Bắc Kinh hôm nay tố cáo Manila “truyền bá thông tin sai lệch” và “tạo ảo tưởng” rằng Philippines là “nạn nhân” trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông...
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham (Ảnh: Philstar)
Phần một của bộ phim có tên Karapatan sa Dagat (Chủ quyền biển) được phát sóng hôm 12/6 trên kênh truyền hình nhà nước PTV4, vào đúng dịp kỷ niệm quốc khánh Philippines.
Bộ phim tài liệu cáo buộc Trung Quốc khiến ngư dân Philippines mất cơ hội kiếm sống sau khi xâm chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012. Phim do Bộ ngoại giao, Văn phòng Tổng thống và Cơ quan thông tấn Philippines đồng sản xuất. Thông qua bộ phim, Manila muốn tuyên truyền tới khán giả cả nước về tranh chấp trên Biển Đông từ “góc nhìn lịch sử, kinh tế và luật pháp”, với nhiều cuộc phỏng vấn với những người nổi tiếng, cáo buộc Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải và tài nguyên. Philippines cũng muốn vận động sự ủng hộ của nhân dân với chính sách trên Biển Đông của Manila. |
“Chính quyền Philippines âm mưu đánh lừa người xem, đồng thời đánh lạc hướng hòng nhận được sự đồng cảm, tạo cảm giác Manila là “nạn nhân” thông qua các chi tiết lừa dối”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay (29/6) chỉ trích trên trang web của bộ này.
Bà Hoa ngang ngược nói rằng Manila đang muốn kích động nhân dân Trung Quốc và Philippines về tranh chấp trên Biển Đông.
Trong những tháng gần đây, Philippines thường xuyên lên án các hành động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông.
Để trả đũa, Bắc Kinh tuần trước đổ ngược lỗi cho Manila, nói nước láng giềng Đông Nam Á "lôi kéo các nước khác vào tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông”. Trung Quốc còn nói rằng Philippines "thực hiện màn phô diễn lực lượng, cố ý thổi phồng không khí căng thẳng trong khu vực” (?)
Động thái trên được Bắc Kinh đưa ra sau khi Philippines và Nhật tiến hành một cuộc tập trận chung gần vùng biển tranh chấp.
Nhưng ở phần cuối thông báo, phát ngôn viên Hoa lại... dịu giọng: “Trung Quốc và Philippinies là những người bạn lâu năm và những người hàng xóm tốt. Hai bên từng cho thấy khả năng xử lý đúng đắn và hợp lý các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông thông qua những cuộc tham vấn hòa bình”.
Gần đây, Trung Quốc đang có những hành động ngày càng hung hăng nhằm đẩy mạnh yêu sách chủ quyền phi lý với Biển Đông, khu vực giàu tiềm năng dầu khí và hàng hải. Mỹ cũng từng phản đối các hành động của Trung Quốc nhiều lần, khiến căng thẳng Trung - Mỹ dâng cao.
Phát biểu tại Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ 4 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 27/6 cũng lớn tiếng khẳng định rằng nước này "có chủ quyền không thể tranh cãi" với quần đảo Trường Sa (?) Và nếu Bắc Kinh thay đổi lập trường này, đó là một điều đáng xấu hổ với tổ tiên (?)
Ngoại trưởng Trung Quốc vẫn ngang ngược khẳng định: Trung Quốc sẽ không thể thay đổi chủ trương đối với quần đảo Trường Sa, sẽ không đòi hỏi thêm hoặc bớt đi đối với chủ quyền trên các đảo chiếm đóng ở Trường Sa. "Bởi vì, nếu làm như vậy sau này sẽ không biết ăn nói với con cháu đời sao thế nào"(?)
Bà Hoa ngang ngược nói rằng Manila đang muốn kích động nhân dân Trung Quốc và Philippines về tranh chấp trên Biển Đông.
Trong những tháng gần đây, Philippines thường xuyên lên án các hành động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông.
Để trả đũa, Bắc Kinh tuần trước đổ ngược lỗi cho Manila, nói nước láng giềng Đông Nam Á "lôi kéo các nước khác vào tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông”. Trung Quốc còn nói rằng Philippines "thực hiện màn phô diễn lực lượng, cố ý thổi phồng không khí căng thẳng trong khu vực” (?)
Động thái trên được Bắc Kinh đưa ra sau khi Philippines và Nhật tiến hành một cuộc tập trận chung gần vùng biển tranh chấp.
Nhưng ở phần cuối thông báo, phát ngôn viên Hoa lại... dịu giọng: “Trung Quốc và Philippinies là những người bạn lâu năm và những người hàng xóm tốt. Hai bên từng cho thấy khả năng xử lý đúng đắn và hợp lý các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông thông qua những cuộc tham vấn hòa bình”.
Gần đây, Trung Quốc đang có những hành động ngày càng hung hăng nhằm đẩy mạnh yêu sách chủ quyền phi lý với Biển Đông, khu vực giàu tiềm năng dầu khí và hàng hải. Mỹ cũng từng phản đối các hành động của Trung Quốc nhiều lần, khiến căng thẳng Trung - Mỹ dâng cao.
Phát biểu tại Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ 4 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 27/6 cũng lớn tiếng khẳng định rằng nước này "có chủ quyền không thể tranh cãi" với quần đảo Trường Sa (?) Và nếu Bắc Kinh thay đổi lập trường này, đó là một điều đáng xấu hổ với tổ tiên (?)
Ngoại trưởng Trung Quốc vẫn ngang ngược khẳng định: Trung Quốc sẽ không thể thay đổi chủ trương đối với quần đảo Trường Sa, sẽ không đòi hỏi thêm hoặc bớt đi đối với chủ quyền trên các đảo chiếm đóng ở Trường Sa. "Bởi vì, nếu làm như vậy sau này sẽ không biết ăn nói với con cháu đời sao thế nào"(?)
Trúc Bạch
0 nhận xét:
Đăng nhận xét