Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Trung Quốc vật lộn với 2 "phép thử" dồn dập ở Biển Đông

Bắc Kinh cùng lúc phải đối mặt với thách thức kép trong các tuyên bố lãnh thổ phi lý ở Biển Đông, sau khi Mỹ điều tàu chiến áp sát đảo nhân tạo và tòa án quốc tế tuyên bố sẽ xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về “đường lưỡi bò”.


Bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, nơi bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo (Ảnh: CSIS/AMTI)
Bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, nơi bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo (Ảnh: CSIS/AMTI)
Tòa Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc (PCA) tại La Hay, Hà Lan hôm thứ Năm khẳng định có quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền quá đáng ở Biển Đông. Vụ việc diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Hải quân Mỹ điều một tàu khu trục vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa để khẳng định tự do hàng hải.
Say khi chỉ trích cuộc tuần tra của Mỹ là một “hành động liều lĩnh”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30/10 nói rằng phán quyết của PCA là “vô giá trị và không có tính bắc buộc đối với Trung Quốc”.
“Liên quan tới các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, các lợi ích và quyền lợi hàng hải, Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào bị áp đặt hoặc bất kỳ cách thức đơn phương nào đối với cách giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ 3”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Bắc Kinh cũng nhắc lại lời khuyên từng đưa ra với Manila kể từ khi Philippines khởi kiện Trung Quốc vào năm 2013: hãy hủy vụ việc và duy trì quan hệ tốt với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Một số nhà phân tích cho rằng, các chiến lược của 2 đồng minh thân cận, Mỹ và Philippines, đang gây sức ép đối với Trung Quốc nhằm làm rõ các tuyên bố chủ quyền mơ hồ đối với hầu hết Biển Đông theo luật pháp quốc tế.
“Mỹ và Philippines đang hành động hiệu quả giống như một đội”, tờ Tạp chí phố Wall dẫn lời ông Richard Javad Heydarian, một học giả chuyên về an ninh khu vực tại Đại học De La Salle ở Manila. “Philippines đã vượt qua rào cản rất khó khăn bằng cách làm rõ vấn đề phân xử”.
Quyết định của tòa quốc tế tại La Hay là một đòn giáng vào Bắc Kinh. Giờ đây, tòa án sẽ nghe vụ kiện của Philippines đối với các tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Manila cũng cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế thông qua các hành động tại vùng biển tranh chấp.
Nhưng ít người kỳ vọng Trung Quốc sẽ tuân thủ, dù Philippines có thắng trong phiên tòa.
“Không có gì đảm bảo là Trung Quốc sẽ tuân thủ các kết quả không có lợi cho nước này”, William Choong, một chuyên gia an ninh châu á tại Viện nghiên cứu nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh, cho hay.
Các cuộc đối đầu mới nhất ở Biển Đông diễn ra trong bối cảnh một loạt các hoạt động hoạt ngoại giao sắp diễn ra tại châu Á, nơi vấn đề tranh chấp lãnh thổ chắc chắn sẽ được thảo luật. Cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên giữa Nhật-Trung-Hàn sẽ diễn ra vào cuối tuần này ở Seoul. Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm Hà Nội đầu tháng 11. Các lãnh đạo thế giới sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC thường niên ở Manila, Philippines vào giữa tháng 11.
Chiến lược của Trung Quốc giờ đây sẽ là nhấn mạnh mục đích dân sự cho các đảo nhân tạo và giảm nhẹ các mục đích quân sự, ông William Choong nhận định, trong khi cố gắng làm chệch hướng sự chỉ trích của dư luận bằng cách “quyến rũ” các láng giềng khu vực với các sáng kiến như Ngân hàng Hạ tầng châu Á (AIIB).
Ông Choong dự đoán, thế bế tắc ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp diễn, khi Mỹ tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra quan các đảo nhân tạo, còn Trung Quốc cũng sẽ điều tàu chiến và chỉ trích các hoạt động của Mỹ. “Mỹ và Trung Quốc đều có thể nói rằng họ đang giữ vững lập trường mà không bị mất mặt”, ông Choong nói.
Luật sư Mỹ Paul Reichler hiện là trưởng nhóm luật sư đại diện cho Philippines sau khi tham gia một loạt các vụ việc đại diện cho các quốc gia nhỏ hơn chống lại các quốc gia lớn hơn. Ông cũng nói rằng cái gọi là “đường 9 đoạn”, mà Bắc Kinh vạch ra để tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, không phù hợp với luật pháp quốc tế được ghi trong Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho hay, phán quyết của Tòa Thường trực “cho thấy các vấn đề phân xử như vậy trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế là một cách thức nhằm phần nào kiểm soát các tranh chấp lãnh thổ, dù không giải quyết được chúng”


Phán quyết của Tòa Liên Hợp Quốc là cú giáng mạnh với Trung Quốc

Chỉ với việc chấp thuận thụ lý đơn kiện của Philippines và bác bỏ mọi lí lẽ của Trung Quốc, tòa Liên Hợp Quốc đã tung về phía Bắc Kinh một cú giáng mạnh. Nguy cơ các bên tuyên bố chủ quyền khác cũng có hành động pháp lý chống Trung Quốc là có thể xảy ra.


Đại diện chính phủ Philippines trong phiên điều trần trước PCA tại Hà Lan (Ảnh: Inquirer)
Đại diện chính phủ Philippines trong phiên điều trần trước PCA tại Hà Lan (Ảnh: Inquirer)
Phán quyết của PCA được đưa ra giữa lúc tư lệnh Hải quân Trung Quốc cảnh báo người đồng cấp phía Mỹ về khả năng những cuộc chạm trán giữa hai bên tại Biển Đông có thể leo thang thành xung đột, truyền thông Nhà nước Trung Quốc đưa tin. Cảnh báo được phát đi 2 ngày sau khi một tàu khu trục tên lửa của Mỹ áp sát các đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp phi pháp, trong động thái được Washington khẳng định nhằm thực thi tự do đi lại.
Trong thông cáo ngày 29/10, PCA khẳng định có quyền tài phán với 7 trong số 15 nội dung Philippines khiếu nại chống Trung Quốc, bao gồm cả khiếu nại về tính hợp pháp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên cái gọi là đường 9 đoạn.
Thông qua những đường nét đứt mơ hồ trên bản đồ của mình, Bắc Kinh quả quyết có chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có những tuyến hàng hải huyết mạch, và khoảng 1/3 lượng dầu mỏ được giao dịch trên thế giới chuyển qua. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại đây.
Các nhà phân tích tin rằng, quyết định của PCA ngay lúc này đã đặt Trung Quốc vào thế bất lợi, bởi nó có thể khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền khác có hành động tương tự.
“Trong ngắn hạn, nó sẽ châm ngòi cho những phản ứng mạnh mẽ từ tất cả các bên liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông”, Zhang Xinjun, một chuyên gia luật tại đại học Tsinghua, Bắc Kinh cho biết.
Nhà nghiên cứu cấp cao Ian Storey, đến từ Viện nghiên cứu Động Nam Á, khẳng định một chiến thắng cho Philippines cũng là một chiến thắng gián tiếp cho các bên tuyên bố chủ quyền khác.
Với việc bác bỏ quyền tài phán của PCA, Bắc Kinh đã tuyên bố không chấp nhận bất kỳ kết luận nào của cơ quan này, do họ tin rằng PCA không có quyền tài phán đối với các tranh chấp chủ quyền.
Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 30/10 khẳng định Trung Quốc năm 2006 đã đưa ra tuyên bố dựa trên những ngoại lệ được phép chọn lựa theo Điều 298 của UNCLOS, trong đó khẳng định không quốc gia nào được đơn phương khởi động tiến trình pháp lý về giải quyết tranh chấp chủ quyền khi chưa có sự đồng ý của Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc từ chối xuất hiện tại tòa sẽ hủy hoại hình ảnh của Trung Quốc, khiến họ trở thành người không tuân thủ luật pháp quốc tế và bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, Zhang Mingliang, một nhà nghiên cứu tại đại học Jinan nhận định.
“Trung Quốc nên cân nhắc một số lợi ích và quan ngại của Philippines, và để cho họ thấy được hy vọng thông qua các kênh đối thoại song phương. Việc này sẽ giúp Trung Quốc tạo lập hình ảnh một quốc gia thân thiện và có trách nhiệm. Đó sẽ là một giải pháp thiết thực hơn”, ông Zhang nói.
Việc Trung Quốc không hiện diện tại các phiên điều trần cũng không ảnh hưởng tới quá trình phân xử, quy định của UNCLOS nêu rõ. Trong khi một phán quyết có tính ràng buộc pháp lý với tất cả các bên sẽ được PCA đưa ra vào khoảng giữa năm 2016.
“Lí do thực sự Trung Quốc từ chối tham gia phân xử là vì họ biết những tuyên bố chủ quyền rộng lớn của họ trên Biển Đông là không phù hợp với UNCLOS và họ sẽ thua”, chuyên gia Storey nói.
“Nếu tòa ra phán quyết có lợi cho Philippines, đó sẽ là một chiến thắng pháp lý và tâm lý cho Manila. Trái bóng sau đó sẽ ở phần sân Trung Quốc khi họ phải chứng minh các tuyên bố chủ quyền biển của mình theo luật pháp quốc tế hiện hữu”.
Dù vậy, ông Euan Graham, giám đốc Chương trình an ninh quốc tế, Viện Lowy tại Sydney, cảnh báo cần tránh miêu tả đây là “chiến thắng” cho Philippines.
“Philippines có thể, và có khả năng, nhận được phán quyết có lợi cuối cùng. Nhưng chúng ta không nên quên rằng tòa cũng sẽ cân nhắc các quyền lịch sử của Trung Quốc”, ông Graham nói.
Mặc dù phán quyết cuối cùng của PCA có lẽ không thể thực thi, “không thể đánh giá thấp mức độ mất mặt nó gây ra cho Bắc Kinh”, chuyên gia này cho biết thêm.
Lí lẽ của Trung Quốc bị PCA bác bỏ
Trong phán quyết của mình PCA khẳng định đã xem văn bản khẳng định lập trường, được Bắc Kinh công bố tháng 12/2014 như lời tự biện hộ của mình với quá trình phân xử, dù không tham gia.
Văn bản này khẳng định Philippines tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với các bãi đá tranh chấp, và vạch ra các biên giới trên biển tại Biển Đông. Tuy nhiên, PCA khẳng định những khiếu nại của Philippines “phản ánh tranh chấp giữa hai quốc gia liên quan đến việc diễn giải hoặc áp dụng” UNCLOS.
“Sau khi rà soát các khiếu nại của Philippines, tòa bác bỏ những tranh luận được nêu trong văn bản thể hiện lập trường của Trung Quốc, rằng tranh chấp của các bên là về chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông, và do vậy nằm ngoài quyền tài phán của tòa”, thông cáo viết.
“Tòa cũng đã bác bỏ tranh luận được nêu trong văn bản thể hiện lập trường của Trung Quốc rằng tranh chấp của các bên thực chất là về việc vạch ra một biên giới trên biển giữa họ, và do đó bị loại trừ khỏi quyền tài phán của tòa, căn cứ trên một tuyên bố Trung Quốc đưa ra năm 2006”, PCA khẳng định.
PCA cũng bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng, việc Philippines đơn phương khởi kiện đã vi phạm quy trình giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.
Lập luận của Bắc Kinh rằng Manila chưa thực hiện đối thoại song phương đầy đủ về các tranh chấp trên Biển Đông, trước khi tìm đến các biện pháp pháp lý cũng bị PCA bác bỏ.
“Tòa xác định Philippines đã tìm cách thương lượng với Trung Quốc, và lưu ý rằng luật pháp quốc tế quy định rõ rằng không yêu cầu một quốc gia phải tiếp tục đàm phán sau khi họ kết luận rằng đã vận dụng hết mọi khả năng để đạt được một giải pháp qua đối thoại”.
Và trái với khẳng định của Trung Quốc, PCA cũng bác bỏ lập luận của Bắc Kinh rằng, việc các cơ chế giải quyết tranh chấp khác, cũng như những thỏa thuận song phương Philippines đã ký kết với Trung Quốc khiến Manila không được phép tìm kiếm sự phân xử theo UNCLOS và do đó PCA không có quyền tài phán.
Trong văn bản thể hiện lập trường của Trung Quốc, những cơ chế giải quyết tranh chấp và thỏa thuận song phương này bao gồm: Tuyên bố chung của Trung Quốc - Các quốc gia Đông Nam Á về Ứng xử của Các bên tại Biển Đông (DOC), một loạt tuyên bố chung giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến giải quyết tranh chấp qua đối thoại, và Hiệp ước về Hữu nghị và Hợp tác tại Đông Nam Á, cũng như Công ước về Đa dạng sinh học.
“Tòa… nhận thấy rằng nhiều cuộc bàn thảo và tham vấn của các bên đã không giải quyết được toàn bộ các vấn đề tranh chấp ở mức độ cụ thể như được thể hiện trong khiếu nại của Philippines. Điều này là có thể dự đoán và không cấu thành sự cản trở đối với các tuyên bố của Philippines”, phán quyết nêu rõ.
Và với những lí do nêu trên PCA đã chấp thuận thụ lý các khiếu nại của Philippines, bác bỏ lí lẽ của Trung Quốc. Tờ Inquirer của nước này dẫn lời ông Florin Hilbay, luật sư trưởng của Philippines, hôm 30/10 xác nhận PCA đã cho nước này thời hạn từ 24 - 30/11 tới để nêu ra các luận điểm chống lại Trung Quốc trước tòa.


Trung Quốc: Sập nhà 2 tầng, 17 người thiệt mạng

Một tòa nhà hai tầng tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã bất ngờ bị sập chiều 30/10, khi đang được cải tạo, khiến 17 người thiệt mạng và 23 người bị thương.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm người bị nạn tại hiện trường (Ảnh: AP)
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm người bị nạn tại hiện trường (Ảnh: AP)
Vụ việc xảy ra tại khu vực Beiwudu, huyện Wuyang. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho biết lực lượng cứu hộ đã nỗ lực suốt đêm qua, để tìm kiếm thi thể người thiệt mạng và giải cứu người còn sống mắc kẹt.
9 trong số những người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện thành phố Luohe gần đó.
Tại thời điểm ngôi nhà bị sập, phần móng của ngôi nhà đang được cải tạo, những người sống sót cho biết.
Chính quyền địa phương huyện Wuyang hiện đã hủy nỗ lực tìm kiếm người sống sót. Một cuộc điều tra đang được thực hiện để tìm hiểu nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn.
Một trong số những người sống sót trả lời kênh CCTV rằng, nhiều trong số các công nhân xây dựng đến từ thành phố Nanyang, phía tây nam Hà Nam. Một vài trong số đồng nghiệp của anh trước đây chỉ là nông dân, ít hoặc không được đào tạo về xây dựng, Feng Guoqing cho biết.
Tại thời điểm trên họ đang sử dụng một cái kích để nâng một góc của tầng một lên. Tuy nhiên chiếc kích đột ngột bị sập, khiến ngôi nhà bị sập.


Trung Quốc và tham vọng độc chiếm Biển Đông

Với nhiều đảo nhỏ, bãi đá và bãi cát, Biển Đông là điểm nóng về tranh chấp lãnh thổ giữa nhiều quốc gia. Đường 9 đoạn của Trung Quốc - vùng biển trải dài về phía nam và phía đông của đảo Hải Nam - tiếp giáp, thậm chí chồng lấn trong một số trường hợp, những vùng biển mà các nước láng giềng tuyên bố chủ quyền.
Căng thẳng leo thang khi Trung Quốc cải tạo khoảng 8 km2 đất trong một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn, biến những bãi cát thành đảo để xây sân bay, cảng và hải đăng.
Các phương tiện của Trung Quốc hút cát từ đáy biển để bồi đắp đảo trái phép ở Trường Sa. Ảnh: DigitalGlobe
Các phương tiện của Trung Quốc hút cát từ đáy biển để bồi đắp trái phép ở đá Vành Khăn, Trường Sa, Việt Nam. Ảnh: DigitalGlobe

Đòi hỏi của Trung Quốc trên biển

Trung Quốc bắt đầu chiếm các bãi đá thuộc Trường Sa của Việt Nam trong những năm cuối thập niên 1980. Ngoài ra Bắc Kinh còn chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Năm ngoái họ đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến gần quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam), vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngoài đòi hỏi ở Biển Đông, Trung Quốc cũng tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc ở biển Hoa Đông.
Trung Quốc và tham vọng độc chiếm Biển Đông
Ảnh vệ tinh quá trình xây dựng trong vòng một năm của Trung Quốc ở bãi Chữ Thập, Trường Sa, Việt Nam. Đồ họa: New York Times

Hoạt động bồi đắp đảo của Bắc Kinh

Vào năm 2014, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến dịch bồi đắp quy mô lớn ở ba bãi đá, bãi cát chính thuộc Trường Sa của Việt Nam - gồm Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Họ cải tạo một khu vực có diện tích 8 km2 - tương đương 90 sân bóng - trong chưa đầy hai năm.
 Các bên liên quan tới vấn đề Biển Đông đều giải thích và đưa ra khái niệm tự do hàng hải. Mọi người đều muốn bảo đảm tự do hàng hải nên tôi không thấy bất kỳ vấn đề gì khi chiến hạm của Hải quân Mỹ di chuyển trong các vùng biển theo đúng luật pháp quốc tế.

    Ông Benigno Aquino III, Tổng thống Philippines
Hồi tháng 9, trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa các đảo ở Biển Đông. Song nhiều ảnh từ vệ tinh cho thấy họ đang xây ba đường băng có khả năng phục vụ cả phi cơ ném bom trên những đảo nhân tạo bồi lấp trái phép.
Quy mô và tốc độ bồi đắp đảo của Trung Quốc ở Trường Sa khiến những nước có lợi ích ở Biển Đông lo lắng. Bắc Kinh từng thông báo hồi tháng 6 rằng quá trình tạo đảo (bằng cách đưa trầm tích từ đáy biển lên bãi đá) sẽ sớm kết thúc. 
Từ đó tới nay, Trung Quốc tập trung vào xây dựng các công trình. Họ đã xây cảng, các tòa nhà quân sự, sân bay trên vài đảo. Một số ảnh gần đây cho thấy Bắc Kinh đang xây thêm hai đường băng, New York Times nhận định.
Xây dựng của Trung Quốc ở đá Tư Nghĩa. Ảnh: DigitalGlobe
Xây dựng của Trung Quốc ở đá Tư Nghĩa. Ảnh: DigitalGlobe














Việc xây các công trình giúp Trung Quốc củng cố sự kiểm soát của họ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hoạt động của Bắc Kinh ở đây là tâm điểm của sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng thời là chủ đề mà Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận khi ông Tập thăm Nhà Trắng hồi tháng 9. Sau đó không lâu, hôm 26/10, Mỹ điều một khu trục hạm tuần tra gần các đảo Bắc Kinh bồi đắp.
Loạt đảo nhân tạo mới cho phép Trung Quốc thao túng một vùng biển để phục vụ mục đích của họ. Mặc dù ngư trường cũng như trữ lượng dầu mỏ, khí đốt ở Biển Đông khá lớn, những nỗ lực của Bắc Kinh chủ yếu giúp họ củng cố đòi hỏi đối với lãnh thổ, chứ không hỗ trợ hoạt động khai thác. 
Đây là nhận định của Mira Rapp-Hooper, cựu giám đốc Quỹ Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, Mỹ. 
Dù các đảo nhân tạo không đủ lớn để các đơn vị quân đội lớn có thể đồn trú, chúng sẽ vẫn cho phép Trung Quốc tuần tra trên biển và trên không ở Biển Đông. 
Giới chức Mỹ từng thông báo họ phát hiện Trung Quốc đưa các cỗ pháo cơ động tới những đảo này. Nhóm đảo nhân tạo cũng cho phép Trung Quốc tăng mức độ kiểm soát đối với hoạt động khai thác hải sản ở Biển Đông.
Trung Quốc và tham vọng độc chiếm Biển Đông
Quá trình xây dựng của Trung Quốc ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Việt Nam. Ảnh:DigitalGlobe/Washington Post
Các phương tiện của Trung Quốc phá nhiều bãi đá để làm nền cho những đảo mới. Quá trình phá các bãi đá gây thiệt hại lớn đối với hệ sinh thái biển quanh nhóm đảo. 
Frank Muller-Karger, giáo sư bộ môn Sinh học hải dương của Đại học South Florida ở Mỹ, giải thích rằng trầm tích có thể lắng trở lại đáy biển, tạo nên những cột bụi có khả năng gây nên tác động xấu đối với sinh vật biển. 
Trầm tích cũng có thể mang theo kim loại nặng, dầu và các loại hóa chất khác từ các tàu và những công trình mà Bắc Kinh xây trên đảo. Những cột trầm tích dưới biển đe dọa những bãi đá có mức độ đa dạng sinh học cao thuộc quần đảo Trường Sa.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter từng chỉ trích những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông khẳng định các phương tiện của Mỹ sẽ bay, di chuyển và hoạt động ở những nơi mà luật pháp quốc tế cho phép. 
Nhà Trắng chứng minh tuyên bố của Carter bằng cách điều USS Lassen - khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường - tuần tra trong vùng có bán kính 12 hải lý quanh các đảo mà Bắc Kinh bồi đắp ở Biển Đông hôm 26/10. 
Theo David Shear, quan chức của Lầu Năm Góc phụ trách châu Á và Thái Bình Dương, lần gần nhất Washington từng phái tàu và phi cơ tới gần các đảo mà Trung Quốc chiếm đã diễn ra vào năm 2012.

Những công trình Trung Quốc đã xây trên các đảo

Đối với Trung Quốc, đá Chữ Thập là đảo quan trọng nhất về chiến lược trong số các đảo mới. Họ đã xây một đường băng đủ dài để mọi máy bay - từ chiến đấu cơ tới phi cơ vận tải lớn – có thể cất cánh. Trung Quốc không phải là nước đầu tiên xây đường băng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một số nước khác cũng xây đường băng ở đây.
Trung Quốc và tham vọng độc chiếm Biển Đông
Vị trí các đường băng ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Ảnh: NASA
Trước khi tốc độ xây dựng tăng vọt, trong nhiều năm Bắc Kinh đã dựng lên những công trình nhỏ hơn trên các bãi đá mà họ chiếm. Nhờ những công trình nhỏ, Trung Quốc có thể tuyên bố họ chỉ mở rộng những cơ sở cũ.
Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã gần hoàn thành hai trong số những dự án xây dựng lớn nhất trên đá Vành Khăn và Xu Bi. Nhiều bức không ảnh cho thấy rất có thể Bắc Kinh đã bắt đầu xây đường băng trên những phần dài và thẳng của hai đảo. Với hai đường băng ấy, Bắc Kinh sẽ có tới 3 đường băng trong khu vực.
Trung Quốc và tham vọng độc chiếm Biển Đông
Các ảnh được chụp vào ngày 30/3/2014, 7/8/2014 và 30/1/2015 cho thấy tiến trình xây dựng của Trung Quốc trên bãi Gaven thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Ảnh: Tạp chí Quốc phòng Jane's.

Quan điểm và hành động của Mỹ

Chính phủ Mỹ khẳng định họ không bênh vực bên nào, song kêu gọi Trung Quốc ngừng hoạt động bồi đắp đảo ngay lập tức. Nhà Trắng nói phi cơ và tàu của họ sẽ vẫn di chuyển gần các đảo nhân tạo vì hành động đó không trái với luật pháp quốc tế.



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons