Tân Hoa xã vừa dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi phát biểu tại lễ khai mạc Hội thảo về tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc năm 2015 do Viện Nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc và Quỹ Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc phối hợp tổ chức hôm 12/12, theo đó 2015 là năm quan trọng, thúc đẩy toàn diện ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc và mở ra tương lai trong tiến trình phục hưng của dân tộc Trung Hoa.
Tân Hoa xã vừa dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi phát biểu tại lễ khai mạc Hội thảo về tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc năm 2015 do Viện Nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc và Quỹ Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc phối hợp tổ chức hôm 12/12, theo đó 2015 là năm quan trọng, thúc đẩy toàn diện ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc và mở ra tương lai trong tiến trình phục hưng của dân tộc Trung Hoa. Và trong năm 2016, Trung Quốc sẽ nghiêm túc thực hiện ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc.
Cũng trong ngày 12/12, tờ China News cho biết, tại lễ biên chế, đặt tên và trao cờ cho tàu khu trục tên lửa Hợp Phì do Bắc Kinh tự chế tạo, Phó chính ủy hải quân Vương Đăng Bình cho biết, đây là tàu tiên tiến nhất hiện nay của Trung Quốc và các cấp phải luôn nhớ chỉ thị “Cắm rễ vào Biển Đông, bảo vệ Biển Đông, lập công ở Biển Đông” mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân Uỷ Trung ương Tập Cận Bình đề ra khi thị sát Hạm đội Nam Hải mới đây.
Cùng ngày 12/12, tờ Đa Chiều đưa tin, tờ Thời báo Hoàn Cầu vừa tổ chức hội thảo “Thế giới tranh chấp, Trung Quốc kiếm tìm”, với sự tham dự của nhiều học giả Trung Quốc. Và dư luận đặc biệt quan tâm tới câu hỏi của Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến với ông Ngô Kiến Dân, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, hiện là Giám đốc Học viện Ngoại giao về khả năng chiến tranh ở Biển Đông. “Biển Đông có thể xảy ra xung đột quân sự hay không không liên quan gì đến việc thế giới có nổ ra đại chiến hay không”, ông Ngô Kiến Dân nhấn mạnh.
Phó viện trưởng Viện Khoa học xã hội Thượng Hải Hoàng Nhân Vĩ và Dương Nhuệ, biên tập viên truyền hình trung ương Trung Quốc đều cho rằng, không xảy ra xung đột quân sự ở Biển Đông. Trong khi đó, Trung tướng không quân Trần Tiểu Công lại cho rằng, việc tranh chấp “luật chơi” giữa Mỹ và Trung Quốc nếu không được kiểm soát, có thể xảy ra nổ súng và việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới quan hệ song phương.
Ấn Độ và Nhật Bản lần đầu tiên ra tuyên bố chung về tình hình Biển Đông |
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo (13/12), hải quân nước này vừa tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông (một cách bí mật) và việc này nằm trong kế hoạch huấn luyện, nhưng không nói rõ vị trí chính xác của các cuộc tập trận. Giới quân sự cảnh báo, Trung Quốc đang muốn kiểm soát Biển Đông, nên không ngại đối đầu với các nước hữu quan, kể cả Mỹ.
Ngày 11/12, tờ Quân giải phóng cảnh báo, tốc độ hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đang chậm hơn nhiều so với các nước phát triển trên thế giới, trong khi lại có quá nhiều cấp chỉ huy, do đó nếu không nhanh chóng cải tổ, nước này sẽ bị đánh bại khi xảy ra xung đột. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, cơ cấu quân khu lấy Lục quân làm trung tâm có lịch sử hàng thập niên của quân đội Trung Quốc sẽ bị phá vỡ bằng 5 khu chiến lược mới.
Theo đó, 7 quân khu hiện nay sẽ sớm bị giải thể để thay bằng 5 khu chiến lược mới (phải được thiết lập và vận hành từ 1/1/2016), đây là một phần của cuộc tái cấu trúc hệ thống quân đội trên phạm vi rộng. Và cuộc cải tổ này có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống quân khu của Bắc Kinh.
Tờ The Diplomat vừa đăng bài của ông Joseph Bosco đến từ Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia Mỹ cho rằng, kế hoạch cải tổ quân đội Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ xung đột với các nước láng giềng và với Mỹ, đặc biệt khi các biện pháp cải tổ này trao thêm quyền cho các chỉ huy cấp thấp hơn. Ngoài ra, việc trao thêm quyền cho các tư lệnh địa phương cũng làm gia tăng nguy cơ tái diễn những sự cố trước đây như vụ va chạm trên không giữa máy bay Mỹ và Trung Quốc, hay giữa các chiến hạm trên Biển Đông thời gian qua. Và quốc tế không chấp nhận để Bắc Kinh thực hiện chiến lược theo kiểu trao quyền để chối bỏ trách nhiệm!
Trước đó, tờ New York Times đăng bài “Trung Quốc nhập nhằng nguy hiểm ở Biển Đông” của Giáo sư Liselotte Odgaard đến từ Đại học Quốc phòng hoàng gia Đan Mạch. Theo đó, Bắc Kinh cố tình nhập nhằng về cái gọi là “đường lưỡi bò” trên Biển Đông và sẽ bảo vệ yêu sách mơ hồ này bằng vũ lực. Và động thái mở rộng sự hiện diện quân sự trên Biển Đông của Trung Quốc là thách thức trực tiếp đối với các đồng minh của Mỹ, do đó Washington không thể khoanh tay ngồi nhìn.
Ngày 12/12, Hãng ANI News đưa tin, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ hợp tác theo khuôn khổ của Hội nghị cấp cao Đông Á nhằm thúc đẩy cấu trúc khu vực cân bằng, cởi mở, có các bên tham gia và đảm bảo an ninh hàng hải. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngoài việc lưu ý tới những diễn tiến ở Biển Đông, còn kêu gọi tất cả các bên tránh hành động đơn phương, tạo căng thẳng trong khu vực. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và việc sớm kết thúc các cuộc thương lượng để thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) sẽ góp phần cho hòa bình và ổn định khu vực.
Trước đó (9/12), tờ Taipei Times dẫn lời Giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế Arthur Waldron đến từ Đại học Pennsylvania cảnh báo, từ năm 2009, Trung Quốc đã trở nên độc đoán và quân phiệt - đang đe dọa Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ. Và Trung Quốc hoàn toàn có ý định thực hiện mục tiêu - trong 10 năm tới sẽ chiếm trọn Biển Đông bởi Mỹ không thực sự làm bất cứ điều gì để làm chậm tiến độ này.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét