Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Trung Quốc ngang ngược cấm biển: Ngư dân Việt vẫn cứ đánh bắt bình thường

Lãnh đạo Hội Nghề cá nói lệnh cấm biển ngang ngược của Trung Quốc là vô hiệu trên vùng biển Việt Nam và ngư dân vẫn đánh bắt bình thường.
Ngày 16/5, Chính quyền nhân dân thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam thông báo “Phương án thực thi công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt trên biển của Thành phố Hải Khẩu năm 2015”.
Theo đó, Trung Quốc cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12h00 ngày 16/5/2015 đến 12h00 ngày 1/8/2015 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm vịnh Bắc Bộ).
Trong thời gian nói trên, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm. Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Lệnh cấm nói trên có ảnh hưởng tới ngư dân Việt Nam hay không? Chúng ta phải làm gì nếu Trung Quốc lại ngang nhiên xua đuổi, bắt giữ trái phép tàu thuyền cùng ngư dân Việt Nam ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền nước ta?
Trung Quốc ngang ngược cấm biển: Ngư dân Việt vẫn cứ đánh bắt bình thường
Liên quan đến vấn đề này, VTC News phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Đức - Chánh văn phòng TW Hội Nghề cá Việt Nam.
- Thưa ông, Hội Nghề cá Việt Nam có quan điểm thế nào về Lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông mà Trung Quốc vừa tuyên bố?
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt bắt cá trên biển Đông. Hàng năm, cứ vào thời gian này là Trung Quốc bắt đầu ra lệnh cấm đó.
Đây là lệnh cấm hết sức vô lý và không có giá trị đối với ngư dân Việt Nam khai thác trên vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta. Hội nghề cá Việt Nam kiên quyết phản đối lệnh cấm này của Trung Quốc. Dự kiến trong ngày 18/5, Hội sẽ có văn bản chính thức để phản đối lệnh cấm này.
- Đằng sau lệnh bắt cá ngang ngược này, Trung Quốc âm mưu điều gì, thưa ông?
Trung Quốc căn cứ vào việc mùa này có một số loài cá mang trứng và họ cấm đánh bắt. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần.Thực tế, họ lợi dụng đặc điểm sinh học của con cá, vấn đề của con cá rồi ra lệnh cấm biển để khẳng định chủ quyền biển trái phép của họ. Đó mới là vấn đề lớn, lâu dài mà chúng ta cần quan tâm.
- Trung Quốc thường dùng những cách gì để thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá trái phép của họ ở Biển Đông?
Khi có sự xuất hiện của lực lượng chức năng thì sẽ không có chuyện phía tàu cá Trung Quốc gây hấn, chèn ép hay bắt bớ ngư dân của ta được... Năm ngoái chúng ta làm rất mạnh điều đó.
Trong phạm vi vùng biển mà Trung Quốc cấm đánh bắt có cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam chứ không chỉ có phạm vi vùng biển Trung Quốc. Đó là điều hết sức phi lý. Họ thường dùng những tàu chấp pháp ngăn cản ngư dân Việt Nam khai thác ở vùng biển giáp ranh, ngay trong vùng biển của chúng ta.
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn lợi dụng đưa rất nhiều tàu cá của họ tới đánh bắt bắt bất hợp pháp ở sâu trong vùng biển nước ta, ngay gần quần đảo Trường Sa.
- Giả sử năm nay họ tiếp tục hành động như vậy thì chúng ta phải đối phó ra sao?
Chúng ta đã có lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư. Hội Nghề cá Việt Nam thường xuyên kiến nghị các lực lượng này tăng cường sự hiện diện trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt nam để bảo vệ ngư dân của mình.
Khi phát hiện tàu cá Trung Quốc khai thác bất hợp pháp trên vùng biển Việt Nam thì chúng ta có thể xua đuổi, thậm chí sử dụng biện pháp mạnh là bắt các tàu cá này, tịch thu… để răn đe.
- Trước đây, đã rất nhiều lần phía tàu Trung Quốc bắt giữ tàu cá cùng ngư dân Việt Nam, sau đó họ bắt đòi tiền chuộc mới trả về. Thậm chí, có trường hợp ngư dân của ta còn bị họ hành hung. Hội nghề cá xử lý thế nào trong trường hợp này để bảo vệ ngư dân?
Trung Quốc ngang ngược cấm biển: Ngư dân Việt vẫn cứ đánh bắt bình thường
Ngư dân Bình Định đánh bắt cá trên vùng biển Trường Sa, Việt Nam.(Ảnh: Tuổi trẻ)
Tôi không nắm được con số thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, chuyện đó là có và xảy ra hàng năm. Năm ngoái có hơn 10 trường hợp, năm kia có đến 15-17 trường hợp tàu cá cùng ngư dân của Việt Nam bị phía tàu Trung Quốc bắt giữ trái phép.
Thông thường họ bắt sau đó cho ngư dân mình gọi điện về đòi tiền chuộc, tức là theo con đường không chính thức, không theo đường ngoại giao để chúng tôi nắm được thông tin và can thiệp kịp thời. Theo thông tin chúng tôi nắm được thì hầu hết các trường hợp ngư dân bị bắt trái phép đều đem tiền sang chuộc rồi mang tàu về. Tuy nhiên, khi trả thì họ đã lấy hết cá, ngư cụ… Họ chỉ cho ngư dân ít xăng dầu để chạy về đến nhà.
Hàng năm có hàng chục vụ như vậy. Trường hợp ngư dân bị đánh đập cũng xảy ra nhiều rồi. Đây là hành vi phạm pháp của Trung Quốc, phía Việt Nam cũng đã phản đối thường xuyên một cách mạnh mẽ về hành vi này.
Hành vi nói trên của các tàu Trung Quốc là phạm pháp rất rõ ràng. Nhưng cũng cần phải nói thêm là, ngư dân chúng ta cũng "chấp thuận" theo con đường không chính thức, tức là cứ tự đem tiền sang chuộc tàu về.
Ông Phan Huy Hoàng - Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Ngãi:
Lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc là vô lý và không có hiệu lực trong việc đánh bắt cá của ngư dân Quảng Ngãi nói riêng và ngư dân cả nước nói chung. Hiện ngư dân chúng ta vẫn đi đánh bắt bình thường trên vùng biển Việt Nam chứ không ảnh hưởng gì cả.
Bình thường Trung Quốc đã gây cản trở thế này thế kia đối với ngư dân chúng ta. Nếu trong thời gian tới Trung Quốc tiếp tục cản trở thì các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp thích hợp để đối phó, xử lý giống như trước đây. Còn hiện tại, ngư dân vẫn đi đánh bắt bình thường như mọi năm chứ không có vấn đề gì cả.
Con đường này về lâu dài là không được, bởi dần dần Trung Quốc sẽ lợi dụng điều đó để hợp thức việc bắt giữ trái phép của họ. Chúng ta phải kiên quyết phản đối điều đó.
Thông thường, theo con đường ngoại giao, nhiều trường hợp Việt Nam can thiệp họ phải thả tàu của mình ra.
- Vậy với những trường hợp ngư dân bị hành hung, thu giữ tài sản... nói trên, chúng ta đã có những chính sách gì giúp đỡ họ tiếp tục vững tin bám biển, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc?
Hội Nghề cá Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp, không phải cơ quan có kinh phí để có thể hỗ trợ ngư dân. Hội chủ yếu hỗ trợ ngư dân bằng việc tuyên truyền cho ngư dân, hội viên của Hội ở các tỉnh, địa phương hiểu Luật biển, nắm bắt được vấn đề cấm biển sai trái của Trung Quốc...
Hội cũng tư vấn cho ngư dân làm sao đảm bảo an toàn khi ra khơi đánh bắt, chẳng hạn tránh khai thác ở những vùng biển nhạy cảm, vùng giáp ranh tranh trấp, tránh đối đầu với tàu thuyền Trung Quốc trên biển trong những trường hợp không cần thiết...
Dù đánh bắt ở đâu thì ngư dân cũng cần có cờ biển hiệu, trang bị thiết bị thông tin liên lạc đầy đủ. Ngư dân nên ra khơi đánh bắt theo hình thức tổ đội để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp không may gặp tai nạn hoặc khi bị phía Trung Quốc xua đuổi, bắt giữ trái phép...
Bên cạnh đó, Hội sẽ có văn bản kiến nghị tới các cơ quan chức năng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Ngoại giao, Cảnh sát biển… tăng cường sự hiện diện để hỗ trợ ngư dân trên biển, đồng thời ban hành các chính sách phù hợp để hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển.
- Ông đánh giá thế nào về hiệu quả hỗ trợ ngư dân trên biển của lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển trong thời gian qua?
Lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển của chúng ta đã được trang bị tương đối tốt về vật chất, đặc biệt là là Kiểm ngư đã có những loại tàu lớn, đủ sức để hỗ trợ ngư dân trong trường hợp cần thiết.

Năm ngoái, rất nhiều trường hợp tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển của nước ta đã ra hỗ trợ ngư dân khi bị tàu cá của Trung Quốc tràn xuống uy hiếp. Khi có sự xuất hiện của lực lượng chức năng thì sẽ không có chuyện phía tàu cá Trung Quốc gây hấn, chèn ép hay bắt bớ ngư dân của ta được. Hàng năm lực lượng của chúng ta vẫn làm như vậy, đặc biệt là năm ngoái chúng ta làm rất mạnh điều đó.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons