Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Trung Quốc đã lắp đặt pháo lớn cho tàu hải cảnh

Việc lắp pháo hạm 76mm lên tàu hải cảnh là một động thái nguy hiểm của Trung Quốc, cho thấy nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực trên biển.

Hình ảnh mới nhất trên trang mạng China News cho thấy, Trung Quốc đã lắp đặt pháo hạm 76mm lên tàu tuần duyên (Trung Quốc gọi là tàu hải cảnh) lớn nhất thế giới mà nước này đang đóng.
Hình ảnh cho thấy pháo hạm 76mm được lắp đặt phía trước thượng tầng của con tàu.
Theo hình ảnh của China News, pháo hạm 76mm được lắp đặt phía trước thượng tầng của con tàu. Toàn bộ con tàu cũng đã được sơn trắng, cho thấy nó đã gần được hoàn thiện.

Đây là loại pháo hạm H/PJ-26 do Trung Quốc nhái từ mẫu pháo hạm AK-176 nổi tiếng của Nga. Tuy nhiên, tháp pháo của Trung Quốc đã được thiết kế lại để tàng hình hơn.
Đây là loại pháo hạm H/PJ-26 do Trung Quốc "nhái" từ mẫu pháo hạm AK-176 nổi tiếng của Nga. Tuy nhiên, tháp pháo của Trung Quốc đã được thiết kế lại để "tàng hình" hơn.

Trung Quốc hiện đang đóng cùng 1 lúc 2 tàu hải cảnh lớn nhất của nước này (và cũng là tàu hải cảnh lớn nhất trên thế giới). Mỗi con tàu có lượng giãn nước lên đến 10.000t.
Trung Quốc hiện đang đóng cùng 1 lúc 2 tàu hải cảnh lớn nhất của nước này (và cũng là tàu tuần duyên lớn nhất trên thế giới). Mỗi con tàu có lượng giãn nước lên đến 10.000 tấn.

Với kích thước như vậy, con tàu này đã vượt qua cả tàu tuần duyên lớp Akitsushima của Nhật Bản với lượng giãn nước trên 7.000 tấn.

Với kích thước như vậy, con tàu này đã vượt qua cả tàu tuần duyên lớp Akitsushima của Nhật Bản với lượng giãn nước trên 7.000t.
Chiếc đầu tiên mang số hiệu 2901 được hạ thủy vào tháng 12/2014 và hiện nay đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Chiếc thứ hai mang số hiệu 3901 hiện đang được đóng tại nhà máy.

Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane's (Anh), 2 con tàu hải cảnh cỡ lớn này có thể được triển khai tại biển Đông hoặc Hoa Đông.

Chiếc đầu tiên mang số hiệu 2901 được hạ thủy vào tháng 12-2014 và hiện nay đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Chiếc thứ hai mang số hiệu 3901 hiện đang được đóng tại nhà máy.
Việc đóng 2 tàu tuần duyên lớn nhất thế giới nằm trong kế hoạch biến lực lượng hải cảnh thành "lực lượng hải quân thứ 2" của Trung Quốc, giúp nước này thực hiện các tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển.

Theo tờ IHS Janes thì 2 con tàu hải cảnh cỡ lớn này có thể được triển khai tại biển Đông hoặc Hoa Đông.
Theo trang mạng Strategy Page (Mỹ), chiến lược của Trung Quốc sẽ là sử dụng các tàu cảnh sát biển (tàu hải cảnh) tuần tra phi pháp tại những vùng Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền, thay vì cử các tàu hải quân, để đạt được yêu sách của mình.

Trung Quốc 8 lần đuổi máy bay Mỹ ở Biển Đông
Ngày 20-5, trong chuyến bay thị sát cùng quân đội Mỹ, phóng viên CNN đã ghi nhận tới 8 lần Hải quân TQ ra thông điệp cảnh cáo, yêu cầu máy bay tuần tra Mỹ rời khỏi khu vực biển Đông.
Mặc dù phía Mỹ khẳng định máy bay tuần tra của họ đang bay trong vùng không phận quốc tế trên biển Đông, nhưng hải quân Trung Quốc đã nhiều lần ra thông điệp cảnh cáo.
Những thông điệp của hải quân Trung Quốc được nhắc đi nhắc lại bằng tiếng Anh qua sóng radio:
Đây là Hải quân Trung Quốc... Đây là Hải quân Trung Quốc... Hãy đi đi... để tránh hiểu nhầm".
Việt Nam kêu gọi các nước không làm phức tạp tình hình biển Đông
Liên quan đến những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc trên biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình kêu gọi các nước không làm phức tạp thêm tình hình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình. Ảnh: Tuổi Trẻ
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ ngày 21/5 tại Hà Nội, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh:
Chúng ta đều biết khu vực biển Đông là nơi có tuyến hàng hải và hành lang quốc tế rất quan trọng.
Việc duy trì hòa bình ổn định, an ninh hàng hải và hàng không là lợi ích của các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Vì vậy, chúng tôi kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải và hàng không ở biển Đông.
Đồng thời tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển theo đúng quy định của luật pháp quốc tế và Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).
Không làm phức tạp thêm tình hình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons