Australia áp phí đối với tất cả các khoản đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực này. Hiện Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất ở xứ sở Chuột túi.
Theo báo cáo thường niên của Cơ quan Đầu tư nước ngoài Australia công bố ngày 1/5, lần đầu tiên Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại quốc gia này khi trong tài khoá 2013-2014 Trung Quốc đã rót tới 27,7 tỷ AUD (tương đương 21,8 tỷ USD) vào nền kinh tế Australia.
Trong khi đó, nguồn vốn đổ vào Australia từ Mỹ - nhà đầu tư lớn nhất trong hơn một thập niên- chỉ là 17,5 tỷ AUD.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
Tiếp đến là các ngành nghề khác như sản xuất (3,3 tỷ AUD), khai khoáng (5,7 tỷ AUD) và khu vực dịch vụ (6,2 tỷ AUD).
Trung Quốc vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, đặc biệt là trong lĩnh vực khai khoáng.
Kết quả thăm dò ý kiến hồi tháng 2/2015 của Đại học Công nghệ Sydney (UTS) cho thấy, các doanh nhân Trung Quốc coi Australia là một nơi đầu tư làm ăn tốt hơn cả Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Nga và New Zealand.
Ngăn chặn
Chính phủ Australia hồi đầu năm nay đã triển khai mạnh mẽ các kế hoạch ngăn chặn việc mua bán bất động sản trái phép và áp các mức phí đối với tất cả các khoản đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực này.
Theo đó, bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào muốn mua bất động sản có trị giá dưới 1 triệu AUD (784.500 USD) sẽ phải nộp phí 5.000 AUD. Số tiền đó sẽ tăng thêm 10.000 AUD cho mỗi 1 triệu AUD tăng thêm đối với trị giá bất động sản được giao dịch.
Nếu nhà đầu tư nào vi phạm quy định về mua bán nhà đất, họ có thể sẽ bị phạt số tiền lên tới 25% giá trị bất động sản đã mua và buộc phải bán đi bất động sản đó. Chính phủ Australia kỳ vọng kế hoạch thu phí trên sẽ giúp tăng thu ngân sách thêm 200 triệu USD/năm.
Chính sách này của Australia được cho rằng có thể khiến hàng nghìn nhà đầu tư Trung Quốc tiềm năng rút khỏi thị trường này, tuy nhiên có vẻ như chính phủ Australia sẵn sàng chấp nhận nguy cơ này.
Ngoài Australia, châu Âu cũng là điểm đầu tư hấp dẫn của Trung Quốc khi họ mua lại hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của châu Âu hay bất động sản ở nhiều nước thông qua chương trình "Thị thực vàng". Giá cả ở châu Âu đang khá rẻ, họ rất cởi mở và có những yếu tố các công ty Trung Quốc đang tìm kiếm - công nghệ và thương hiệu.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu vào năm 2014, chuyên gia Sophie Meunier đến từ Đại học Princeton đã cảnh báo: "Hiện tại, đầu tư Trung Quốc có vẻ như tiền từ trên trời rơi xuống. Nhưng nó có thể biến thành con ngựa thành Troy, mang theo tư tưởng chính trị và giá trị Trung Quốc vào châu Âu".
Theo Minh Thái (Tổng hợp)
Đất Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét