Moscow không có lựa chọn nào khác, đành phải chấp nhận “bàn tay giúp đỡ từ Trung Quốc”. Chính vì thế, trong mối quan hệ này, Trung Quốc ở thế cao tay hơn Nga.
Đa Chiều - một tờ báo của cộng đồng người Hoa ở Mỹ gần đây có bài bình luận trong đó nhận định rằng trong tất cả các mối quan hệ với Nga, Trung Quốc vẫn ở thế cao tay hơn đối tác.
Nga cần Trung Quốc hơn Trung Quốc cần Nga?
Báo này bình luận rằng chỉ khi nào Nga bị lệ thuộc kinh tế vào đối tác Trung Quốc thì khi đó mối quan hệ song phương giữa Nga và Trung Quốc mới phát triển mạnh mẽ.
Chủ tịch Trung Quốc - ông Tập Cận Bình gần đã hoàn thành chuyến công du Á Âu trong đó có Nga, Kazahkstan và Belarus. Trong chuyến đi này lãnh đạo Trung Quốc đã ký nhiều thoả thuận hợp tác với các quốc gia liên quan.
Đáng kể nhất, trong số này có dự án đường sắt cao tốc trị giá đến 6 tỷ USD, thoả thuận hợp tác tín dụng với Ngân hàng phát triển Trung Quốc với tổng giá trị lên đến 966 triệu USD và một loạt các thoả thuận khác liên quan đến lĩnh vực không gian, nông nghiệp và viễn thông.
Trong vòng 2 năm qua, Trung Quốc và Nga cũng đã cùng nhau hợp tác xây dựng một công trình cầu đường săn nối liền Nga - Trung, kết nối giữa thành phố Tongjiang, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc với thành phố Nizhneleninskoye ở khu tự trị Do Thái của Nga.
Moscow và Bắc Kinh cũng đã ký kết hợp tác với nhau một thoả thuận cung cấp khoảng 38 tỷ mét khối khí đốt tự nhiêm mỗi năm cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nhận định của tờ Đa Chiều, tất cả các dự án lớn mà Nga- Trung tuy đã chạy nhưng đều đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi nền kinh tế của Nga đang gặp nhiều vấn đề rắc rối.
Trong tháng 4 vừa qua, dự an xây cầu đường sắt nối liền Nga - Trung đã phải trì hoãn. Trong khi đó, dự án xây dựng đường dẫn khí đốt cũng đã chịu chung số phận vào tháng 3/2015.
Theo tin của báo Đa Chiều, Trung Quốc cũng được cho là đã rút khỏi dự án xây cầu qua eo Kerch được công bố vào tháng 5 năm ngoái sau khi đàm phán thất bại.
Ông Tập Cận Bình - Chủ tịch nước TQ
Thương mại hai chiều Trung - Nga cũng ở mức giới hạn. Năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại hai nước này chỉ đạt 95,3 tỷ USD, chỉ bằng 1/5 kinh ngạch thương mại Mỹ - Trung cùng thời kỳ.
Đa Chiều đánh giá, thương mại Nga - Trung Quốc thậm chí còn kém hơn cả kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Malaysia.
Báo của cộng đồng người Hoa ở hải ngoại nhận định: Trong khi Nga và Trung Quốc đã bước vào thời kỳ “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” trên cơ sở lợi ích chung của hai cường quốc, thì bản chất của các lớp quan hệ giữa hai nước này đang không ở thế cân bằng, đáng chú là quy mô và trình độ phát triển của hai nền kinh tế này khác nhau rõ rệt.
Báo Đa Chiều nhận định: Nga cần Trung Quốc hơn Trung Quốc cần Nga. Giai đoạn hiện nay, Trung Quốc luôn ở thế “cao tay” hơn Nga trong mọi mối quan hệ. Moscow vì thế mà luôn lép vế trước Trung Quốc.
Các nhà phân tích chính trị đã chỉ ra rằng, Nga đã lâm vào tình cảnh khó khăn sau khi sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Liên bang. Và thời điểm này đối với Trung Quốc là một bước ngoặt lớn trong chính sách toàn cầu mà Bắc Kinh đã trông đợi, coi nó như một cơ hội hiếm có cho phép TQ đặt mình vào một vị trí trong tam giác quan hệ Trung - Nga - Mỹ.
Tuy nhiên, theo báo Đa Chiều, chỉ điều này thôi cũng không thể đủ để giải thích tại sao quan hệ Nga - Trung Quốc lại đang trở nên thân thiết nhanh đến vậy. Mục đích thực sự của Trung Quốc luôn vượt xa mối quan hệ được tăng cường với Nga trong thời gian gần đây - Đa Chiều cho hay.
Đối với Tập Cận Bình, Nga là một thành phần quan trọng của sáng kiến “Vành đai, Con đường” trong đó có các dự án xây dựng, kết nối giữa Trung Quốc và châu Âu thông qua Trung và Tây Á và kết thúc ở Đông Nam Á.
Dự án tham vọng này nếu được thực hiện sẽ gia tăng sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và đương nhiên nó cũng đem lại “sự nhạy cảm có thể hiểu được” đối với Nga.
Tuy nhiên, lúc này, Moscow không có lựa chọn nào khác ngoài đồng ý tham gia vào sáng kiến của Tập Cận Bình bởi sự lệ thuộc về kinh tế của Nga đã rõ ràng trong bối cảnh trừng phạt liên tiếp của phương Tây.Ông Putin rớt nước mắt trong ngày được công bố sẽ đảm nhiệm cưỡng vị Tổng thống lần thứ hai (ảnh tư liệu)
Hơn nữa, nếu có được sự ủng hộ của Liên bang Nga - một thành viên thường trực của Liên Hợp Quốc cũng sẽ là cơ hội vô cùng có ý nghĩa đối với Trung Quốc trong nhiều vấn đề quan trọng trên chính trường quốc tế. Đây cũng là lý do khiến Nga - Trung tiến hành một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trên Địa Trung Hải - dấu hiệu cho thấy quan hệ đối tác giữa Bắc Kinh và Moscow đang sâu sắc chưa từng có.
Không giống như Nga, Trung Quốc vẫn duy trì quan hệ vững chắc với Mỹ, EU bất chấp nhiều bất đồng. Chiến lược này cho phép Bắc Kinh nhận được nhưng thành quả tốt nhất từ các bên.
Trong khi đó, Moscow không có lựa chọn nào khác, đành phải chấp nhận “bàn tay giúp đỡ từ Trung Quốc”. Chính vì thế, trong mối quan hệ này, Trung Quốc ở thế cao tay hơn Nga. Nếu lợi dụng được điều này TQ sẽ phát triển mạnh hơn nữa, tiếp tục đâm sâu vòi vào nền kinh tế Nga và tất nhiên, kết quả là gì thì cũng đã có thể mường tượng được.
Theo Hòa Bình - Người đưa tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét