Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) vừa công bố báo cáo, trong đó vạch ra chiến lược dài hạn của Trung Quốc (TQ) nhằm thống trị biển Đông.
Ảnh minh họa
Báo cáo cho rằng, có lẽ TQ có nhiều lý do để tự tin về tham vọng bành trướng của mình ở khu vực này.
Tờ Business Insider cho rằng, TQ đang muốn phát triển một lực lượng hải quân có thể hoạt động ở cách xa đường bờ biển của nước này, từ đó thiết lập ưu thế quân sự rõ ràng tại khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mục đích sau cùng của việc làm này chính là để ngăn cản các đối thủ trong khu vực cản đường thực thi các chính sách bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Bên cạnh đó, TQ cũng đang muốn triển khai sức mạnh quân sự của mình vào sâu bên trong các vùng lãnh thổ mà các cường quốc quân sự khác trong khu vực đã tuyên bố chủ quyền để đối trọng với chính sách chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á của Mỹ. Bắc Kinh cũng cho rằng nước này có thể gia tăng sức mạnh của mình theo một cách thức không dấy lên một cuộc khủng hoảng bạo lực hoặc thậm chí còn giảm các nguy cơ chiến tranh trong dài hạn.
Tuy nhiên, đây có thể là những mục tiêu loại trừ lẫn nhau. Bởi, một quốc gia càng tăng cường dấu chân quân sự của mình thì khả năng quân đội của nước này chống lại các đặc quyền lãnh thổ, nhân sự và quốc gia của các cường quốc đối thủ theo những cách thức không ai có thể kiểm soát hay dự đoán được càng lớn.
Trong báo cáo của mình, ONI cũng đã đưa ra một biểu đồ về tương quan so sánh số tàu thực thi pháp luật hàng hải giữa TQ và các nước Đông Á khác để giải thích lý do TQ nghĩ rằng nước này có thể ngăn cản các nước láng giềng. Biểu đồ chỉ thống kê số tàu tuần tra bờ biển chứ chưa nói đến các tàu có khả năng chiến đấu nhưng cũng cho thấy rõ TQ hiện có nhiều tàu hơn và nhiều nguồn lực hơn bất kỳ đối thủ nào ở thời điểm hiện tại.
TQ đang sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này để thực thi các tuyên bố chủ quyền chồng lên cả vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, Việt Nam và Philippines trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Để làm được điều này, Bắc Kinh hiện có số tàu thực thi pháp luật nhiều gấp đôi số lượng tàu của cả Nhật Bản và Việt Nam, chưa tính đến các tàu được xây dựng đặc biệt cho mục đích chiến đấu. TQ cũng có một đội ngũ tàu đủ để hoạt động ở gần như mọi nơi trong khu vực mà nước này đòi hỏi chủ quyền trong khi vẫn có một số lượng tàu đáng kể để dự trữ.
Báo cáo của ONI cho rằng, TQ hiện đang quá lớn so với các đối thủ và trong thời gian ngắn hạn, nước này ít nhất vẫn có lợi thế về số lượng so với các nước khác./.
Theo Minh Ngọc
Pháp luật Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét