Ngày 7/1 có thể sẽ đi vào lịch sử của chứng khoán Trung Quốc khi thị trường chỉ hoạt động được tổng cộng khoảng 15 phút đã buộc phải đóng cửa sớm. Dù hệ thống “tự động ngắt mạch” được kích hoạt để bảo vệ thị trường, nhưng việc chúng hoạt động với tần suất lớn chắc chắn sẽ gây ra quan ngại không nhỏ.
Nỗi lo lắng đã hiện rõ trên gương mặt nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc. Ảnh: AFP
|
Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên sử dụng (4/1), cụ thể là vào phiên giao dịch buổi chiều, cả hai nấc của hệ thống này, gồm tạm dừng giao dịch 15 phút khi Chỉ số CSI 300 của các công ty lớn nhất niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc giảm trên 5% và đóng cửa sớm khi Chỉ số CSI 300 giảm trên 7%, đều đã được kích hoạt.
Nhằm bảo vệ thị trường, theo nguồn thạo tin của hãng Bloomberg (Mỹ), hôm 5/1, các quỹ đầu tư nhà nước của Trung Quốc đã được lệnh mua vào cổ phiếu. Ngân hàng Trung ương nước này cũng bơm khẩn cấp gần 20 tỉ USD vào hệ thống tài chính để làm lắng dịu sự lo lắng của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ngày 7/1, hệ thống “ngắt mạch tự động” một lần nữa được kích hoạt toàn diện ngay trong phiên sáng. Tất cả chỉ xảy ra trong 30 phút sau khi mở cửa và nếu trừ đi 15 phút tạm dừng giao dịch sau khi Chỉ số CSI 300 giảm hơn 5%, tổng thời gian giao dịch của TTCK Trung Quốc hôm 7/1 chỉ khoảng 15 phút. Đây là điều chưa từng xảy ra kể từ khi “phong vũ biểu” của nền kinh tế Trung Quốc đi vào hoạt động.
Hứng chịu hiệu ứng từ Trung Quốc, ngày 7/1, các TTCK châu Á đồng loạt đi xuống. Chỉ số MSCI của TTCK châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 2%, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 9/2015. Cũng trong ngày 7/1, lần đầu tiên trong 9 tuần, giá vàng vượt mức 1.100 USD/ounce, khi nhà đầu tư tìm đến kênh đầu tư an toàn giữa lúc TTCK toàn cầu biến động, có những lo ngại về kinh tế Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị gia tăng.
|
Nguyên nhân có thể do tâm lý. Nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 80% tổng số nhà đầu tư trên TTCK Trung Quốc, cho nên, khủng hoảng tập thể rất dễ xảy ra. Xem xét tình hình hôm 4/1 và 7/1, có thể thấy rằng lực bán xuất hiện mạnh mẽ khi thị trường giảm tới 4%.
Các nhà đầu tư có thể lo ngại thị trường sẽ sớm rơi xuống ngưỡng “ngắt mạch tự động”, nhanh chóng bán tống báo tháo chứng khoán và hệ thống nhanh chóng được kích hoạt. Tình hình tương tự cũng xảy ra khi thị trường khôi phục hoạt động. Trước áp lực bán quá lớn, hệ thống “ngắt mạch tự động” đã được kích hoạt toàn diện, buộc thị trường phải đóng cửa sớm.
Bên cạnh đó, phải thấy rằng tuy tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, nhưng hệ thống “ngắt mạch tự động” của nhiều nước phương Tây, nhất là Mỹ, nước sử dụng hệ thống “ngắt mạch tự động” sớm nhất trên thế giới, không phải hoạt động trong điều kiện tồn tại chế độ giá trần, giá sàn và hạn chế thời gian thanh toán T+1.
Hơn nữa, hệ thống “ngắt mạch tự động” của Mỹ được thiết kế là nhằm cung cấp thời gian để thị trường bình tĩnh trở lại, để các tổ chức tài chính, công ty niêm yết công khai thông tin và để giới quản lý phát hiện nguyên nhân.
Tuy nhiên, có thể mức thiết kế 5%, 7% và thời gian tạm ngừng 15 phút trong hệ thống “ngắt mạch tự động” của Trung Quốc quá ngắn, không đủ thời gian để hóa giải thông tin xấu, ngược lại có thể gây phản ứng phụ làm tăng nỗi sợ hãi, gây ra tình trạng giẫm đạp lên nhau để bán cổ phiếu.
Nhưng cho dù thế nào, TTCK vẫn được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục đón nhận thêm nhiều tin xấu. Sau sự xuất hiện của thông tin đáng thất vọng về Chỉ số PMI tháng 12/2015 của Trung Quốc, ngày 6/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 của nước này từ mức dự báo 7% đưa ra hồi tháng 6/2015 xuống còn 6,7%.
Một ngày sau, đến lượt Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) làm thế giới ngạc nhiên khi tiếp tục hạ giá đồng nhân dân tệ (NDT), xuống 6,5646 NDT/USD, giảm 0,51% so với ngày 6/1. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2015 và được cho là một trong những nguyên nhân quan trọng kích hoạt hệ thống “ngắt mạch tự động” cùng ngày.
Ai cũng biết sự lên xuống của TTCK phụ thuộc rất lớn vào dòng tiền. Số liệu của Bloomberg cho thấy trong 3 tháng qua, số vốn rút khỏi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã lớn hơn cả quy mô của nền kinh tế Hy Lạp.
Trong khi đó, đồng NDT rớt giá càng khiến cho tình trạng nước ngoài rút vốn trầm trọng hơn, làm dấy lên làn sóng thanh toán sớm trái phiếu USD của các doanh nghiệp Trung Quốc để tránh bất lợi tỉ giá, gây căng thẳng thanh khoản cũng như nỗi sợ hãi lan tràn ở thị trường trong nước, khiến chứng khoán càng lao dốc mạnh.
Ở chiều ngược lại, cơn khủng hoảng trên TTCK sẽ gây ra nỗi sợ hãi trên thị trường hối đoái, hình thành vòng luẩn quẩn đáng sợ, đẩy PBOC vào thế tiến thoái lưỡng nan. Vì đồng NDT mất giá thúc đẩy dòng tiền chảy khỏi Trung Quốc.
Tuy trong tương lai PBoC có thể hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nhưng động thái này có thể chỉ bù đắp được tổn thất từ việc dòng tiền chảy khỏi Trung Quốc, không làm thanh khoản thị trường tăng lên. Nếu PBoC dấn thêm một bước, tiến hành hạ lãi suất, e rằng tốc độ chảy khỏi Trung Quốc của dòng vốn nước ngoài sẽ càng tăng lên.
Thanh khoản căng thẳng, sợ hãi lớn dần và sự đắt đỏ của chứng khoán Trung Quốc (hiện nay, cố phiếu của Trung Quốc đang giao dịch ở mức giá cao gấp 65 lần lợi tức mang lại, cao gấp 3 lần so với sàn chứng khoán New York), khó có thể trở thành nhân tố hỗ trợ thị trường.
Vì thế, Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch dự đoán trong năm 2016, Chỉ số Shanghai Composite của TTCK Trung Quốc sẽ còn giảm, ở mức khoảng 27% còn Giám đốc Quản lý đầu tư toàn cầu của Ngân hàng Citi Bank David Bailin dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ trở thành nỗi lo lớn nhất toàn cầu.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét