Những diễn biến trong vòng nửa năm trở lại đây tại Trung Quốc đã khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về con số tăng trưởng 7% do chính phủ đưa ra.
Theo các số liệu chính thức từ chính phủ Trung Quốc, tình hình tăng trưởng GDP của nước này vẫn đang ở mức khá khả quan là 7%. Tuy nhiên, những biến động xấu trong vòng nửa năm trở lại đây tại Trung Quốc đã khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về con số 7% này.
Theo báo cáo China Beige Book quý IV/2015 của CBB International, tổ chức nghiên cứu trụ sở tại New York, các chỉ số như doanh số bán lẻ, sản lượng, giá cả, lợi nhuận, việc làm, tiền vay và chi phí vốn của Trung Quốc đều suy yếu so với quý III/2015.
Người đứng đầu CBB là ông Leland Miller nhấn mạnh thêm tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc là rất đáng lo ngại, nhất là khi tỷ lệ các doanh nghiệp có lợi nhuận dương đã giảm xuống mức kỷ lục.
Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ nhận định: "Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng đồng bộ cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách hỗ trợ tăng trưởng. Nên đấy cũng là cơ sở mà chúng tôi đưa ra nhận định rằng tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm từ từ trong thời gian tới chứ không phải là đổ nhào xuống ". Theo UBS dự đoán, GDP của Trung Quốc sẽ tăng 6,2% trong năm 2016 và 5,8% trong năm 2017.
Tuy nhiên, cũng chính UBS lại lo ngại rằng trong trường hợp Bắc Kinh thất bại về việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, thì tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ sụt giảm xuống mức 4%, một khi các hoạt động đầu tư vào tài sản cố định và nhập khẩu cùng sụt giảm mạnh.
Cũng theo dự báo của UBS, một khi trường hợp xấu nhất này xảy ra thì các nước châu Á (trừ Nhật Bản) sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất, với mức tăng trưởng GDP giảm tới 3,1%. Ngoài ra, Úc cũng sẽ bị giảm tăng trưởng 2,1% và Nhật bị giảm 1,8%, nghĩa là các quốc gia này có nguy cơ rơi vào tăng trưởng âm.
Theo báo cáo China Beige Book quý IV/2015 của CBB International, tổ chức nghiên cứu trụ sở tại New York, các chỉ số như doanh số bán lẻ, sản lượng, giá cả, lợi nhuận, việc làm, tiền vay và chi phí vốn của Trung Quốc đều suy yếu so với quý III/2015.
Người đứng đầu CBB là ông Leland Miller nhấn mạnh thêm tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc là rất đáng lo ngại, nhất là khi tỷ lệ các doanh nghiệp có lợi nhuận dương đã giảm xuống mức kỷ lục.
Nhiều tổ chức đã đưa ra các ước tính khác nhau về tăng trưởng GDP thực của Trung Quốc, và tất cả đều thấp hơn mức của chính phủ đưa ra - Ảnh: WSJ |
Cũng theo dự báo của UBS, một khi trường hợp xấu nhất này xảy ra thì các nước châu Á (trừ Nhật Bản) sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất, với mức tăng trưởng GDP giảm tới 3,1%. Ngoài ra, Úc cũng sẽ bị giảm tăng trưởng 2,1% và Nhật bị giảm 1,8%, nghĩa là các quốc gia này có nguy cơ rơi vào tăng trưởng âm.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét