hời báo Hoàn Cầu hung hăng dọa dẫm rằng vũ khí này còn có thể được triển khai trên các đảo đá mà Trung Quốc chiếm đóng, mở rộng trái phép ở Biển Đông.
"Vũ khí bí ẩn" trên tàu Liêu Ninh
Cuối tháng 12/2015, lần đầu tiên Trung Quốc công bố clip của CCTV ghi lại hình ảnh tàu sân bay Liêu Ninh luyện tập trên biển ở gần Bột Hải, sát bán đảo Triều Tiên.
Theo Popular Mechanics (Mỹ), cuộc diễn tập bắt đầu với các màn cất hạ cánh của tiêm kích hạm J-15 trang bị trên tàu Liêu Ninh. Trong clip có mặt ông Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân và được xem là cha đẻ của chương trình tàu sân bay nước này.
Sau cuộc diễn tập, truyền thông nước ngoài đã đưa ra nhiều bình luận mới về trang bị, khả năng hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh nói riêng, cũng như của Hải quân Trung Quốc nói chung. Trong đó có một chi tiết thu hút sự chú ý đặc biệt của giới chuyên gia.
Vị trí xuất hiện "vũ khí bí ẩn" trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Theo trang tin tiếng Trung toutiao, truyền thông nước ngoài nhận định rằng, khu vực phía trước bên phải boong tàu Liêu Ninh, nơi bố trí ăng-ten thông tin liên lạc cỡ lớn và rocket chống ngầm, xuất hiện một loại vũ khí bí ẩn (vòng tròn đỏ trong hình), không rõ là gì.
"Giải mã" vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lôi Trạch cho biết, đó là rocket chống người nhái 55mm CS/AR1.
Đây là hệ thống do Trung Quốc phát triển dựa trên rocket chống người nhái của Nga, dùng để đối phó với người nhái và cuộc tấn công dưới nước của đối phương.
Theo ông Lôi Trạch, người nhái thường có nhiệm vụ đặc biệt như thu thập tin tình báo, kích nổ mìn dưới nước, xâm nhập bờ biển.
Do tính ưu việt trong chiến lược phi đối xứng nên hình thức tác chiến người nhái ngày càng được các nước coi trọng. Song song với đó là sự phát triển của vũ khí chống người nhái.
Luận điệu của Trung Quốc
Sau nhận định của ông Lôi Trạch, trang tin toutiao bỗng dưng đề cập rằng Việt Nam đang tăng cường số lượng người nhái, cũng như nâng cấp trang bị cho lực lượng tác chiến này.
Đặc công nước Việt Nam khổ luyện. Ảnh: Quân đội Nhân dân
Toutiao còn dẫn lại một bài viết trên báo Hồng Kông bình luận rằng:
"Họ (người nhái Việt Nam) có thể âm thầm áp sát tàu chiến đối phương khoảng 4m rồi cho nổ thủy lôi, cũng có thể lặn sâu 50m khi mang nặng nửa tấn và duy trì trang thái ở yên dưới nước suốt 24 giờ đồng hồ".
Theo bài viết, vào tháng 5/1964, 6 người nhái quân miền Bắc Việt Nam đã đánh chìm tàu sân bay USS Card của Mỹ bằng thủy lôi.
Từ thành tích đó mà những năm gần đây, trình độ trang bị, cũng như số lượng biên chế của người nhái Việt Nam đều được nâng cao đáng kể.
Dựa trên những "dẫn chứng" của mình, toutiao đi đến kết luận rằng do lo ngại người nhái Việt Nam mà Trung Quốc phải trang bị vũ khí mới cho tàu Liêu Ninh.
Có thể thấy rõ đây là sự ngụy biện cho hành động khiêu khích của trang báo Trung Quốc.
Đây không phải lần đầu tiên truyền thông nước này "vu vạ" cho Việt Nam để viện cớ cho những hành động ngang ngược của mình.
Trước đó, vào năm 2014, khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, truyền thông Trung Quốc cũng từng rêu rao rằng, Việt Nam giăng lưới, sử dụng đặc công người nhái ở khu vực giàn khoan này.
Đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt, đã bị phía Việt Nam phản bác rõ ràng. Trong cuộc họp báo ngày 16/6/2014 do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, ông Ngô Ngọc Thu - phó tư lệnh, tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam khi đó khẳng định:
“Việt Nam không hề sử dụng lực lượng người nhái. Về một số lưới đánh cá, nguyên nhân đây là vùng đánh cá truyền thống của Việt Nam.
Khi bị Trung Quốc ngăn cản, đâm va, tàu cá Việt Nam buộc phải bỏ lưới để tránh sự truy cản của tàu Trung Quốc, tàu Trung Quốc đã thu lưới của ngư dân Việt Nam...”
Thế nhưng, với thông tin liên quan đến tàu sân bay Liêu Ninh lần này, có thể thấy họ vẫn trơ trẽn sử dụng các luận điệu cũ như một cái cớ để chuẩn bị cho việc triển khai các loại vũ khí nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng các nước láng giềng và an ninh trong khu vực.
Hệ thống rocket CS/ARI được Trung Quốc giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm Chu Hải 2014, cấu tạo chủ yếu gồm có rocket chống người nhái, thiết bị khởi động và điều khiển, đạn sát thương người nhái.
Rocket chống người nhái CS/ARI 55 mm được Trung Quốc trừng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014
Khi đó, bằng giọng điệu hiếu chiến, Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dọa dẫm rằng, những năm gần đây, Biển Đông "liên tục đối mặt với thách thức, đe dọa của một số nước", và CS/ARI là vũ khí dùng để "làm khiếp sợ" những nước "có ý đồ gây rối".
Chưa hết, Hoàn Cầu còn không ngần ngại bộc lộ dã tâm bành trướng của chính phủ nước này khi tuyên bố Trung Quốc có thể triển khai hệ thống CS/ARI trên các đảo đá mà nước này xây dựng/chiếm đóng trái phép ở Biển Đông để "bảo vệ an toàn" cho lực lượng trên đảo.
Ngoài ra, CS/ARI cũng có thể trở thành một phần trong hệ thống vũ khí phòng vệ khu vực lân cận tàu chiến mặt nước.
Khi tàu chiến dừng, cập bến, neo đậu, CS/ARI áp dụng phương thức bắn độc lập, bắn nhóm hoặc bắn đồng loạt, tiêu diệt có hiệu quả các mục tiêu di động nhỏ khu vực dưới nước lân cận như người nhái, bảo đảm an toàn cho bản thân tàu chiến.
Hoàn Cầu đặc biệt nhấn mạnh rằng, mặc dù tiếng ồn sinh ra từ hoạt động bơi của người nhái rất nhỏ nhưng loại vũ khí mới này có thể dò tìm được và tiến hành tấn công đối với người nhái.
Theo quảng bá của Trung Quốc, tầm bắn hiệu quả của CS/ARI là 2 km, nước này hiện nay còn đang nghiên cứu phát triển rocket có tầm bắn xa hơn.
Việc trang bị hệ thống rocket chống người nhái trên tàu Liêu Ninh là động thái mới cho thấy Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến, sẵn sàng dùng vũ lực uy hiếp các nước láng giềng để hiện thực hóa tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét