Lực lượng bán quân sự của Trung Quốc hôm qua (3/5) đã tới Nepal để giúp nước này sửa chữa một con đường cao tốc nối giữa hai quốc gia bị hư hại trong trận động đất lịch sử vừa qua.
Những ngôi nhà đổ sập vì động đất ở làng Sankhu của Nepal. (Ảnh: Zuma/WSJ)
Trận động đất lịch sử với cường độ 7,8 độ richter ở Nepal hôm 25/4 đã khiến hơn 7.000 người thiệt mạng...
Theo tờ Wall Street Journal, khoảng 500 thành viên của lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc, một phần của lực lượng công an nước này, đã được giao nhiệm vụ khai thông phần nằm trên lãnh thổ Nepal của con đường dài 943 km nối giữa Kathmandu và thành phố Lhasa thuộc khu tự trị Tây Tạng. Đoạn đường cần được sửa chữa có chiều dài khoảng 114 km.
Theo tờ Wall Street Journal, khoảng 500 thành viên của lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc, một phần của lực lượng công an nước này, đã được giao nhiệm vụ khai thông phần nằm trên lãnh thổ Nepal của con đường dài 943 km nối giữa Kathmandu và thành phố Lhasa thuộc khu tự trị Tây Tạng. Đoạn đường cần được sửa chữa có chiều dài khoảng 114 km.
Trung Quốc quyết định triển khai lực lượng sang hỗ trợ Nepal theo lời đề nghị của phía Nepal trong một cuộc gặp giữa quan chức hai bên tại biên giới hai nước vào buổi sáng ngày Chủ nhật.
Phát ngôn viên Tara Prasad Pokharel xác nhận Nepal đã cho phép cảnh sát vũ trang của Trung Quốc tới sửa con đường quốc lộ nói trên.
Tân Hoa Xã cho biết, vào chiều qua, 160 binh sỹ thuộc bộ phận cứu hộ giao thông của Trung Quốc đã lên đường sang Nepal, mang theo nhiều trang thiết bị. Chuyên gia địa chất cũng theo cùng để hỗ trợ.
Trước đó, Trung Quốc đã cử hơn 350 bác sỹ và nhân viên tìm kiếm, cứu hộ tới hỗ trợ Nepal khắc phục hậu quả động đất. Trận động đất lịch sử với cường độ 7,8 độ richter ở Nepal hôm 25/4 đã khiến hơn 7.000 người thiệt mạng và hơn 15.000 người bị thương.
Trung Quốc, nước láng giềng của Nepal, đã đẩy mạnh các nỗ lực hỗ trợ quốc gia này sau thảm họa. Bắc Kinh đã cam kết hỗ trợ 3,2 triệu USD và 186 tấn hàng viện trợ khẩn cấp cho Nepal.
Nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã xem Nepal là một ưu tiên chiến lược, một phần bởi Nepal là nơi Trung Quốc và Ấn Độ tranh giành ảnh hưởng khu vực.
Theo các chuyên gia, hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Trung Quốc sau thảm họa động đất Nepal là một phần trong nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh nhằm thể hiện sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của một cường quốc toàn cầu.
Theo Diệp Vũ
VNEconomy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét