bắt đầu từ tháng 2 năm nay. Trung Quốc nói muốn đưa căn cứ này thành một trung tâm vận chuyển quốc tế. Với vị trí ở rìa phía tây bắc Ấn Độ Dương, Ấn Độ lo ngại Djibouti sẽ trở thành một “chuỗi ngọc trai” khác của Bắc Kinh.
Chiến lược "chuỗi ngọc trai" là các tuyến giao thông hàng hải của Trung Quốc kéo dài đến Sudan, đi qua eo biển chiến lược Mandeb, eo biển Malacca, eo biển Hormuz và eo biển Lombok.
Các quan chức quân đội Ấn Độ cho rằng, sự hiện diện của hải quân Trung Quốc tại Djibouti sẽ thúc đẩy New Delhi mở rộng kế hoạch dự phòng quân sự - điều cho tới nay chỉ giới hạn hoạt động trên bộ và trên không xuất phát từ tranh chấp biên giới với Trung Quốc trên dãy Himalaya suốt nhiều thập niên.
Trong báo cáo của Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng do chính phủ Ấn Độ tài trợ, Thiếu tướng Mandip Singh cho rằng, sự xuất hiện của Trung Quốc ở cảng nước sâu Gwadar của Pakistan sẽ thúc đẩy vai trò của lực lượng hải quân Trung Quốc. Điều này đặt ra mối đe dọa đối với hải quân Ấn Độ.
"Djibouti cũng cho phép Trung Quốc đặt các thiết bị không lực hải quân tầm xa ở đó. Những thiết bị này có khả năng duy trì giám sát trên biển Arab cũng như vùng hải đảo của Ấn Độ ở ngoài khơi bờ biển phía tây”, ông cảnh báo.
Các nhà ngoại giao phương Tây nhận định, nếu là Ấn Độ, họ sẽ rất lo lắng trước những điều Trung Quốc dự định thực hiện ở Djibouti.

Bất thường 

Theo Reuters, thông điệp mới từ Trung Quốc về căn cứ quân sự ở Djibouti là hoàn toàn trái ngược với lập trường hiếu chiến của Bắc Kinh tại Biển Đông. Trung Quốc nhiều lần lớn tiếng tuyên bố không tìm cách bá quyền bằng việc mở rộng sức mạnh quân sự, gồm cả các căn cứ ở nước ngoài. Tuy nhiên, những hành động thực tế của Bắc Kinh hoàn toàn không cho thấy điều này.
Giờ đây, Trung Quốc đang dùng truyền thông nhà nước để xử lý các mối lo ngại về mục tiêu thiết lập căn cứ quân sự ở Djibouti. “Trung Quốc đang lý giải đây là một phần của chiến lược ‘một vành đai, một con đường’, giúp kết nối Ethiopia tới biển”, một nhà ngoại giao phương Tây nhận xét. Theo truyền thông Trung Quốc, tuyến đường sắt 4 tỷ USD sẽ kết nối thủ đô Addis Ababa của Ethiopia với cảng do Bắc Kinh đầu tư ở Djibouti.
Trong khi đó, một nhà ngoại giao khác cho rằng, tuyên bố mới từ Trung Quốc là động thái “bất thường” của chính phủ nước này nhằm tìm cách thử dư luận và thể hiện sự minh bạch trong kế hoạch. “Trung Quốc không muốn bị xem như mối đe dọa”, nhà ngoại giao giấu tên nói.
Trong phiên họp hàng năm của quốc hội Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị nói nước này có thể xây thêm nhiều căn cứ khác trên thế giới. Chính phủ và các công ty Trung Quốc đang hỗ trợ việc xây dựng một số cảng ở châu Phi. Theo nguyên tắc thương mại, các tàu hải quân Trung Quốc có thể neo đậu ở những cảng này trong một ngày.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Tai nạn hầm mỏ thảm khốc tại Trung Quốc, 19 người thiệt mạng


Điều kiện làm việc nghèo nàn bên trong một mỏ than tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết, vụ sập hầm mỏ xảy ra vào đêm qua tại một khu mỏ than ngầm ở thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây. Mỏ than xảy ra vụ tai nạn thuộc quyền quản lý của Tập đoàn than Đại Đồng Sơn Tây.
Kênh truyền hình CCTV cho biết, vụ sập hầm đã khiến 129 người bị mắc kẹt lại dưới lòng đất, số còn lại đã kịp thời chạy thoát. Cho đến thời điểm hiện tại, vụ tai nạn đã khiến 19 thợ mỏ thiệt mạng.
Điều kiện làm việc tại các cơ sở khai khoáng của Trung Quốc từ lâu đã được coi là nguy hiểm nhất trên Thế giới. Trong những năm qua, chính phủ nước này đã áp dụng nhiều biện pháp, chế tài nhằm giảm số lượng các vụ tai nạn lao động tại các khu hầm mỏ,tuy nhiên các vụ tai nạn như cháy, sập hầm, vẫn thường xuyên diễn ra.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons