Tổng dự trữ ngoại hối của 22 nền kinh tế hàng đầu đạt trên 100 nghìn tỉ USD, trong đó đứng đầu là Trung Quốc với 3.899,3 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc gấp hơn 3 lần Nhật Bản - là nước có kho dự trữ ngoại hối lớn thứ 2 thế giới.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố dữ liệu cập nhật về dự trữ ngoại hối toàn cầu. Theo dữ liệu này, dự trữ ngoại hối quốc tế đến cuối năm 2014 đạt 11.600.559 tỉ USD, giảm 165.640 tỉ USD từ 11.766.199 tỉ USD vào cuối quý 3/2014. Dự trữ đã phân bổ đạt 6.085.031 tỉ USD, giảm 98.908 tỉ USD.
Về cơ cấu dự trữ, USD tiếp tục là đồng tiền ưa chuộng nhất nhờ kinh tế Mỹ phục hồi vững chắc, tỉ trọng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu tăng từ 62,4% trong quí 3/2014 lên 62,88% trong quí 4/2014.
Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, tỉ trọng USD trong dự trữ ngoại hối quốc tế giảm khoảng 1%/năm từ đỉnh cao 70,7% vào năm 2001 xuống 62,1% vào năm 2009.
Trong khi đó, tỉ trọng đồng euro giảm từ 22,6% trong quí 3/2014 xuống 22,21% trong quí 4/2014; đồng tiền chung này tăng từ tỉ trọng 17,9% vào năm 1999 (sau 1 năm bắt đầu lưu hành chính thức) lên đỉnh cao 27,6% vào năm 2009, sau đó giảm dần do kinh tế khu vực này phục hồi chậm chạp và đồng euro mất giá (xem bảng 1 dưới đây).
Đồng euro cũng trượt từ mức 1,263.10 USD vào ngày 30/9/2014 xuống 1,121.07 USD vào ngày 31/12/2014 và đang có xu hướng ngang bằng USD trong những tháng sắp tới.
Trên toàn cầu, Trung Quốc vẫn là quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất, tiếp đó là Nhật Bản, Arab Saudi, Thụy Sĩ. Riêng CHLB Nga tụt ba bậc từ vị trí thứ 5 xuống vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu thế giới về dự trữ ngoại hối, do giá dầu giảm sâu đang làm giảm nguồn thu ngoại tệ của quốc gia này.
Tổng dự trữ ngoại hối của 22 nền kinh tế hàng đầu đạt trên 100 nghìn tỉ USD, đứng đầu là Trung Quốc (3.899,3 tỉ USD) và đứng thứ 22 là Malaysia (110,6 tỉ USD).
Những quốc gia có dự trữ ngoại hối "khủng" nhất thế giới (Nguồn: IMF)
Bích Diệp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét