Năm ngoái, ông Du Zhengzeng, ông trùm ngành thép ở miền bắc TQ, đối tác của Chen đã kiện ông ra tòa, cáo buộc ông ăn cắp 50 triệu USD trong dự án tái phát triển Trung tâm mua sắm thời trang Plantation ở bang Florida (Mỹ).
Theo lời ông Du, ông Chen đã dùng số tiền hợp tác kinh doanh như “tài sản cá nhân” để chi trả cho lối sống xa hoa của mình. Hồ sơ cho thấy những tài sản xa xỉ của ông Chen từ lúc di cư sang Mỹ gồm có 1 căn hộ trị giá 2 triệu đô gần Miami, 1 chiếc Bentley và 1 du thuyền dài 21m đứng tên thông qua một tập đoàn.
Trong một phiên tòa hồi tháng 10.2014, luật sư của ông Du cho biết ông Du đã đầu tư 160 triệu USD vào dự án phát triển khu mua sắm. Ông Chen lại nói số tiền mà ông Du hứa đầu tư chưa được chuyển cho dự án bao giờ.
Tháng trước, chính phủ TQ công bố danh sách 10 quan chức bị cáo buộc tội phạm kinh tế đang tị nạn ở nước ngoài, thì tên của He Yejun và vợ nằm trong số 40 người bị nghi là đang ẩn náu ở Mỹ.
Cả hai bị cáo buộc biển thủ 1 triệu Nhân dân tệ công quỹ ở TQ trước khi chuyển đến Mỹ vào cuối những năm 1990.
Ảnh của He Yejun (trái) do TQ cung cấp, ảnh của Wei Chen (phải) do Mỹ cung cấp là một người
|
Nhiều tài liệu sau đó tiết lộ rằng He Yejun là tên trước đây của Wei Chen và vị này từng là giám đốc điều hành một công ty bia nhà nước ở TQ
Ông Du nói ông không biết gì về quá khứ của ông Chen, cho đến khi đọc được những tin tức về danh sách của Interpol và nhận ra ảnh của He Yejun.
Khi gọi điện cho ông Chen tại nhà riêng ở Florida, ông Chen “đá” hết câu hỏi sang cho luật sư rồi gác máy.
Ba luật sư đại diện cho ông Chen và công ty của ông thì không trả lời điện thoại, còn luật sư thứ tư thì nói ông không biết ông Chen có phải là He Yejun hay không.
Trung tâm mua sắm thời trang Platation một năm trước đã bắt đầu đi xuống rồi dần phá sản. Sau cơn bão Wilma ở Mỹ, khu mua sắm này trở nên hoang tàn.
Thành phố thu khoảng 50.000 USD tiền phạt vì mặt tiền nhếch nhác của khu mua sắm, đồng thời yêu cầu ông Chen và ông Du phải ngăn người vô gia cư cư ngụ trong bãi đậu xe của khu mua sắm.
Lãnh đạo thành phố thì trông chờ cho khu mua sắm này tái phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và góp phần phát triển kinh tế thành phố.
Ở TQ, ông He, từng nằm trong số 30 người được bình chọn “Top 10 thanh niên cần cù tiêu biểu của TQ”.
Thời điểm đó, một nhà máy phân bón ở tỉnh Hà Bắc đang trên bờ vực phá sản. Ông Chen đã cứu nhà máy bằng cách nhập nó vào tập đoàn bia Haomen Đường Sơn, một trong 500 doanh nghiệp có lợi nhuận nhất ở TQ.
Năm 1995, He Yejun bắt đầu có quan hệ tình cảm với Huang Hong, kế toán của công ty bia Đường Sơn.
Trung tâm mua sắm thời trang Plantation phá sản sau vụ kiện tụng giữa ông Chen và ông Du trên đất Mỹ
|
Ba năm sau, ông He và bà Huang kết hôn, và bà chuyển đến Florida sống với con gái của họ.
Năm 1999, ông trốn sang Mỹ với vợ con. Hiện chưa rõ ông Chen được nhập cư vào Mỹ như thế nào, nhưng hồ sơ thì cho thấy ông đã đổi tên He Yejun ở TQ sang Wei Chen ngay thời điểm vừa đặt chân đến Mỹ.
Ở Florida, đơn xin nhập tịch của bà Huang bị từ chối, sau khi các quan chức nhập cư buộc tội bà kết hôn giả với người đàn quốc tịch Mỹ để đảm bảo quyền công dân trong khi đã là vợ của ông Chen.
Vừa đến Mỹ, ông Chen làm bồi bàn trong một nhà hàng, sau đó chuyển sang bất động sản.
Năm 2004, ông Chen mua 77.110m2 khu mua sắm với giá 37 triệu USD, số tiền được chuyển từ công ty sắt thép Đường Sơn Ganglu, công ty của ông Du.
Ông Du thực chất muốn lợi dụng sự ưu tiên chính sách của Mỹ cho những nhà đầu tư nước ngoài để đưa cậu con trai và cô con gái của ông vào trường trung học Mỹ. Và một người bạn đã giới thiệu ông Du cho ông Chen.
Nhưng rồi ông Du không nhận được hộ chiếu vì khu mua sắm gặp nhiều trục trặc. Ông Du kiện ông Chen ra tòa.
Cuối cùng khu mua sắm Platation bị đem ra bán phá giá, và được một công ty tư nhân mua lại với giá 37,7 triệu USD để xây căn hộ, văn phòng và khu mua sắm ngoài trời…
(Theo WSJ, New York Times/ Một thế giới
0 nhận xét:
Đăng nhận xét