Những ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung quốc đã xây dựng các khu vực phóng cho các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động DF-31/31A ở miền trung nước này. Một số tổ hợp phóng DF-31/31A đã xuất hiện ở các khu vực phía đông tỉnh Thanh Hải (Tây Bắc Trung Quốc) vào tháng 6/2011.
Ngày 25/8/2014, Trung quốc đã cho thử nghiệm lần đầu phiên bản tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động trên mặt đất mới có mã số DF-31B. Nó được phóng từ một trường bắn miền trung Trung Quốc. Trong ba tháng gần đây, quân đoàn pháo binh PLA đã cho thử nghiệm ít nhất 2 quả tên lửa dòng DF-31.
Hiện nay, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng DF-5 nhiên liệu lỏng đang được thay thế dần bằng các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động nhiên liệu rắn DF-31 và DF-31A. Theo Báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ thì Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc đổi mới kho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của mình.
Số lượng DF-31 và DF-31A đã vượt số lượng tên lửa nhiên liệu lỏng bố trí trong hầm phóng DF-5. Cũng theo số liệu trong báo cáo này, hiện DF-5 –còn khoảng 20 quả, DF-31 và DF-31A – khoảng gần 30.
Năm 2009, một số nguồn tin công khai có đề cập đến loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn mới của Trung quốc là DF-41. Có thông tin cho rằng tầm bắn của DF-41 lên tới 15.000 km và mang đầu tác chiến tự tách với 10 khối tác chiến và phương tiện chọc thủng hệ thống phòng chống tên lửa.
Nếu tính tới thực tế là DF-31 gặp những khó khăn nhất định khi vận chuyển, nhiều khả năng DF-41 sẽ được bố trí trong các hầm phóng.
Thành tố không quân của Bộ ba hạt nhân TQ
Không quân PLA còn có gần 100 máy bay ném bom Xian H-6 – máy bay mang bom hạt nhân rơi tự do. Đây là loại máy bay tương đối lạc hậu – máy bay “ Xô viết” Tu-16 đã được “Trung Quốc hóa”.
Năm 2011. H-6K hiện đại hóa có khả năng tác chiến tốt hơn được đưa vào trang bị . H-6K sử dụng động cơ Nga D-30KP-2, được trang bị tổ hợp trang thiết bị điện tử mới và các phương tiện tác chiến điện tử. Tải trọng tác chiến lên đến 12.000 kg, bán kính hoạt động được tăng từ 1.800 km lên 3.000 km. H-6K có thể mang 6 tên lửa chiến lược có cánh CJ-10A (áp dụng các giải pháp kỹ thuật của Kh-55 Xô Viết).
Tuy nhiên, dù đã được cải tiến nhưng H-6K vẫn không thể xếp vào loại máy bay hiện đại. Bán kính tác chiến của máy bay , kể cả khi mang tên lửa có cánh tầm xa không đủ để giải quyết các nhiệm vụ chiến lược.
H-6K có khả năng cơ động kém, cồng kềnh, tốc độ dưới âm và có bề mặt phản xạ (radar) hữu dụng lớn - trong trường hợp có một cuộc xung đột vũ trang với Mỹ hoặc Nga nó sẽ trỏ thành con mồi ngon cho các máy bay tiêm kích hoặc các phương tiện phòng không hai nước trên (nhận xét của các chuyên gia quân sự Nga).
Cách đây mấy năm có thông tin là Trung Quốc đang thiết kế loại máy bay ném bom tầm xa mới. Nhưng có lẽ trong tương lai gần chưa thể nói tới việc Trung Quốc có thể sở hữu các tổ hợp hàng không hiện đại tầm xa tự sản xuất.
Vì đây là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp đối với ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Để tiết kiệm thời gian, Trung Quốc đã từng đề nghị Nga bán tài liệu kỹ thuật của Tu-22M3, nhưng đã bị từ chối thẳng.
Trong một thời gian dài, phương tiên hàng không mang tên lửa hạt nhân chiến thuật chủ yếu của Trung Quốc là máy bay cường kích Nanchang Q-5 chế tạo theo mẫu MiG-19 Xô viết. Khoảng 30 trong số 100 chiếc Q-5 có trong biên chế đã được cải hoán để có thể mang bom hạt nhân.
Máy bay Q-5. |
Hiện nay, các máy bay Q-5 mang vũ khí hạt nhân chiến thuật đang được Không quân PLA thay thế dần bằng máy bay tiêm kích- ném bom Xian JH-7A.
Lực lượng tàu ngầm
Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc bắt đầu triển khai hoàn thiện thành tố biển (Hải quân) của Lực lượng kiềm chế hạt nhân. Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của Trung quốc dự án 092 chế tạo theo mẫu tàu ngầm nguyên tử “Han” đã được khỏi công đóng từ năm 1978 tại nhà máy đóng tàu thành phố Hồ lô đảo. Tàu ngầm được hạ thủy ngày 30/4/1981, nhưng do một số trục trặc kỹ thuật và sự cố nên mãi đến năm 1987 mới được đưa vào trang bị.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét