Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Kinh tế Trung Quốc sụt giảm: Hiệu ứng domino

Bắc Kinh không tỏ ra ngần ngại "mượn lại" khái niệm "chính sách trọng cung" (supply-side economics) có nguồn gốc từ chính quyền Tổng thống Mỹ Reagan từ cách đây 35 năm. PBOC đã ép các thị trường nước ngoài còn non trẻ ở Hồng Kông mua nhân dân tệ, khiến lãi suất qua đêm tăng vọt ngày 12/1 ở mức 67%.
Tương tự như vậy, Bắc Kinh chỉ thị cho các quỹ nhà nước mua vào và nắm giữ cổ phiếu. Tuy nhiên, biện pháp này không giải quyết được căng thẳng. Một mặt, việc thiếu các lựa chọn tài chính cho người gửi tiết kiệm là lãng phí và để lại hậu quả xấu cho nền kinh tế. Mặt khác, chúng tạo ra những "biến chứng" do tự do hóa kinh tế tạo ra.
TQ cần hơn 5 ngàn tỷ USD để cứu nền kinh tế, nhưng chưa chắc biện pháp đó đã đem lại kết quả. Bởi tới nay TQ đã sử dụng nhiều biện pháp tiền tệ để hỗ trợ kinh tế, có điều các biện pháp đó kém hiệu quả khi kinh tế TQ đang bị quá tải, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong bối cảnh đó, để vực dậy kinh tế, các nhà cầm quyền ở Bắc Kinh chỉ còn một giải pháp duy nhất là thao túng tỷ giá của đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Vì vậy, theo AFP, đồng tiền của TQ sẽ còn được phá giá thêm nữa trong năm nay.
Tình trạng lộn xộn ở TQ sẽ lan rộng khắp châu Á và sang các nước giàu. Trả lời AFP, bà Christine Rifflart, tác giả một nghiên cứu mới đây của OFCE mang tựa đề "Các nước mới nổi: Ngày tàn của một ảo tưởng to lớn": Các quốc gia sản xuất nguyên liệu đã bắt đầu phải trả giá đắt"cho tình trạng giá hàng trên thế giới sụt giảm vì nhu cầu của TQ hạ thấp. Đối với chuyên gia này, hệ quả của kinh tế TQ xấu đi cũng rất đáng ngại: "Việc TQ tăng trưởng chậm dẫn đến suy thoái rõ rệt tại các quốc gia chuyên xuất khẩu nguyên liệu thô”.
Ông Jean-Michel Six, Trưởng nhóm Nghiên cứu kinh tế phụ trách châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại Standard and Poor, cũng lo ngại "bản thân việc TQ tăng trưởng chậm lại không đáng lo bằng tình hình các nước mới nổi khác, và nhất là các quốc gia sản xuất nguyên liệu". Các quốc gia này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm tài trợ để thúc đẩy tăng trưởng trở lại, đặc biệt là khi Hoa Kỳ đã bắt đầu xiết chặt chính sách tiền tệ.Đối với chuyên gia kinh tế của tổ chức OFCE, tình hình khá bi quan: "Đà khựng lại của nền kinh tế TQ xảy ra đúng vào lúc mà tình trạng kinh tế của các nước đang đang phát triển đã bị xấu đi đáng kể”.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons