Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

3 nông dân Trung Quốc bị lính Triều Tiên bắn chết?

Giới chức tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc ngày 29/4 xác nhận 3 nông dân tại đây đã bị sát hại, sau khi có thông tin về việc 3 người bị sát hại cuối tuần trước bởi một nhóm người mặc quân phục Triều Tiên.

Một binh sỹ Triều Tiên đi tuần gần khu vực biên giới với Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Một binh sỹ Triều Tiên đi tuần gần khu vực biên giới với Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Thông tin được phòng tuyên truyền của huyện Shilong, tỉnh Cát Lâm đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của cơ quan này.
Theo đó, sau nửa đêm thứ Bảy tuần trước, cảnh sát địa phương nhận được báo cáo về việc một người đàn ông 67 tuổi, một người đàn ông 55 tuổi và con gái 26 tuổi của người này bị sát hại.
Thông cáo cho biết, công an các cấp ở địa phương đang tiến hành điều tra vụ việc.
Trước đó hôm thứ Ba, kênh KBS của Hàn Quốc đưa tin 3 binh sỹ có vũ trang, những người đào ngũ khỏi quân đội Triều Tiên đã vào một ngôi làng nhỏ ở vùng núi của Cát Lâm trong chiều thứ Sáu, và sát hại 3 người Trung Quốc trước khi tẩu thoát.
Thông tin không cho biết nguyên nhân của vụ tấn công, nhưng khẳng định 3 binh sỹ được cho là của quân đội Triều Tiên có mang vũ khí.
Bản tin cũng khẳng định giới chức Trung Quốc triển khai một lực lượng hùng nhậu nhân lực, bao gồm cả cảnh sát vũ trang để tìm kiếm các khu vực nghi có hung thủ ẩn náu.
Phát biểu với tờ Tin tức Bắc Kinh, người dân địa phương cho biết họ bị sốc. “Chúng tôi đều sợ hãi sau những gì xảy ra”, một dân làng ở kế bên của ngôi làng xảy ra án mạng cho biết.
Hồi tháng 12 năm ngoái, một binh sỹ đào ngũ của Triều Tiên đã bắn chết 4 dân làng Trung Quốc, sau khi vào một ngôi làng khác gần Shilong. Tên này bị cảnh sát Trung Quốc bắt ngay trong ngày gây án.
Trước đó, hồi tháng 9, cũng tại ngôi làng trên, cả 3 người Trung Quốc trong một gia đình bị một người Triều Tiên sát hại.
Thanh Tùng
Theo SCMP

Trung Quốc sơ tán 2.700 công dân mắc kẹt ở Nepal do động đất

Đội cứu hộ Trung Quốc được cử sang giúp Nepal giảm thiểu thiệt hại của trận động đất
Đội cứu hộ Trung Quốc được cử sang giúp Nepal giảm thiểu thiệt hại của trận động đất
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, các hãng hàng không lớn của Trung Quốc, trong đó có AirChina, China Eastern Airlines, China Southern Airlines và Sichuan Airlines, sẽ tiếp tục điều máy bay đến Nepal để đưa công dân về nước.
Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ viện trợ nhân đạo đợt hai trị giá 40 triệu Nhân dân tệ (6,54 triệu USD) cho Nepal, trong đó thiết bị lọc nước, chăn, lều sẽ sớm được chuyển đến Nepal.
Chính phủ Trung Quốc hôm 26/4 vừa qua tuyên bố viện trợ đợt một cho Nepal trị giá 20 triệu Nhân dân tệ (3,3 triệu USD).
Ông Hồng Lỗi cho biết hai máy bay mang theo 600 chiếc lều do Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc chuẩn bị đã đến Nepal vào chiều ngày 29/4.
Thảm họa động đất ở Nepal và các dư chấn của nó đã cướp đi sinh mạng của hơn 5.000 người và hơn 10.000 người bị thương. Liên hợp quốc ước tính khoảng 8 triệu người dân Nepal đã bị ảnh hưởng do trận động đất kinh hoàng vừa qua, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp 415 triệu USD để giúp quốc gia Nam Á này.
Hiện nguồn lương thực và nước uống tại Nepal đang cạn kiệt, hàng triệu người dân lầm vào cảnh "màn trời, chiếu đất". Bất bình với chính phủ do công tác cứu hộ chậm chạp, nhiều người dân ở thủ đô Kathmandu đã biểu tình và xung đột với lực lượng cảnh sát chống bạo động Nepal./.
 
Theo (TTXVN/Vietnam+)

Đông Nam Á thay Trung Quốc làm “công xưởng của thế giới”?

Lực lượng lao động trẻ giá rẻ và vị trí chiến lược của các nước Đông Nam Á như Myanmar, Campuchia và Lào sẽ thu hút ngày càng nhiều công ty tới mở nhà máy ở khu vực này, một báo cáo vừa được công bố của ngân hàng ANZ nhận định.

Một góc Myanmar
- Ảnh: Bloomberg.
Một góc Myanmar - Ảnh: Bloomberg.
Hãng tin Bloomberg trích dẫn báo cáo này nói rằng, sẽ đến lúc Đông Nam Á chiếm mất vị trí “công xưởng của thế giới” từ Trung Quốc.
Cuộc dịch chuyển nói trên sẽ là một phần trong sự nổi lên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành “trụ cột thứ ba” của tăng trưởng khu vực, sau Trung Quốc và Ấn Độ - theo các chuyên gia kinh tế của ANZ.
Báo cáo của ngân hàng này cho rằng, đến năm 2030, hơn một nửa dân số 650 triệu người của Đông Nam Á sẽ nằm trong độ tuổi dưới 30 - là một phần trong tầng lớp trung lưu đang nổi lên của khu vực với mức tiêu dùng lớn hơn.
“Chúng tôi cũng tin rằng Đông Nam Á sẽ chiếm mất vị thế ‘công xương của thế giới’ của Trung Quốc trong 10-15 năm tới, khi các công ty chuyển tới khu vực này để tranh thử nguồn lao động dồi dào, giá rẻ ở các khu vực như sông Mekong”, ANZ viết.
Sự dịch chuyển này có thể được hỗ trợ bởi kết nối giữa lực lượng lao động giá rẻ ở những nước như Myanmar, Campuchia và Lào với các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí ở Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và các nhả sản xuất trình độ cao ở Singapore và Malaysia.
Các nước Đông Nam Á đã cam kết thành lập một Cộng đồng ASEAN trong năm 2015 để hàng hóa, dịch vụ, các dòng vốn và lao động có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên.
Theo ước tính của ANZ, các nước Đông Nam Á có thể cùng nhau nâng kim ngạch thương mại nội khối lên mức 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN từ các nền kinh tế lớn có thể lên mức 106 tỷ USD vào năm 2025. Vào năm 2013, vốn FDI từ các nền kinh tế lớn vào ASEAN đã lần đầu tiên lượng vốn rót vào Trung Quốc.
“Hầu hết các nước thành viên ASEAN đều nằm ở điểm giao cắt giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, ANZ nhấn mạnh. “Các nước ASEAN nằm trong đất liền nằm giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Sự tiếp cận và những vùng đất và tuyến đường biển này cho phép ASEAN tham gia vào mạng lưới sản xuất đang mở rộng của châu Á”.
 Theo Diệp VũVneconomy

Ngao Tạng gặp hạn vì Trung Quốc chống tham nhũng

“Chiến dịch chống tham nhũng đồng nghĩa với việc mọi người không còn dám dùng những con chó ngao để làm quà tặng nữa”...

Ngao Tạng gặp hạn vì Trung Quốc chống tham nhũng
Chó ngao Tây Tạng - loài chó trước kia thường được nuôi ở vùng Tây Tạng để canh giữ gia súc và nổi tiếng bởi sự trung thành - có thể nặng tới 80 kg mỗi con.
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Cách đây mới một năm, một con chó ngao Tây Tạng có thể có thể được sang tay với giá lên tới 1,2 triệu Bảng Anh. Tuy vậy, loài chó một thời đắt đỏ này giờ không còn ưa thích ở Trung Quốc, thậm chí còn bị đưa vào các lò mổ để lấy thịt để phục vụ cho các quán lẩu rẻ tiền.

Theo tờ báo Anh Daily Mail, số phận bi thảm của loài chó ngao Tây Tạng ở Trung Quốc hiện nay xuất phát từ chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình.

Trước kia, các doanh nhân giàu có thường dùng những con chó ngao đắt giá để làm quà tặng cho các quan chức với hy vọng gây ảnh hưởng đối với các quyết định của chính quyền.

Ông Luo Yi, Giám đốc trang trại nuôi chó ngao Tây Tạng lớn nhất Trung Quốc, nói với tờ Nhân dân Nhật báo: “Chiến dịch chống tham nhũng đồng nghĩa với việc mọi người không còn dám dùng những con chó ngao để làm quà tặng nữa. Mà cũng chẳng có ai dám nhận quà là loại chó này”.

Chưa kể, nhiều người còn cho rằng lệnh cấm sở hữu chó có trọng lượng trên 50 kg ở một số thành phố gồm Bắc Kinh, Chính Châu, Thượng Hải và Thiên Tân cũng có ảnh hưởng lớn tới số phận của loài chó ngao Tây Tạng ở Trung Quốc.

Chó ngao Tây Tạng - loài chó trước kia thường được nuôi ở vùng Tây Tạng để canh giữ gia súc và nổi tiếng bởi sự trung thành - có thể nặng tới 80 kg mỗi con.

Sự sụp đổ của thị trường chó ngao Tây Tạng ở Trung Quốc hiện rõ sau khi các nhân viên bảo vệ động vật giải cứu một đàn chó loại này bị chuyển tới một lò mổ. Đây là lò mổ chuyên cung cấp thịt dùng cho món lẩu trong các nhà hàng. Da chó ngao Tây Tạng có thể được dùng để làm thắt lưng.

Các nhân viên bảo vệ động vật cho biết đã phát hiện 20 con chó ngao Tây Tạng bị nhồi nhét trong những cái lồng. 1/3 số chó này đã chết và những con khác không hề được cho ăn uống trong suốt ba ngày. Nhiều con được tìm thấy trong tình trạng bị gãy xương.

Các tổ chức bảo vệ động vật lo ngại rằng trên khắp Trung Quốc, hàng trăm con chó ngao Tây Tạng đang rơi vào số phận thê thảm như vậy.

Ngoài ra, những con chó ngao Tây Tạng còn bị các băng nhóm tội phạm bắt trộm để bán cho các lò giết mổ. Chưa kể, các công ty nhân giống cũng bán những con chó ngao bị đánh giá là “không hoàn hảo” cho các lò mổ.

Theo ông Luo Yi, người có trang trại chó ngao Tây Tạng ở chính vùng Tây Tạng, một số công ty nhân giống đã làm suy giảm chất lượng của giống chó này nhằm kiếm được nhiều tiền hơn. “Vì lợi nhuận, nhiều người đã lai tạp chó ngao Tây Tạng, dẫn tới sự suy giảm cả về hình thức và tính cách của loài chó”, ông Luo nói.

Bởi vậy, hiện có một lượng lớn chó ngao kém chất lượng không thể tiêu thụ được - ông Luo cho hay.

Trong khi đó, Chen Youjun, một chuyên gia về chụp ảnh chó ngao Tây Tạng, nói: “Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Trung Quốc khiến ngày càng có nhiều người nhận ra chó ngao Tây Tạng không phải là loài vật phù hợp với cuộc sống thành thị”.

Cơn sốt chó ngao Tây Tạng bắt đầu ở Trung Quốc từ năm 2005, đưa loài chó này vào vị trí một biểu tượng của địa vị.

Cách đây 13 tháng, một con chó ngao Tây Tạng con được bán với giá 1,2 triệu Bảng và đây được cho là mức giá cao nhất từng được trả cho một con chó. Khi đó, một chủ đầu tư bất động sản đã mua con chó ngao một năm tuổi có bộ lông màu vàng từ nhà nhân giống Zhang Gengyun ở tỉnh Triết Giang.

Trong thương vụ đắt giá trên, ông Zhang đã nói về những con chó ngao Tây Tạng của mình: “Chúng có dòng máu của loài sư tử và là những con chó ngao đỉnh cao nhất”.

Theo Anh Vũ
VnEconomy

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Cựu bí thư Trung Quốc biển thủ 12 tỷ đồng để xây mộ phong thủy

Cựu bí thư thành ủy Yết Dương, Quảng Đông, Trung Quốc phải ra hầu tòa không chỉ vì cáo buộc biển thủ ít nhất 3,5 triệu nhân dân tệ (tương đương 12,2 tỷ đồng) tiền công quỹ để xây mộ hoành tráng theo các nguyên tắc phong thủy mà còn vì tội tham ô, hối lộ.

Theo tờ South China Morning Post, vị cựu bí thư thành ủy Yết Dương nói trên là Chen Hongping, hiện đang bị xét xử tại một tòa án ở Quảng Đông vì các tội danh biển thủ công quỹ, tham ô, nhận hối lộ.
 
Theo bản cáo trạng của tòa án, là một quan chức cấp cao, Chen biết rõ quy định của Đảng Cộng sản Trung Quốc cấm các hành vi mê tín dị đoan bao gồm việc xem phong thủy. Nhiều người Trung Quốc bao gồm cả các quan chức quan niệm, xem và tuân thủ đúng các quy tắc phong thủy sẽ giúp xua đuổi tà ma, vận hạn, tăng cường sức khỏe, may mắn, tiền tài, thăng quan tiến chức.
Cựu Bí thư thành ủy Yết Dương Chen Hongping
Cựu Bí thư thành ủy Yết Dương Chen Hongping
Cựu bí thư họ Chen bị tố cáo đã chỉ thị cho phòng đất đai và đường cao tốc của thành phố Yết Dương chuyển 3,5 triệu USD cho một công ty ra mặt thay mặt ông này xây ngôi mộ phong thủy hoành tráng. Ông Chen tuyên bố, số tiền trên được sử dụng cho dự án phát triển khu vực nông thôn và ngoại ô của thành phố.
Theo cáo trạng, ông Chen đã tin theo và thực hành các nguyên tắc phong thủy từ rất lâu. Chen mê tín cho rằng, chính việc này đã giúp ông ta nhanh chóng thăng quan tiến chức, tiền vào như nước.
Do đó, ông này đã dành rất nhiều thời gian để đi khảo sát khắp các vùng nông thôn nhằm tìm đất có vị trí đẹp để xây mộ cho mình.
Ngoài biển thủ công quỹ,  ông Chen còn bị cáo buộc nhận hối lộ tới 125 triệu nhân dân tệ.
Chen chỉ là một trong hàng loạt các quan chức bị bắt và bị cáo buộc thực hành phong thủy, mê tín dị đoan trong chiến dịch chống tham nhũng tịch do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động.
Theo Phương Đăng
Dân Việt

Trung Quốc bán 110 chiến đấu cơ thần sấm JF-17 cho Pakistan

Tờ Economic Times ngày 27/4 đưa tin Trung Quốc sẽ bán 110 máy bay chiến đấu JF-17 Thunder (thần sấm) cho Pakistan.

Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder (Ảnh:
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder (Ảnh: AFP)
 
Báo trên dẫn các nguồn tại Pakistan cho biết Bắc Kinh sẽ chuyển 50 chiếc máy bay cho quốc gia Nam Á trong ba năm tới.

Ngoài ra, giới chức Trung Quốc cho biết tổng số máy bay nước này bán cho Pakistan sẽ là 110 chiếc JF-17 Thunder nhưng thời điểm chuyển giao nốt số còn lại vẫn chưa được ấn định.

Theo giới quan sát, số máy bay nêu trên sẽ đáp ứng nhu cầu của Không quân Pakistan trong tình hình mới, đặc biệt là trước những đòi hỏi của việc phải hiện đại hóa cũng như để tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống phiến quân Taliban ở các khu vực rừng núi.

Tạp chí quân sự IHS Jane's đánh giá mẫu JF-17 Thunder, được phát triển chung giữa Trung Quốc và Pakistan, sử dụng động cơ Klimov RD-93, có thể đạt vận tốc cực đại 1,6 Mach, bán kinh hoạt động khoảng 1.200km. 
Mẫu JF-17 Thunder được trang bị súng máy GSh-23-2 và nhiều loại tên lửa khác nhau như tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5 hoặc tên lửa tầm trung PL-12/SD-10B, hai tên lửa chống tàu chiến C-802A, hai tên lửa chống radar, 5 quả bom nặng 500kg...

Hợp đồng mua bán vũ khí trên được hai nước đạt được nhân chuyến thăm Pakistan mới đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong thời gian nhà lãnh đạo Trung Quốc ở thăm, Pakistan đã điều một phi đội gồm tám chiếc JF-17 Thunder để hộ tống chuyên cơ của ông Tập Cận Bình.

Ngoài ra, hai nước cũng đã ký kết hơn 50 thỏa thuận khác nhau trị giá 28 tỷ USD, vốn chủ yếu tập trung vào cho Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan. Đây là dự án được kỳ vọng có thể giúp Trung Quốc tiếp tục dự án "Con đường tơ lụa" trên biển, trong khi Pakistan hy vọng dự án này sẽ giúp các khu vực nghèo khó có cơ hội phát triển kinh tế.  
Ngọc AnhTổng hợp

Trung Quốc khai trương lối đi bằng kính lớn nhất thế giới

Lối đi bộ bằng kính với chiều rộng 26m trên vách núi dựng đứng ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc), giúp du khách có cảm giác như đi trên không cách đáy thung lũng khoảng 716m.

Trung Quốc khai trương lối đi bằng kính lớn nhất thế giới
Với chiều rộng 26m, lối đi bộ hình móng ngựa trên vách núi ở thành phố Trùng Khánh trở thành lối đi bằng kính lớn nhất thế giới

Trung Quốc khai trương lối đi bằng kính lớn nhất thế giới
Người mẫu đứng trên lối đi bằng kính được xây dựng chìa ra thung lũng sâu 716m, trong lễ khai trương

Từ trên lối đi bằng kính độc đáo này, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thung lũng phía dưới
Từ trên lối đi bằng kính độc đáo này, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thung lũng phía dưới

Nằm trong vườn quốc gia Long Cương, lối đi được đặt tên là Vân Đoản
Nằm trong vườn quốc gia Long Cương, lối đi được đặt tên là Vân Đoản

Nằm trong vườn quốc gia Long Cương, lối đi được đặt tên là Vân Đoản
Chỉ 30 người được phép đi trên lối đi bằng kính mỗi lần để đảm bảo mọi người có thể thoải mái chiêm ngưỡng phong cảnh

Nằm trong vườn quốc gia Long Cương, lối đi được đặt tên là Vân Đoản
Lối đi có đủ chỗ cho 200 người cùng một thời điểm và giá vé vào lối đi này là 60 NDT/người (tương đương 10 USD)

Nằm trong vườn quốc gia Long Cương, lối đi được đặt tên là Vân Đoản
Các nhà quản lý cho biết lối đi bằng kính được thiết kế có thể chịu được động đất mạnh 8 độ richter và bão cấp 14

Nằm trong vườn quốc gia Long Cương, lối đi được đặt tên là Vân Đoản
Phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết lối đi trị giá 5,6 triệu USD đã khai trương trước kế hoạch, sau khi được khởi công vào tháng 3.2014.
 
Theo Huy Phong/Daily Mail
Dân Việt

Trung Quốc vượt Pháp về số lượng vườn nho

Trung Quốc đã trở thành quốc gia có số lượng vườn nho đển sản xuất rượu vang lớn thứ 2 thế giới, sau Tây Ban Nha và chính thức đẩy Pháp xuống vị trí thứ 3.

 
Một cánh đồng trồng nho ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc (Ảnh:
Một cánh đồng trồng nho ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc (Ảnh: AFP)

Tổ chức Rượu và Rượu Vang Quốc tế (OIV) ngày 28/4 cho biết Trung Quốc hiện có 799.000 hécta đất trồng để sản xuất rượu vang.
 
Con số trên chỉ xếp sau 1,02 triệu hecta đất của quốc gia đứng đầu thế giới là Tây Ban Nha. 
 
Tuy nhiên, Pháp hiện vẫn là quốc gia sản xuất nhiều rượu vang nhất thế giới, với 46,7 triệu hectolit mỗi năm. Ngoài ra,
 
Pháp cũng là quốc gia xuất khẩu nhiều rượu nhất thế giới, đạt khoảng 7,7 tỷ euro. 
Hiện Mỹ là quốc gia tiêu thụ rượu vang nhiều nhất thế giới, với khoảng 13% tổng lượng toàn cầu, tương đương 31.000 hectolit. 
 
Những quốc gia nhập khẩu rượu nhiều nhất thế giới là Đức, Anh và Mỹ, với tổng giá trị lên tới 26 tỷ euro. 
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã nhanh chóng gia nhập "cuộc chơi" ở lĩnh vực đồ uống này. Năm 2000, tỷ lệ đất trồng để sản xuất rượu vang ở Trung Quốc chỉ là 4% nhưng tới nay đã tăng lên 11%. 
 
Ông Jean-Marie Aurand, Chủ tịch OIV, cho hay: "Có hàng chục, thậm chí hàng trăm đồn điền với diện tích lên tới hàng chục nghìn hecta được tạo ra bằng đồng Nhân dân tệ song lại sử dụng công nghệ và mời các chuyên gia tới từ Úc, Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp và Ý".
 
Ông Aurand cũng cho rằng nhiều người trẻ ở Trung Quốc đang hướng ra nước ngoài để học hỏi thêm về kinh nghiệm kinh doanh loại mặt hàng thức uống này, trong khi các nhà hàng ở Trung Quốc cũng bắt đầu chuộng rượu vang trong các thực đơn. 
Ngọc Anh
Tổng hợp

Mỹ lại gửi thông điệp cho Trung Quốc

Mỹ vẫn “giữ vững” các cam kết bảo đảm an ninh cho Nhật Bản vốn được Washington đưa ra trong hiệp ước đồng minh với Tokyo.

Ngoại trưởng Kerry và Thủ tướng Abe (Ảnh:
Ngoại trưởng Kerry và Thủ tướng Abe (Ảnh: AP)
 
Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với các quan chức cấp cao Nhật Bản tại một buổi họp báo ở New York hôm 27/4. Những cam kết này bao trùm tất cả các vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo, kể cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Đây cũng là thông điệp cho Trung Nam Hải về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Kerry nhắc lại, Mỹ bác bỏ bất cứ quan điểm nào cho rằng tự do hàng hải và hàng không là những đặc quyền của nước lớn cấp cho nước nhỏ theo ý muốn và sở thích của họ.
Cùng ngày, Nhật Bản và Mỹ đã công bố các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới, phản ánh việc Tokyo sẵn sàng đảm nhận một vai trò quốc tế mạnh mẽ hơn trong bối cảnh sức mạnh của Trung Quốc ngày một gia tăng và người ta ngày càng quan ngại về mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Đường lối hợp tác quốc phòng mới này được đánh giá sẽ làm thay đổi tính chất liên minh quân sự Nhật-Mỹ.
Bản cập nhật đầu tiên đường lối hợp tác quốc phòng kể từ năm 1997 cho phép Mỹ và Nhật Bản triển khai hợp tác quân sự trên phạm vi toàn cầu, từ việc phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, các cuộc tấn công mạng và tấn công từ không gian, tới an ninh hàng hải.
Theo nguyên tắc chỉ đạo mới, Nhật Bản có thể hỗ trợ các lực lượng Mỹ bị nước thứ 3 đe dọa hoặc có thể triển khai các tàu quét thủy lôi tham gia một nhiệm vụ ở Trung Đông.
 
Binh sỹ Nhật Bản trong một cuộc tập trận chung với Mỹ
Binh sỹ Nhật Bản trong một cuộc tập trận chung với Mỹ
Những tuyên bố hợp tác chặt chẽ giữa Mỹ và Nhật Bản thời gian gần đây có lẽ khiến Trung Quốc không khỏi lo lắng. Mới đây, Washington và Tokyo cũng đang xem xét việc tuần tra chung trên Biển Đông.
Cũng trong tháng 4 này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã nói thẳng trong cuộc thảo luận về chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á tại New York: "Chúng ta đang chứng kiến cách hành xử như ở thế kỷ 19 của Trung Quốc ở Biển Đông, điều này dẫn đến việc Mỹ cần phải có sự hiện diện về phương diện an ninh ở khu vực để ngăn Bắc Kinh hăm dọa các nước nhỏ hơn, để các nước này tin rằng họ không bị đẩy sang một bên".
Bởi thế, một lần nữa, thông điệp mà Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc đã rất rõ ràng, rằng với lối hành xử ngày càng ngang ngược của Trung Quốc, Mỹ có lý do chính đáng để tiếp tục đầu tư vào năng lực quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo Minh Thái (tổng hợp)
Đất Việt

Trung, Hàn lên tiếng về định hướng hợp tác quốc phòng mới Nhật-Mỹ

Trung Quốc hôm nay 28/4 đã bày tỏ quan ngại về nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới vừa được Mỹ và Nhật Bản công bố. Trong khi đó, Hàn Quốc phản ứng một cách thận trọng trước xu hướng hay đổi mới này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung
Quốc Hồng Lỗi (Ảnh:
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi (Ảnh: AP)
Trong buổi họp báo sáng nay 28/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cảnh báo những thay đổi trong định hướng hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Nhật Bản không được làm ảnh hưởng đến vị thế của Bắc Kinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Mỹ và Nhật Bản có trách nhiệm đảm bảo rằng liên minh giữa họ sẽ không làm tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba”, ông Hồng Lỗi tuyên bố.
Đây là phản ứng được cho là tương đối nhẹ nhàng của Bắc Kinh trước sự thay đổi mang tính căn bản của mối liên minh quân sự giữa Nhật Bản và Mỹ theo hướng vừa mở rộng quy mô và mức độ hợp tác, vừa trao cho Tokyo vai trò quốc tế mạnh mẽ hơn trong các vấn đề an ninh nổi lên ở khu vực.
Sự thay đổi này cũng sẽ chính thức hóa việc đảm bảo an ninh của Mỹ đối với quần đảo Senkaku trên Biển Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
“Việc sửa đổi đường lối hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sẽ không làm ảnh hưởng đến lập trường của Trung Quốc về Điếu Ngư. Bất kể bên nào có nói hay làm gì, họ cũng không thể thay đổi thực tế rằng quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc”, ông Hồi Lỗi tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh về quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, một trong những nhân tố chính gây căng thẳng quan hệ Trung – Nhật trong nhiều năm gần đây.
Hàn Quốc cũng phản ứng khá thận trọng khi chỉ đề nghị Mỹ và Nhật Bản tham vấn chặt chẽ với Seoul về các vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
“Chính phủ Hàn Quốc hy vọng Mỹ và Nhật Bản... thực hiện đường lối chỉ đạo mới theo cách sẽ đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như duy trì tham vấn chặt chẽ với chúng tôi về các vấn đề liên quan đến an ninh trên bán đảo Triều Tiên và các lợi ích quốc gia của chúng tôi”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nêu rõ.
Dưới góc nhìn của Hàn Quốc, đường lối hợp tác quốc phòng mới Nhật-Mỹ dường như đã tính đến các quan ngại của Seoul khi quy định hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của nước thứ 3.
Nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới được Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Mỹ công bố trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp 2+2 ở New York ngày hôm qua 27/4.
Theo đường lối chỉ đạo mới, Nhật Bản có thể bắn hạ các tên lửa đang hướng về Mỹ, được quyền trợ giúp nước thứ 3 bị tấn công nếu cuộc tấn công đó được coi là mối đe dọa đối với an ninh của Nhật Bản.
Quy mô hợp tác quốc phòng mới sẽ được tiến hành trên hầu khắp các lĩnh vực trọng yếu, từ phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, các cuộc tấn công mạng, tấn công từ không gian tới an ninh hàng hải.
Đáng chú ý, đường lối hợp tác quốc phòng mới được đưa ra trong bối cảnh tình hình an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có nhiều chuyển biến phức tạp, nhất là việc Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động gây hấn trong khu vực sau các nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự và mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Vũ Anh
Tổng hợp

Trung Quốc lo lắng trước Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra phản ứng đầu tiên ngay sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra Tuyên bố của Chủ tịch về Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Trong buổi họp báo chiều 28/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái lăp lại quan điểm cho rằng tình hình Biển Đông không phải là vấn đề chung giữa ASEAN và Trung Quốc.
“Bắc Kinh hết sức quan ngại trước việc tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN 26 ra ngày 28/4 có đề cập tới vấn đề Biển Đông… Đây không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo thường kỳ.
Theo ông Hồng Lỗi, Trung Quốc đã “hết sức kiềm chế” trong vấn đề Biển Đông.
“Bắc Kinh kiên quyết phản đối các quốc gia riêng lẻ nói bóng gió về Trung Quốc vì lợi ích của mình và thao túng mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN”, người phát ngôn nói.
Ông này cũng nhắc lại lập trường cố hữu của Bắc Kinh rằng tranh chấp cần được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên tuyên bố chủ quyền.
Về quan ngại của ASEAN liên quan đến các hoạt động cải tạo, bồi đắp các bãi đá trên Biển Đông, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc có quyền xây dựng trên các hòn đảo ở vùng biển này và rằng không hề có vấn đề gì đối với quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Ông Hồng Lỗi cũng bác bỏ những cáo buộc của giới chức ngư nghiệp Philippines rằng công việc cải tạo đất đai của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa tới hoạt động đánh bắt hải sản do các rạn san hô bị hủy hoại.
Những tuyên bố trên của Trung Quốc tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông, nơi Trung Quốc ngang nhiên đòi hỏi chủ quyền gần hết (tới 90%) diện tích.
Năm ngoái, Trung Quốc đã trắng trợn đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên ký kết và đã gây phẫn nộ sâu sắc trong dư luận khu vực cũng như quốc tế.
Chưa hết, Bắc Kinh còn ngang ngược chiếm bãi cạn Hoàng Nham, nơi thuộc quyền kiểm soát của Philippines và được Manila gọi là Scaborough. Từ khi chiếm bãi cạn này, Trung Quốc thường xuyên cử các tàu hải giám, hải cảnh tới khu vực bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham để tuần tra và xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường truyền thống của họ.
Những hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc không chỉ khiến cộng đồng quốc tế quan ngại mà còn buộc nhiều nước trong và ngoài khu vực phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp để thích ứng với tình hình mới.
Vũ Anh

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Tàu Trung Quốc lảng vảng gần vùng tập trận chung Mỹ-Philippines

Phản ứng trước cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines tại Biển Đông, Trung Quốc đã gửi 2 tàu cùng máy bay tới tuần tra phi pháp gần nơi diễn tập của Manila và Washington, tờ Want China Times của Đài Loan đưa tin.

Một tàu Trung Quốc tham gia tuần tra gần vùng tập trận của Mỹ và Philipines. (Ảnh:
Một tàu Trung Quốc tham gia tuần tra gần vùng tập trận của Mỹ và Philippines. (Ảnh: CNS)
Báo Want China Times (WCT) ngày 24/4 đưa tin trên và cho biết Bắc Kinh đã gửi 2 tàu tiến vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tối 21/4 để bắt đầu cuộc tuần tra phi pháp tại nơi này. Các máy bay và thủy phi cơ của Trung Quốc cũng đã tham gia vào nhiệm vụ tuần tra này.

Báo trên cho hay đến ngày 23/4, quân đội Trung Quốc đã tuần tra vùng biển rộng 400 hải lý quanh đảo Phú Lâm, bãi Đá Bắc, Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Động thái của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ và Philippines khởi động cuộc tập trận chung lần thứ 31 kéo dài 10 ngày từ hôm 20/4 với sự tham gia của 6.500 binh lính Mỹ và 5.000 binh lính Philippines cùng 92 máy bay và 4 tàu quân sự.

WCT cho hay đây là cuộc diễn tập lớn thứ 2 trong vòng 15 năm và lớn nhất kể từ khi hai bên ký thỏa thuận thúc đẩy hợp tác quốc phòng hồi năm ngoái.


WCT dẫn nhận định cảu báo Nga Sputnik đánh giá động thái của Trung Quốc chủ yếu mang tính biểu tượng, bởi quy mô của lần tuần tra này không thể so bì với cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines. Tuy nhiên, khi gửi tàu tuần tra tới “ngay trước mắt” Manila và Washington, Bắc Kinh muốn gửi một tín hiệu tới hai nước này rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ gây áp lực quân sự hay chính trị đối với các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.

Theo Sputnik, Mỹ phản đối mạnh mẽ các hành động khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Trung Quốc đáp lại rằng “chỉ làm những gì mà họ thấy cần thiết”.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III dự kiến sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 6 tới để thảo luận biện pháp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược của 2 quốc gia.

Bộ Ngoại giao Philippines cho hay ông Aquino và ông Abe sẽ “trao đổi về tình hình trong khu vực gần đây” trong cuộc gặp này.

Thoa Phạm
Theo WCT, Philstar

Nga-Trung: Đối mặt hay nhượng bộ?

Cả Trung Quốc và Nga đều có hấp lực với Kazakhstan, nhưng dù sao thì hiện tại, Nga vẫn là đối tác chính của quốc gia Trung Á này.

Các lợi ích Trung Quốc
Hai vấn đề cốt lõi xác định chính sách của Trung Quốc với Kazakhstan: Đầu tiên, sự phát triển của khu tự trị Tân Cương thông qua hợp tác liên vùng, xây dựng đường bộ, đường sắt; thứ hai là dễ dàng tiếp cận các tài nguyên của Kazakhstan (dầu, khí đốt và uranium) cũng như lộ trình vận chuyển tin cậy khí đốt của Turkmen sang Trung Quốc.
Thêm vào đó, Bắc Kinh còn muốn mở rộng sự hiện diện của hàng hóa Trung Quốc tại các thị trường ở Kazakhstan, ràng buộc kinh tế Astana với các gói hỗ trợ tài chính và tín dụng, thúc đẩy quan hệ văn hóa, tạo ra một thế hệ ảnh hưởng mới với các hoạt động sức mạnh mềm.
Trong giai đoạn này, hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Kazakhstan chủ yếu là các nỗ lực của Bắc Kinh trong phát triển mỏ dầu và khí đốt cũng như xây dựng hoặc nâng cấp mạng lưới ống dẫn để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu tài nguyên của Trung Quốc. Trung Quốc rõ ràng mong chờ sẽ trở thành người chơi lâu dài và thường trực trong các dự án dầu khí cũng như thúc đẩy thị phần nắm giữ với ngành công nghiệp dầu Kazakhstan so với tỉ lệ hiện tại khoảng 22-24%; tăng cường khối lượng dầu Kazakhstan bơm qua hệ thống ống dẫn Kazakhstan - Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev. (Ảnh:
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev. (Ảnh: Syne)
Trung Quốc đặt ra chiến lược quốc gia là thay thế than đá bằng khí đốt và đây cũng chính là động lực để họ đa dạng hóa các lộ trình cung cấp khí. Theo đó, khí đốt Turkmen được vận chuyển qua Kazakhstan và sang Trung Quốc, giúp làm giảm ô nhiễm không khí cũng như giảm gánh nặng cho mạng lưới giao thông (hiện tại, vận tải than chiếm 50% công suất đường sắt Trung Quốc).
Tuy nhiên, Trung Quốc không chỉ tập trung vào các cuộc thương thảo dầu và khí; họ còn ngắm tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc gia Trung Á. Ví dụ, Trung Quốc là một thị trường quan trọng của đầu ra uranium. Điều này dẫn tới các cuộc đàm phán giữa Kazatomprom, CNNC và CGNPC, đi tới nhất trí xuất khẩu 24,2 tấn uranium sang Trung Quốc vào năm 2020 từ các dự án khai thác chung.
Các quan chức Kazakhstan cũng nhất trí bán các bánh nhiên liệu do nhà máy luyện kim Ulba sản xuất. Điều này giúp Trung Quốc có được nguồn tài nguyên cần thiết cho chương trình phát triển điện hạt nhân quốc gia từ 2005-2020, với mục tiêu gia tăng công suất hạt nhân lắp đặt 42 GW.
Hơn nữa, để thực hiện kế hoạch an ninh năng lượng của Trung Quốc năm 2011-2015, CNNC dự kiến đầu tư hơn 500 tỉ nhân dân tệ (78 tỉ USD) trong việc xây dựng các nhà máy hạt nhân, để điện hạt nhân chiếm khoảng 5% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc. Nỗ lực này khiến lĩnh vực hạt nhân Trung Quốc trở nên năng động nhất thế giới, mở ra thị trường rộng lớn cho nguồn uranium.
Chiến lược “Go Out” của Trung Quốc đảm bảo sự đầu tư mạnh mẽ vào nước láng giềng Kazakhstan. Theo Ngân hàng Quốc gia Kazakhstan, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 24,1 tỉ USD năm 2013, trong đó Trung Quốc chiếm 9% còn Nga chiếm 5,4%. Trong tương lai, Trung Quốc rõ ràng chiếm ưu thế về đầu tư.
Trung Quốc cũng mở rộng đáng kể các khoản cho vay với Kazakhstan. Astana hiện nợ Bắc Kinh 15,8 tỉ USD, gấp gần bốn lần khoản nợ Moscow. Mặc dù các quỹ của Trung Quốc góp phần tạo lập nhiều liên doanh, tái thiết cơ bản cơ sở hạ tầng thì ở Kazakhstan tồn tại mối lo ngại ngày càng lớn về một “nguy cơ Trung Quốc”.
Cảm nhận này diễn ra khá tương tự ở Kirgizia hay Uzbekistan.  Trước thực tế này, Bắc Kinh đang theo đuổi chiến lược sức mạnh mềm để cải thiện hình ảnh. Hiện có hơn 20% trung tâm khoa học chuyên nghiên cứu Trung Á tại Trung Quốc. Bắc Kinh đã mở bốn học viện Khổng Tử (tại Almaty, Astana, Aktobe và Karaganda), mở rộng cánh cửa các trường đại học Trung Quốc cho hơn 10.000 sinh viên Kazakhstan. Ngoài ra, Trung Quốc còn tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên Kazakhstan tại viện Khổng Tử.
Hợp tác giữa Trung Quốc và Kazakhstan sẽ tiếp tục phát triển, khi cả hai nước đều hăm hở thắt chặt quan hệ trong lĩnh vực hậu cần, viễn thông và hàng không.
Điểm mạnh và điểm yếu
Ưu điểm chính sách của Nga ở Kazakhstan được coi là sự chia sẻ di sản tạo lập từ thời Liên Xô cũ. Do kết quả sự phụ thuộc kinh tế giai đoạn này mà Nga vẫn giữ vị trí đáng kể trong nền kinh tế Kazakhstan và có thể làm sâu sắc thêm mối tương tác giữa hai nước.
Tuy nhiên, tầng lớp tinh hoa hiện nay từng được giáo dục tại Liên Xô trong nền tảng mối quan hệ mạnh mẽ. Putin và Nazarbaev trong khi vừa có mối quan hệ thân mật thì cũng lại chia sẻ sự bất an trước nguy cơ tan rã và bất ổn nội bộ. Có 3,7 triệu người Nga ở Kazakhstan năm 2013,  chiếm gần 22% dân số. Ông Nazarbaev hiểu rằng, cùng tồn tại hòa bình với cộng đồng này là điều cốt tử cho sự phát triển nội bộ ổn định, và đó là lý do vì sao ông ủng hộ cả hai bên cùng ngả bài để tránh phải lặp lại số phận của Crimea.
Yếu điểm trong chính sách của Nga với Kazakhstan cũng như với chính sách Trung Á nói chung là: tham vọng ảnh hưởng của Moscow với các vùng đất thuộc Liên Xô cũ đi ngược lại với mong muốn bảo đảm chủ quyền và không trở thành vệ tinh từ các nước Trung Á. Trong trường hợp này, đầu tư và viện trợ Nga bị coi là công cụ của sức mạnh cứng mà Moscow lại muốn tạo dựng hình ảnh là một đối tác hay nhà viện trợ đáng tin cậy.
Gần đây, Nga mới bắt đầu chú ý vào sức mạnh mềm, và phát triển các công cụ có thể chuyển tải hình ảnh tích cực của Nga ở nước ngoài. Trong khi đó, Trung Quốc và Mỹ đã gây dựng được sự hiện diện của họ trong khu vực và Kremlin đang phải chứng kiến việc sử dụng ngôn ngữ Nga sụt giảm trong vùng. Tầng lớp thanh niên Trung Á ngày nay thích học tập tại Trung Quốc hơn.
Điều này đã thu hẹp cơ hội để Moscow phát triển một thế hệ mới sùng bái Nga.
Điểm mạnh trong chính sách của Nga tại Kazakhstan dựa trên ba yếu tố: sự tiếp cận lâu dài, đa dạng ít bị thăng trầm chính trị do chính sách Trung Á gắn liền với việc phát triển vùng tự trị Tân Cương. Thứ hai, Trung Quốc có nguồn lực tài chính lớn, từ đó thúc đẩy sâu sắc mối quan hệ đầu tư và tín dụng với Astana. Thứ ba, ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh với các mối quan hệ kinh tế.
Vấn đề chính trong chiến lược của Trung Quốc là cơ chế sức mạnh mềm không hiệu quả do cảm giác “mối đe dọa Trung Quốc”. Kazakhstan luôn thận trọng với bất kỳ sự phụ thuộc nào vào nguồn nhập khẩu Trung Quốc, cũng như việc sụt giảm từ các ngành công nghiệp nội địa như dệt may, da giày. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa những thương nhân Trung Quốc và Kazakhstan hiển hiện rõ ràng tại các thị trường địa phương, nơi một nửa doanh số bị các lợi ích Trung Quốc kiểm soát. Các lo ngại khác đó là an toàn sản phẩm và môi trường.
Cạnh tranh
Vấn đề cấp bách nhất trong tam giác hợp tác Kazakhstan - Trung Quốc - Nga là cạnh tranh tài nguyên uranium. Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng công nghiệp năng lượng hạt nhân nhưng lại thiếu các mỏ tài nguyên này ở trong nước. Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu 18.968 tấn. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đặt ra mục tiêu khối lượng uranium chiến lược sẽ tăng tới 100.000 tấn. Mặc dù Bắc Kinh mua uranium từ 5 quốc gia (Kazakhstan, Uzbekistan, Namibia, Australia và Canada), thì trong năm 2013, họ nhập khẩu 14.981 tấn uranium Kazakhstan (tăng so với mức 9.613 tấn năm 2012).
Nga sở hữu nguồn tài nguyên uranium tới 541.000 tấn nhưng nhu cầu tiêu thụ đang phát triển nhanh chóng, buộc Moscow phải tìm tới nguồn dự trữ mới. Nhu cầu gia tăng dường như đang châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa Moscow và Bắc Kinh.
Sự cạnh tranh đáng kể thứ hai giữa Nga và Trung Quốc tại Kazakhstan nằm ở giai đoạn phát triển tiếp theo của SCO (tổ chức hợp tác Thượng Hải). Ở đó, Moscow và Bắc Kinh bất đồng về việc thiết lập một Ngân hàng Phát triển SCO cũng như sự hội nhập kinh tế sâu rộng hơn của tổ chức này. Hai bên có xu thể kiềm chế nhau trong con đường đạt tới vị trí ưu thế tại SCO.
Bắc Kinh đã vận động việc thành lập Ngân hàng Phát triển SCO tại ba hội nghị thượng đỉnh gần đây và sẵn sàng khởi động nó với 10 tỉ USD. Tuy nhiên, Moscow lại lo ngại việc có thể phải từ bỏ vị trí dẫn đầu cũng như khả năng phân bổ tài chính khiến họ tìm cách kiềm chế sáng kiến của Trung Quốc.
Rõ ràng, Nga và Trung Quốc cần phải nhượng bộ lẫn nhau nếu muốn phát huy tiềm năng của SCO cũng như đáp ứng nhu cầu đầu tư của Trung Á. Tương tự như vậy, Moscow sẽ phải đối mặt với nỗ lực của Bắc Kinh trong việc tạo lập một khu vực tự do thương mại SCO – đối thủ cạnh tranh tiềm năng với Liên minh Hải quan và cũng là mối đe dọa với thị trường quốc gia từ hàng hóa rẻ Trung Quốc.
Còn với Kazakhstan, con đường phía trước còn nhiều chông gai. Một mặt lãnh đạo Nga và Kazakhstan có lịch sử quan hệ thân thiết, và Liên minh Kinh tế Á Âu đang tìm cách phát triển, nâng cao vị thế. Một mặt Astana muốn thu hút tiền từ Trung Quốc. Cả Trung Quốc và Nga đều có hấp lực với Kazakhstan, nhưng dù sao thì hiện tại, Nga vẫn là đối tác chính của quốc gia Trung Á này.
(* Tác giả Arthur Guschin là nhà phân tích cấp cao tại Trường Nghiên cứu quan hệ quốc tế S. Rajaratnam (RSIS).
Theo Minh Tâm (theo Diplomat)
Vietnamnet

Vụ kiện Biển Đông: Tòa yêu cầu điều trần về phản bác của Trung Quốc

Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển vừa ra thông cáo cho biết, vào tháng 7 tới, tòa sẽ tổ chức nghe điều trần để trả lời các phản bác được nêu trong văn kiện lập trường mà Bắc Kinh công bố hồi tháng 12/2014...

.. liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc về các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
 
Vụ kiện Biển Đông: Tòa yêu cầu điều trần về phản bác của Trung Quốc

Theo thông cáo được trích đăng trên trang thông tin Rappler.com, “Tòa án trọng tài sẽ tiến hành nghe điều trần vào tháng 7/2015 để trả lời những phản bác về pháp lý được nêu trong văn kiện lập trường của Trung Quốc. Tòa án cũng sẽ tiến hành xem xét các vấn đề khác liên quan đến thẩm quyền pháp lý và khả năng thụ lý đơn kiện của Philippines”.
Trước đó, trong văn kiện công bố ngày 7/12/2014, Trung Quốc đã tuyên bố Tòa Trọng tài quốc tế không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong vụ kiện giữa Philippines và nước này. Bắc Kinh cũng nhấn mạnh, việc công bố văn kiện lập trường không có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận hoặc tham gia vào vụ kiện.
Trong khi đó, tòa án trọng tài khẳng định vẫn có quyền xem xét văn kiện lập trường của Trung Quốc và coi đây là lập luận của Bắc Kinh đối với vụ kiện này. Tòa cũng cho biết là vẫn tiếp tục chờ đến ngày 16/6 tới để lấy ý kiến của Trung Quốc về các tài liệu kiện tụng mà phía Philippines đã cung cấp cho tòa án.
Về phần mình, Philippines đã lên tiếng bác bỏ các lập luận của Trung Quốc đồng thời nhấn mạnh vào các giá trị phán quyết của tòa án. Manila chủ yếu muốn tòa phán quyết rằng các đòi hỏi về chủ quyền và lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông là không có cơ sở, chiểu theo luật pháp quốc tế.
Ngày 16/3 vừa qua, Manila đã nộp lên tòa 3.000 trang tài liệu làm bằng chứng trong vụ kiện Trung Quốc tại tòa án trọng tài. Đây là phần bổ sung cho tài liệu 4.000 trang mà Philippines đã gửi đến tòa từ 30/3/2014.
Thông cáo của tòa nêu rõ: “Sau khi nhận được bất kỳ lập luận nào mà phía Trung Quốc đưa ra trước ngày 16/06/2015, đồng thời tôn trọng việc Philippines đã nộp thêm tài liệu, tòa án trọng tài cũng có thể đưa ra một số câu hỏi đối với các bên liên quan để bổ sung cho việc tiến hành nghe điều trần vào tháng 7/2015”.
Trước đó, luật sư Paul Reichler, bảo vệ quyền lợi cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc, đã nói rằng ông hy vọng cuộc điều trần trực tiếp bằng miệng sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian từ 7 đến 18/7 và tòa sẽ ra phán quyết trong năm 2016.
Vụ kiện tụng diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự để củng cố yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. Chương trình gần đây nhất của Bắc Kinh là tiến hành một loạt các dự án xây dựng, cải tạo, biến các bãi đá ngầm, rạn san hô thành đảo ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (đều thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).
Philippines đã nhiều lần lên tiếng phản đối và tố cáo việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp, làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, trước khi tòa án ra phán quyết.
Theo Linh Phương (tổng hợp)
PetroTimes

Trung Quốc tăng tốc hoạt động cải tạo phi pháp tại bãi Xu Bi

Những hình ảnh vệ tinh được công bố hôm 25/4 cho thấy Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động cải tạo phi pháp tại khu vực bãi đá Xi Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động của Trung Quốc tại bãi đá Xu Bi
Ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động của Trung Quốc tại bãi đá Xu Bi
 
Kích thước và hình dạng của khu vực đất đang được cải tạo cho thấy nhiều khả năng Trung Quốc đang xây dựng một đường băng dài khoảng 3.300 m trên bãi đá Xu Bi, một hoạt động tương tự như những gì đang diễn ra ở khu vực bãi đá Chữ Thập.
Giới phân tích quân sự cho rằng đường băng nêu trên có thể hỗ trợ tốt các loại máy bay chiến đấu và vận tải của hải quân và không quân Trung Quốc.
Gần đây, vào ngày 6/2/2015, chỉ có hai khu vực nhỏ được phát hiện thấy có hoạt động cải tạo ở khu vực đá Xu Bi. Tới ngày 17/4, hoạt động cải tạo đất ở khu vực đá Xu Bi đã được mở rộng lên tới 2,27 km2.
 
Bãi Xu Bi nhìn từ trên cao
Bãi Xu Bi nhìn từ trên cao
Một điểm khác biệt giữa hoạt động cải tạo đất ở khu vực đá Xu Bi với bãi đã Chữ Thập chính là việc ở đá Xu Bi không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ xây cảng ở đây. Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có dấu hiệu mở rộng cải tạo đất về phía Nam có thể để phục vụ cho mục đích xây bến cảng cho tàu chiến.
Hiện Trung Quốc cũng đang tiến hành cải tạo đất tại phía Bắc khu vực Đá Vành Khăn. Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy quá trình mở rộng đã được hoàn tất trong thời gian 8 tuần.
Những hoạt động nêu trên của Trung Quốc đang làm cho dư luận trong khu vực và thế giới quan ngại. Theo một nguồn tin, ASEAN sẽ ra một tuyên bố kêu gọi Bắc Kinh "kiềm chế" trong các hoạt động cải tạo đất tại những khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Trong khi đó, giới quan sát cho rằng tốc độ, quy mô và cường độ của những hoạt động cải tạo đất và xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua là một minh chứng cho thấy tham vọng của Bắc Kinh. Một khi các hoạt động này hoàn tất, Trung Quốc có thể dễ dàng đưa quân đội và các lực lượng khác tới vùng biển đang có tranh chấp để bảo vệ lợi ích của mình, cũng như để "phô diễn sức mạnh" trước các nước yếu hơn.


Bãi Chữ Thập
 
Bãi Chữ Thập
Bãi Chữ Thập

Bãi Vành Khăn
Bãi Vành Khăn

Trung Quốc gia tăng hoạt động tại bãi Vành Khăn chỉ trong chưa đầy 2 tháng.

Trung Quốc gia tăng hoạt động tại bãi Vành Khăn chỉ trong chưa đầy 2 tháng.
Trung Quốc gia tăng hoạt động tại bãi Vành Khăn chỉ trong chưa đầy 2 tháng.
 
Ngọc AnhẢnh: Diplomat

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons