Một loạt báo quân sự do 7 quân khu thuộc Lực lượng vũ trang Trung Quốc phát hành đã bị đóng cửa, AP đưa tin.
Hình ảnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong một cuộc tập trận diễn ra tại Hắc Hà, phía đông bắc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc ngày 20/01/2016.
Việc này nằm trong chương trình cắt giảm biên chế và tổ chức hợp lý hóa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Theo đó, một số tờ như War Flag (Cờ chiến), Vanguard (Quân tiên phong) và People's Armed Forces (Lực lượng vũ trang) dần sẽ được thay thế bằng các trang tin, các chương trình truyền hình tuyên truyền chính thức và các website dành cho binh sĩ truy cập internet và smart phone nằm trong giới hạn.
Nhật báo Quân giải phóng Nhân dân của (PLA Daily) cho biết đã ngừng xuất bản tất cả các ấn phẩm vào tuần trước. Trong số các báo đóng cửa có Soldiers News, tờ báo quân sự lâu đời nhất ra đời từ năm 1930.
Như vậy, với việc đóng cửa các báo, hiện quân đội Trung Quốc chỉ còn lại hai nhật báo là PLA Daily và China Defence Newspaper - một tờ báo liên kết của PLA Daily. Trong khi đó, đài truyền hình quốc gia CCTV dành riêng một kênh cho lực lượng vũ trang, với các nhân viên mặc quân phục.
Với quân số 2,3 triệu thành viên, PLA là quân đội thường trực lớn nhất thế giới. Hiện PLA trong quá trình cắt giảm 300.000 nhân sự nhằm tái tổ chức cơ cấu chỉ huy và loại bỏ những chức năng không cần thiết, chẳng hạn như các đoàn văn công.
Cuộc cải cách của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng có nhiều hoạt động đòi hỏi yêu sách chủ quyền ở biển Hoa Đông và Biển Đông, gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng.
Hôm qua (20/01), trong cuộc họp trực tuyến với Đô đốc John Richardson, chỉ huy các chiến dịch thuộc Hải quân Mỹ, Tư lệnh Gải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi ngang ngược tuyên bố rằng việc quân sự hóa các đảo trên Biển Đông của Bắc Kinh tùy thuộc vào mức độ thách thức tại đây, Reuters dẫn báo cáo Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.
Thậm chí, Tư lệnh Ngô còn bao biện rằng, việc Trung Quốc đáp máy bay xuống đường băng mà nước này xây phi pháp ở đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là để xem “liệu đường băng có đáp ứng các tiêu chuẩn hàng không dân dụng hay không”; và rằng hành động này sẽ giúp Trung Quốc hoàn thành các quy định quốc tế và “phục vụ cho thế giới” (?).
Hành động ngang ngược của Trung Quốc khiến không chỉ Việt Nam và các nước láng giềng phản đối, mà thậm chí cả Mỹ và Nhật Bản còn bày tỏ lo ngại nguy cơ xảy ra bất ổn định trong khu vực.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét