Con đường tơ lụa mới, còn có tên gọi “Sáng kiến một vành đai, một con đường”, là một ưu tiên chính sách ngoại giao hiện thời của Trung Quốc. Thông qua dự án khổng lồ này, Bắc Kinh vừa muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế, vừa muốn tăng cường sự ảnh hưởng chính trị, văn hóa khắp thế giới.
Bản đồ mô phỏng con đường tơ lụa trên bộ và trên biển của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn hồi sinh Con đường tơ lụa cổ đại bằng một hình hài mới. (Ảnh: NPR)
Con đường tơ lụa gồm một vành đai trên biển và một tuyến đường trên bộ. Tuyến đường bộ gồm các đường bộ, đường sắt nối liền Trung Quốc với phía tây châu Âu, có chiều dài tổng cộng 11.000 km, nối liền các trung tâm lớn thế giới. Vành đai trên biển gồm các các tuyến đường biển và cảng thương mại do Trung Quốc tài trợ.
Bắc Kinh đã cam kết đầu tư hơn 200 tỷ USD cho các dự án Con đường tơ lụa khắp toàn cầu, trong đó có việc xây dựng các con đường, các tuyến đường sắt, các hệ thống đường ống dầu mỏ và khí đốt, các cảng và dự án các cơ sở hạ tầng. Các quốc gia như Nga, Hungary, Iran và Pakistan đã tham gia dự án này.
Tuy nhiên, Con đường tơ lụa không chỉ là vấn đề ngoại giao và tham vọng vai trò lãnh đạo toàn cầu. Đó còn là tham vọng kinh tế của Bắc Kinh. Trong bối cảnh sự tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, chiến lược này sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tiếp tục phát triển.
Con đường tơ lụa cổ đại đi qua sa mạc Gobi. 2000 năm trước, đây là một tuyến đường thương mại quan trọng của Trung Quốc. Thông qua nó, Trung Quốc xuất khẩu lụa và gốm sứ tới Rome và du nhập Hồi giáo từ Ba Tư và Phật Giáo từ Ấn Độ.
Nhiều người buôn bán và người hành hương đã chết trên Con đường tơ lụa xưa kia. Phương tiện vận chuyển chính vào thời điểm đó là lạc đà.
Con đường tơ lụa hiện đại là một mạng lưới các đường sắt nối Bắc Kinh với châu Âu. Từ ga đường sắt Yuxinou này, các tàu chở hàng sẽ băng qua Trung Quốc tới Kazakhstan, Nga và Đông Âu trước khi tới Duisburg, Đức.
Số lượng hàng hóa trị giá trên 1,3 tỷ USD đã được vận chuyển trên tuyến đường sắt Yuxinou trong năm ngoái. Mất 15 ngày để đưa hàng hóa từ Trung Quốc tới châu Âu bằng con đường này, giảm một nửa thời gian so với vận chuyển bằng đường biển.
Tuyến đường sắt đã mang lại sự phát triển kinh tế cho các thành phố dọc Con đường tơ lụa mới. Một trong những sản phẩm xuất khẩu chính là ô tô tới các thị trường tại Nga và Trung Á. Đây là một nhà máy lắp ráp ô tô của hãng Ford tại Trùng Khánh.
Trong năm 2014, khoảng 2,63 triệu xe ô tô đã được lắp ráp tại Trùng Khánh. Thành phố này sản xuất số lượng ô tô gần bằng nửa số lược xe mà Đức sản xuất trong 1 năm. Và điều đó không thể đạt được nếu Con đường tơ lụa mới không cung cấp sự hỗ trợ hậu cần.
Các hãng xe lớn như Ford, Volvo và Volkswagen đều có các nhà máy chế tạo ô tô tại Trùng Khánh. Trước đây, lao động từ các thành phố nội đô như Trùng Khánh phải di cư tới các thành phố duyên hải như Thượng Hải hay Hàng Châu để tìm việc làm. Giờ đây, kế hoạch Con đường tơ lụa đã giúp giảm dòng người di cư.
Trong khi phần lớn Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng chỉ khoảng 7%, Trùng Khánh lại có mức tăng trưởng 10,7% trong 6 tháng đầu năm 2015. Đây là mức cao nhất trong số tại tỉnh thành tại Trung Quốc. Chính quyền thành phố cho biết Con đường tơ lụa mới có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế tại đây.
Nhưng đại kế hoạch Con đường tơ lụa mới không chỉ là về các tuyến đường sắt, các khu công nghiệp và thương mại. Chính phủ Trung Quốc còn kêu gọi tăng cường các mối liên hệ giữa con người với con người. Phòng du lịch nhà nước Trung Quốc đã tuyên bố năm 2015 là "Năm con đường tơ lụa". Hơn 800 triệu USD sẽ được chi cho một kế hoạch quảng bá du lịch quốc tế. Trong ảnh là ngôi đền Famen tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, một địa điểm du lịch Phật Giáo dọc Con đường tơ lụa cổ đại đã được xây dựng gần đây.
Hàng triệu USD đã được chi cho việc xây dựng các địa điểm du lịch dọc Con đường tơ lụa mới. Theo giới chức Trung Quốc, ngôi đền Famen này lưu giữ xá lợi xương ngón tay của Đức Phật. Nó được đưa từ Ấn Độ tới Tây An 200 năm trước.
Tây An từng là cố đô của Trung Quốc 2000 năm trước, khi Con đường tơ lụa cũ phát triển. Tây An là điểm cuối của các nhà buôn và người hành hương từng Ba Tư, Ấn Độ và thậm chí là Rome. Nó là một trung tâm đa văn hóa vào thời điểm đó và cũng là một trong những thành phố quan trọng nhất thế giới. Ngày nay, Tây An muốn trở thành thủ đô văn hóa của Con đường tơ lụa mới. Thành phố này đang xây dựng nhiều công trình nghệ thuật dựa trên chủ đề Con đường tơ lụa.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét