Trung Quốc đang đều đặn tăng cường trang thiết bị quân sự cho các lực lượng vũ trang, đặc biệt là hải quân và có thể sẽ đóng 415 tàu hải quân cho đến năm 2030.
Quân đội nhân dân Trung Quốc. (Ảnh: AP)
“Trung Quốc thông báo sẽ đóng 415 tàu chiến kể từ nay đến năm 2030”, tờSputnik dẫn lời cựu quan chức tình báo cao cấp James Fanell. Báo Nga nhấn mạnh đây là đợt tăng cường sức mạnh hải quân rất lớn của Trung Quốc.
Phóng viên Zachary Keck chuyên nghiên cứu về những vấn đề quốc phòng của tờ Sputnik, người từng thực tập tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ và Quốc hội Mỹ, cho biết Trung Quốc đang đều đặn tăng cường trang thiết bị quân sự, đặc biệt là hải quân.
Theo kế hoạch, lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục được mở rộng trong 15 năm tới. Trung Quốc hy vọng sẽ đóng 415 tàu hải quân cho đến năm 2030.
Theo nguồn tin từ cựu quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc sẽ trang bị 99 tàu ngầm, 4 tàu sân bay, 102 tàu khu trục hạm và khu trục nhỏ, 26 tàu hộ vệ , 73 tàu tấn công đổ bộ và 111 tàu tên lửa dẫn đường. Như vậy, tổng cộng Trung Quốc sẽ có 415 tàu chiến trong đợt tăng cường sức mạnh quân sự này.
Cùng thời gian này, “Báo cáo thường niên về phát triển an ninh quân sự liên quan đến Trung Quốc” năm 2015 của Lầu Năm Góc đã nhận định rằng, trong 15 năm qua, nhờ chương trình hiện đại hóa hải quân, Trung Quốc đã xây dựng được một lực lượng hải quân kỹ thuật cao và cơ động.
Bản báo cáo cho biết, “hiện Lực lượng hải quân Trung Quốc có số lượng tàu chiến lớn nhất ở Châu Á với hơn 300 tàu tàu thủy, tàu ngầm, tàu tấn công đổ bộ và tàu tuần tiễu. Trung Quốc đang nhanh chóng thay thế các tàu chiến ưu tiên cho các tàu loại to và đa chức năng được trang bị công nghệ tiên tiến hơn cũng như các vũ khí chống ngầm và cảm biến”.
Tại cuộc hội thảo thường niên cuối tuần trước của Học viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc thuộc Trường chiến tranh hàng hải Mỹ, ông James Fanell, cựu giám đốc văn phòng thông tin tình báo hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ), nhấn mạnh rằng tàu khu trục hạm lớp Luyang III Type 052D của được coi là “kẻ thay đổi diện mạo”, cho phép Hải quân Trung Quốc mở rộng khu vực hoạt động và phóng tên lửa vượt ra ngoài cả “vòng phòng thủ thứ nhất”.
Phóng viên Keck cũng lưu ý rằng Fanell đã từng được biết đến từ lâu là người có những “nhận xét thẳng thắn” liên quan đến lực lượng hải quân Trung Quốc.
Năm 2013, James Fanell từng cho rằng Trung Quốc “đang bắt nạt đối phương” và cho rằng đó là “sự bá quyền”. Năm 2014, Fanell khẳng định Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một “cuộc chiến ngắn hạn và bất ngờ” với Nhật trên các đảo đang tranh chấp.
Năm 2015 trong buổi lễ từ nhiệm , cựu quan chức hàng hải cấp cao của Mỹ cũng đã cảnh báo về một cuộc chiến sắp tới với Trung Quốc.
Theo phóng viên Keck, Fanell cũng đã nhiều lần lưu ý việc Trung Quốc cải tiến tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Type 094 Jin. Những lưu ý này cho thấy Bắc Kinh đang nâng cao các hoạt động chống ngầm (ASW).
Keck cũng trích dẫn lời cựu quan chức hải quân Mỹ Christopher Carlson phát biểu với một chút lo ngại: “Chúng ta sẽ chứng kiến những thay đổi đáng kể về các hoạt động chống ngầm (ASW)… Chúng ta sẽ gặp rắc rối khi họ (Trung Quốc) trở nên thành thạo”.
Uyên Châu
Theo Sputnik
0 nhận xét:
Đăng nhận xét