Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Tứ cường Mỹ - Nhật - Ấn - Úc bắt tay trị Trung Quốc

rước những động thái hoành hành ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông, Mỹ và các nước ASEAN cũng như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ đang tích cực thúc đẩy chiến lược nhằm bao vây Bắc Kinh. Đa chiều đã có bài phân tích về vấn đề này trong bài bình luận mới nhất.
Ý tưởng Chuỗi kim cương Nhật - Mỹ- Australia - Ấn Độ được thủ tướng Shinzo Abe đưa ra nhằm bao vây Trung QuốcÝ tưởng Chuỗi kim cương Nhật - Mỹ- Australia - Ấn Độ được thủ tướng Shinzo Abe đưa ra nhằm bao vây Trung Quốc
Đa chiều vừa có bài viết với nhan đề "Biển Đông dậy sóng: Mỹ kêu gọi ASEAN đoàn kết bao vây Trung Quốc, Nội dung bài viết như sau:
Biển Đông lại một lần nữa trở thành điểm nóng. Máy bay oanh tạc B-52 của Mỹ bay vào khu vực chỉ cách 2 hải lý quanh hòn đảo mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại bãi Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa, Philippines đơn phương kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế về vấn đề biển Đông.
Điều khiến dư luận bất ngờ hơn cả là tổng thống Obama đang thương thảo với các nước ASEAN, tháng 2-2016 sẽ ông Obama và các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ hội ngộ tại Mỹ, thảo luận các biện pháp chặn đứng âm mưu của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.
Trung Quốc tố ngược Philippines 
Ngày 21/12, tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho biết, theo kế hoạch, khi hết nhiệm kỳ vào năm 2016, ông sẽ để lại cho Philippines một lực lượng vũ trang hùng mạnh hơn để đối phó với những thách thức trên biển Đông. Ông Benigno Aquino III đã từng cam kết trong nhiệm kỳ kéo dài 5 năm (đến năm 2017), sẽ đầu tư khoảng 1,77 tỉ USD để tăng cường sức mạnh quân sự cho Philippines. Dự đoán nguồn kinh phí này sẽ được phê chuẩn trong năm 2015, điều này đồng nghĩa với việc một khoản kinh phí lớn sẽ được xuất chi trong vài tháng tới.
Hãng Reuters cho biết, ông Benigno Aquino III không nhắc đến những tranh chấp trên biển Đông cụ thể, nhưng số vũ khí nói trên được trang bị để quân đội Philippines bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. “Tôi đã được tận mắt chứng kiến quân đội Philippines trưởng thành và hoạt động có hiệu quả như thế nào trong lĩnh vực bảo vệ hòa bình và ổn định cục diện khu vực, đây là yếu tố then chốt để tăng cường lòng tin cho Philippines”.
Ông Benigno Aquino III nhấn mạnh, “một số” quốc gia châu Á liên tiếp tăng cường ngân sách chi cho quốc phòng trong bối cảnh cục diện biển Đông ngày càng căng thẳng, Mỹ và Nhật Bản đang giúp Philippines phát triển lực lượng vũ trang.
Máy bay oanh tạc B-52 của Mỹ liên tục triển khai các hoạt động tuần tra trên biển Đông thời gian qua.
Cùng với đó, tòa án trọng tài quốc tế về biển Đông mà Philippines đề nghị thành lập đã công bố bản ghi chép tại tòa trong phiên điều trần các vấn đề cụ thể. Ngày 21/12, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố, Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ lập trường không chấp nhận, không tham gia vào vụ kiện về vấn đề biển Đông mà Philippines đơn phương kiện lên tòa án trọng tài quốc  tế.
Hồng lại giở luận điệu thường thấy của Bắc Kinh xưa nay nói rằng Tòa án trọng tài hoàn toàn không có quyền phán xét vụ kiện này, đồng thời cũng cho thấy cái gọi là vụ kiện lên tòa án trọng tài quốc tế chỉ đơn thuần là hành vi thách thức về mặt chính trị khoác thêm chiếc áo luật pháp mà thôi, mục đích không phải là giải quyết tranh chấp, mà là âm mưu phủ định chủ quyền trên biển Đông cũng như quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc!?
Bất chấp luật pháp quốc tế, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố: "Chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc chỉ do nhân dân Trung Quốc làm chủ, bất kỳ người nào và cơ quan nào đều không có quyền can thiệp. Trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ và vạch định ranh giới trên biển, Trung Quốc không chấp nhận bất cứ phương án giải quyết tranh chấp nào của bên thứ ba".
Tứ cường bắt tay trị Trung Quốc
Theo Đa chiều, tổng thống Mỹ Obama đang thương lượng với các nước ASEAN, tháng 2/2016 sẽ tổ chức hội đàm với các nhà lãnh đạo cao nhất của ASEAn tại Sunnylands – thuộc miền Nam California. Nội bộ ASEAN có thái độ và lập trường khác nhau đối với vấn đề Trung Quốc tích cực triển khai chiến lược trên biển, Mỹ mong muốn củng cố sự đoàn kết trong nội bộ ASEAN.
Ngoài ra, Mỹ còn kêu gọi là nước ASEAN hỗ trợ tham gia vào Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP đã đạt được những thỏa thuận cơ bản hồi tháng 10 vừa qua.
Tháng 2/2016, tổng thống Mỹ Obama sẽ hội ngộ với các nhà lãnh đạo Asean tại Sunnylands - bang California nhằm bàn thảo kế hoạch đối phó với Trung Quốc
Trang Nikkei của Nhật tiết lộ, tháng 11/2015, tổng thống Obama đã có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo ASEAN khi tham gia Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tổ chức lại Kuala Lumpur. Trong thời gian ngắn như vậy mà có cuộc hội đàm thứ hai là điều hiếm thấy. Theo tiết lộ của quan chức chính phủ Mỹ, địa điểm đang được xem xét là khu nghỉ dưỡng Sunnylands.
 Các nước ASEAN thể hiện thái độ và lập trường không thống nhất đối với Bắc Kinh. Trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 vừa qua, đa số các nước trong khu vực đã chỉ trích hành vi xây đảo nhân tạo trên biển Đông của Trung Quốc, nhưng Campuchia và Myanma – hai quốc gia có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc lại làm ngơ.
Ông Obama muốn thông qua cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo ASEAN, tăng cường đoàn kết nội bộ trong khu vực và thiết lập mối quan hệ mật thiết hơn giữa ASEAN và Mỹ.
Tàu khu trục Mỹ tuần tra trên biển Đông
Ông Obama sẽ coi TPP là nền tảng mở rộng hợp tác giữa Mỹ và ASEAN. Hiện tại, chỉ có 4 quốc gia trong ASEAN là Singapore, Malaysia, Việt Nam và Brunei tham gia TPP. Ba quốc gia là Indonesia, Philippines và Thái Lan cũng thể hiện thái độ tích cực đối với việc tham gia TPP, có thể ông Obama sẽ nêu rõ phương châm Mỹ sẽ cung cấp viện trợ cho các nước này.
Ngoài ra, Mỹ còn thúc đẩy các bên xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông. Bộ quy tắc này lấy Công ước luật biển Liên hợp quốc làm nền tảng, đưa ra những quy phạm về mặt pháp luật đối với những hành vi tranh chấp và thay đổi hiện trạng xảy ra trên biển Đông.
 Hãng thông tấn Kyodo News của Nhật Bản cho biết, tháng 12 này, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tổ chức hội đàm với nhà lãnh đạo Australia và Ấn Độ nhằm thúc đẩy sự hợp tác về đảm bảo an ninh giữa 4 quốc gia là Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ. Ông Abe đã từng đưa ra “Ý tưởng chuỗi kim cương đảm bảo an ninh”, tức thông qua sự hợp tác giữa 4 nước, bảo vệ khu vực hình thoi nằm giữa Nhật bản, Australia, Ấn Độ và đảo Hawaii của Mỹ. Đây là lưỡi kiếm nhằm vào các hoạt động trên biển của Trung Quốc.
 “Ý tưởng chuỗi hạt kim cương” được ông Shinzo Abe đưa ra vào tháng 12/2012 sau khi tái đắc cử thành công. Chuỗi kim cương do Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hawaii tạo thành nhằm đảm bảo an toàn hàng hải từ khu vực Ấn Độ Dương cho tới Tây Thái Bình Dương. Nhật Bản rất lo ngại về việc Trung Quốc tăng cường quyền kiểm soát thực tế trên biển Đông, “giống như biến thành ao nhà của Bắc Kinh”, đồng thời tiết lộ “đang xây dựng chiến lược bảo vệ vùng biển hình chuỗi kim cương từ Ấn Độ Dương tới Tây Thái Bình Dương”.
Cụ thể, Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản sẽ tham gia định cuộc tập trận chung Mallabar giữa hải quân Mỹ và hải quân Ấn Độ, để hoạt động trao đổi phòng thủ của ba nước trở nên linh hoạt hơn. Còn đối với Australia – quốc gia được Nhật Bản coi là “chuẩn đồng minh”, sẽ thúc đẩy đàm phán hiện định mới để có thể thực hiện các cuộc huấn luyện chung một cách thuận lợi, thúc đẩy hợp tác giữa ba nước Nhật – Mỹ - Australia.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe coi trọng xây dựng cơ chế hợp tác lấy sức uy hiếp của Mỹ làm then chốt. Theo tiết lộ của một nhà ngoại giao, trong cuộc hội đàm nguyên thủ hai nước Nhật - Ấn Độ sẽ nhắc đến tổ hợp chữ cái đầu tiên trong tên tiếng Anh của ba nước và gọi là “thúc đẩy hợp tác JAI”, trong tiếng  Hindu, “JAI” có nghĩa là “thắng lợi”. Tuy nhiên, ông Shinzo Abe có khiến Trung Quốc thỏa hiệp thông qua sự hợp tác giữa 4 nước Nhật Bản – Mỹ- Austrlia - Ấn Độ hay không là điều khó dự đoán.
Theo QPAN


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons