Đài BBC ngày 15-12 dẫn lời Bộ Quốc phòng Úc cho biết nước này đang thực hiện các chuyến bay thực thi “quyền tự do đi lại” trên các đảo nhân tạo ở biển Đông, giống Mỹ từng làm thời gian qua.
Lời kể của phóng viên BBC điều tra đảo nhân tạo ở biển Đông
Nhật cảnh báo về ADIZ trên biển Đông
Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của đài này thực hiện chuyến bay bằng máy bay dân sự Philippines trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép cách đây mấy ngày.
Khi đang trong hành trình, ông nghe thấy đoạn trao đổi qua liên lạc vô tuyến: “Hải quân Trung Quốc, Hải quân Trung Quốc. Chúng tôi là máy bay Úc đang thực hiện các quyền tự do đi lại quốc tế trong không phận quốc tế theo công ước hàng không dân dụng quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hết”.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Úc xác nhận một máy bay P-3 Orion của mình đã thực hiện “cuộc tuần tra hàng hải định kỳ”, nằm trong nỗ lực duy trì an ninh và ổn định khu vực.
“Đừng mong đợi Bắc Kinh chào đón bạn ở nơi này. Tin tôi đi, tôi thử rồi” - ông Wingfield-Hayes kể về chuyến bay quan sát cận cảnh việc xây đảo trái phép của Trung Quốc.
Khi bay hướng về bãi Đá Gaven, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, phi công chiếc Cessna 206 chở nhóm phóng viên đài BBC liên tục nhận cảnh báo từ Hải quân Trung Quốc, với nội dung: “(Máy bay quân sự nước ngoài), các anh đang đe dọa sự an toàn của trạm của chúng tôi! Để không xảy ra nhầm lẫn hãy rời khỏi khu vực này ngay lập tức”.
Phóng viên Wingfield-Hayes kể lúc bay qua phía Bắc Đá Vành Khăn ở khoảng cách 12 hải lý, nhóm phóng viên BBC nhìn thấy các đầm phá đầy ắp tàu, cả lớn và nhỏ, nhiều nhà máy xi măng, nền nhà, một đường băng cách bờ biển Philippines khoảng 140 hải lý. Ông Wingfield-Hayes làm một phép tính nhanh và thấy rằng máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ mất 8-9 phút để tiếp cận bờ biển Philippines từ đường băng này.
Chiếc thủy phi cơ Cessna-206 chở nhóm phóng viên BBC.Ảnh: BBC
Trong một bài phát biểu tại Hawaii ngày 14-12, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang trong tranh chấp ở biển Đông, gây ảnh hưởng đến an ninh khu vực.
Đô đốc Swift nhấn mạnh: “Các bên, dù có tuyên bố chủ quyền hay không, dường như đều đang dành phần lớn tài sản quốc gia để phát triển lực lượng hải quân ở mức cao hơn cần thiết”.
Với nhận định đó, ông cảnh báo luật pháp quốc tế đang bị đe dọa ở biển Đông vì các nước có xu hướng dùng sức mạnh quân sự thay cho luật quốc tế để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, ông khẳng định động thái quân sự hóa các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương.
Cùng ngày, ông Masanori Nishi, cố vấn quân sự của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, cũng cảnh báo việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo có thể báo hiệu cho động thái đơn phương lậpVùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông.
Một mặt kêu gọi cảnh giác trước hành động của Bắc Kinh, mặt khác ông Nishi nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa Mỹ, Nhật và các đồng minh trong vấn đề biển Đông.
Trước đó, hãng tin Reuters dẫn lời nhiều quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hải quân nước này có thể lùi cuộc tuần tra tiếp theo quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp trái phép sang tháng 1-2016.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của đài này thực hiện chuyến bay bằng máy bay dân sự Philippines trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép cách đây mấy ngày.
Khi đang trong hành trình, ông nghe thấy đoạn trao đổi qua liên lạc vô tuyến: “Hải quân Trung Quốc, Hải quân Trung Quốc. Chúng tôi là máy bay Úc đang thực hiện các quyền tự do đi lại quốc tế trong không phận quốc tế theo công ước hàng không dân dụng quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hết”.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Úc xác nhận một máy bay P-3 Orion của mình đã thực hiện “cuộc tuần tra hàng hải định kỳ”, nằm trong nỗ lực duy trì an ninh và ổn định khu vực.
“Đừng mong đợi Bắc Kinh chào đón bạn ở nơi này. Tin tôi đi, tôi thử rồi” - ông Wingfield-Hayes kể về chuyến bay quan sát cận cảnh việc xây đảo trái phép của Trung Quốc.
Khi bay hướng về bãi Đá Gaven, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, phi công chiếc Cessna 206 chở nhóm phóng viên đài BBC liên tục nhận cảnh báo từ Hải quân Trung Quốc, với nội dung: “(Máy bay quân sự nước ngoài), các anh đang đe dọa sự an toàn của trạm của chúng tôi! Để không xảy ra nhầm lẫn hãy rời khỏi khu vực này ngay lập tức”.
Phóng viên Wingfield-Hayes kể lúc bay qua phía Bắc Đá Vành Khăn ở khoảng cách 12 hải lý, nhóm phóng viên BBC nhìn thấy các đầm phá đầy ắp tàu, cả lớn và nhỏ, nhiều nhà máy xi măng, nền nhà, một đường băng cách bờ biển Philippines khoảng 140 hải lý. Ông Wingfield-Hayes làm một phép tính nhanh và thấy rằng máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ mất 8-9 phút để tiếp cận bờ biển Philippines từ đường băng này.
Chiếc thủy phi cơ Cessna-206 chở nhóm phóng viên BBC.Ảnh: BBC
Trong một bài phát biểu tại Hawaii ngày 14-12, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang trong tranh chấp ở biển Đông, gây ảnh hưởng đến an ninh khu vực.
Đô đốc Swift nhấn mạnh: “Các bên, dù có tuyên bố chủ quyền hay không, dường như đều đang dành phần lớn tài sản quốc gia để phát triển lực lượng hải quân ở mức cao hơn cần thiết”.
Với nhận định đó, ông cảnh báo luật pháp quốc tế đang bị đe dọa ở biển Đông vì các nước có xu hướng dùng sức mạnh quân sự thay cho luật quốc tế để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, ông khẳng định động thái quân sự hóa các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương.
Cùng ngày, ông Masanori Nishi, cố vấn quân sự của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, cũng cảnh báo việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo có thể báo hiệu cho động thái đơn phương lậpVùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông.
Một mặt kêu gọi cảnh giác trước hành động của Bắc Kinh, mặt khác ông Nishi nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa Mỹ, Nhật và các đồng minh trong vấn đề biển Đông.
Trước đó, hãng tin Reuters dẫn lời nhiều quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hải quân nước này có thể lùi cuộc tuần tra tiếp theo quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp trái phép sang tháng 1-2016.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét