Trung Quốc được mệnh danh là “thiên đường hàng nhái”. Bất cứ sản phẩm nào cũng được quốc gia này qua tay. Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất là những sản phẩm chính hãng chưa ra mắt thì những sản phẩm “nhái” của Trung Quốc đã có mặt trên thị trường.
1. Apple Watch
Apple Watch là một trong những sản phẩm được trông chờ nhất trong năm. Tuy nhiên, trước khi sản phẩm này được tung ra thị trường, thì nó đã được bày bán ở Trung Quốc.
Ngay sau khi Apple Watch được công bố, hàng giả Apple Watch từ Trung Quốc đã bán với mức giá từ 40 USD đến 80 USD
2. Cửa hàng Apple
Cửa hàng Apple đã xuất hiện ở phố Côn Minh, Trung Quốc năm 2011. Cửa hàng này rất giống với cửa hàng Apple thật. Từ trang phục của nhân viên đến thiết kế nội thất đều giống như một “Apple Store chính hiệu”.
Các quan chức phát hiện thấy rằng có 22 cửa hàng Apple tại Côn Minh kinh doanh dựa trên việc sử dụng thương hiệu của Apple mà không có sự cho phép.
3. Rượu cao cấp
Có lẽ một trong những xu hướng “bắt chước” đáng lo ngại nhất ở Trung Quốc chính là rượu cao cấp.
Các quan chức Trung Quốc đã phát hiện có hơn 100.000 chai rượu giả có nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng như: Johnnie Walker, Hennessy và Remy.
Những loại rượu của Trung Quốc có thể gây chết người vì trong đó có chưa các thành phần như: chất tẩy sơn móng tay, chất lỏng làm sạch…
4. Ô tô
Tại triển lãm ô tô Thượng Hải vào năm 2009, Geely, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, đã tung ra dòng xe mới nhất của mình: Geely GE. Sự xuất hiện của chiếc xe này đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ vì chiếc xe này rất giống với xe Rolls Royce Phantom.
Và dĩ nhiên, mức giá của hai dòng xe này sẽ khác nhau: giá bán lẻ của chiếc Geely là 44.550 USD, còn chiếc Rolls Royce Phantom có giá trị là 371.260 USD.
5. Giày cao gót Christian Louboutin
Giày cao gót Christian Louboutin cũng là một trong nhiều sản phẩm được gian thương Trung Quốc ưa chuộng nhất.
Vào tháng 7 năm 2012, Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ đã bắt giữ nhiều lô hàng từ Trung Quốc có chứa hơn 20.400 đôi giày cao gót Christian Louboutin giả.
Những đôi giày này có giá trị trong nước là 57.490 USD, theo cơ quan này, nhưng giá bán lẻ ước tính mỗi đôi trên thị trường lại cao ngất ngưởng, 18 triệu USD.
6. Thuốc
Thuốc giả vẫn còn là một vấn đề ‘nóng hổi” ở Trung Quốc ngày nay. Vào tháng 4 năm 2014, Radio France Internationale (RFI) đã báo cáo rằng 10 tấn thuốc giả trị bệnh rối loạn cương dương và tiêu chảy đã bị Hải quan Pháp tịch thu.
Theo RFI và Reuters, thành phần được phát hiện trong các loại thuốc sốt và thuốc chống tiêu chảy giả chỉ có đường, và mức giá của chúng lên tới 1 triệu euro.
7. Nhà hàng
“Shanzhai Street”, có nghĩa là “con đường của những thương hiệu nhái”, đã được ra đời vào năm 2008 ở Nam Kinh, Trung Quốc.
Khu vực này có một loạt các cửa hàng fake như: "Pizza Hut", "cà phê Bucksstar" và "McDonalds”.
Một cửa hàng đồ ăn nhanh Trung Quốc - Wei Jia Liang Pi còn có logo không khác nào McDonad’s lộn ngược. Tuy nhiên, cửa hàng này không bán Big Mac. Họ chỉ có burger thịt xé và các loại mì mà thôi.
Theo Đ. Tuyết
Một Thế giới/CNBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét