Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

U ám mộng Trung Hoa

Sự hỗn loạn của kinh tế Trung Quốc hiện nay có thể là kết quả khó tránh từ chiến lược ông Tập Cận Bình đang theo đuổi

Cách đây 1 năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang sống trong điều mà ông gọi là “giấc mơ Trung Hoa”: “sức khỏe” kinh tế vẫn tốt trong lúc sức mạnh quân sự đang tăng. Giờ đây, giấc mơ dần trở thành ác mộng: Nền kinh tế Trung Quốc trì trệ một cách đáng ngại khi tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2015 có thể thấp hơn nhiều so với con số chính thức 6,5%, theo ước tính của các nhà phân tích Mỹ.
Đặc biệt, thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc trong những ngày đầu năm 2016 sụt giảm 15%, xuất phát từ sự mất niềm tin sâu sắc của giới đầu tư vào những nỗ lực điều hành thị trường và kinh tế của Bắc Kinh. Đáng chú ý, trang tin Bloomberg ngày 15-1 cho biết TTCK nước này chính thức sa chân vào thị trường theo chiều giá xuống (trong đó giá các loại chứng khoán giảm đột ngột, liên tục và kéo dài), sau khi chỉ số quan trọng nhất Shanghai Composite giảm xuống mức thấp hơn 21% so với mức đỉnh gần nhất hồi tháng 12-2015. Ngoài ra, tình trạng vốn đầu tư tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc vẫn tiếp diễn; con số này trong nửa sau năm 2015 có lẽ đạt mức 1.000 tỉ USD.

Chứng khoán Trung Quốc trong những ngày đầu năm 2016 đã sụt giảm 15%Ảnh: REUTERS
Chứng khoán Trung Quốc trong những ngày đầu năm 2016 đã sụt giảm 15%Ảnh: REUTERS

Diễn biến kể từ đầu năm đến giờ nêu bật những rủi ro Bắc Kinh gặp phải khi can thiệp quá tay vào thị trường. Chẳng hạn, cơ chế “ngắt mạch tự động” (TTCK đóng cửa sớm mỗi khi chỉ số CSI 300 giảm 7%) và lệnh cấm nhà đầu tư lớn bán cổ phiếu dường như chỉ càng thúc đẩy tình trạng bán tháo cổ phiếu và dòng vốn chạy khỏi thị trường. Lòng tin của nhà đầu tư còn bị tác động bởi không rõ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc muốn một đồngnhân dân tệ mạnh hay yếu hơn.
Nhà bình luận người Mỹ David Ignatius nhận định rằng sự hỗn loạn của kinh tế Trung Quốc có thể là kết quả khó tránh từ chiến lược ông Tập đang theo đuổi. Nhà lãnh đạo này muốn nền kinh tế đang nợ nần chồng chất và phụ thuộc ngày càng nhiều vào xuất khẩu chuyển sang một mô hình tăng trưởngbền vững hơn, được thúc đẩy bởi tiêu dùng trong nước. Vấn đề là ông Tập dường như “bó tay” trước tình trạng tràn ngập những xí nghiệp quốc doanh làm ăn thiếu hiệu quả, buộc phải sống nhờ vào vay nợ và hưởng trợ cấp.
“Không dễ để tái khởi động một nền kinh tế 10.000 tỉ USD. Ông Tập đang cố làm điều này một mình vào thời điểm mọi thứ thay đổi cùng lúc” - một cựu quan chức Mỹ nhận định. Chưa hết, báo Mỹ The Wall Street Journal nhận định ông Tập, với “thói quen kiểm soát quá tỉ mỉ” đã lấn át quyền điều hành kinh tế của Thủ tướng Lý Khắc Cường dù đây không phải là thế mạnh của ông.
Ngoài ra, ông Tập Cận Bình còn đối mặt không ít khó khăn về chính trị, trong đó có những thách thức xuất phát từ chiến dịch chống tham nhũng. Theo báo The Washington Post, cuộc chiến này đang vấp phải những phản ứng tiêu cực nhất định trong nội bộ. Không ít quan chức cảm thấy lo lắng, hoang mang và tránh đưa ra những quyết định có thể khiến họ gặp rắc rối. Việc “án binh bất động” này khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, theo giới phân tích.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons