Ngày 7/10, khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Foreign Policy, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã ca ngợi Mỹ viện trợ quân sự đáng kể cho Manila, nhưng thừa nhận không nước nào có thể dùng sức mạnh quân sự để ngăn cản Trung Quốc độc chiếm Biển Đông (?)
Do đó, ông Albert del Rosario cho rằng, Manila phải nỗ lực hết sức mình để giải quyết thách thức này; đồng thời khẳng định, những nỗ lực của Philippines hiện chưa đủ nên phải nhờ tới sự trợ giúp của Tòa án trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc đối với vụ kiện do Manila tiến hành.
Ngoài ra, ông Albert del Rosario cũng nhận định, Bắc Kinh muốn có một lực lượng hải quân mạnh và để làm được điều đó Trung Quốc phải biến Biển Đông thành “ao làng" của mình. Đồng thời nhấn mạnh, Biển Đông hiện đang bị đe dọa bởi sự cai trị của luật rừng, thay vì luật pháp.
Trước đó, khi bình luận trên trang cá nhân trên tờ Russia Beyond the Headlines, nhà báo Rakesh Krishnan Simha cho rằng, những thay đổi chiến lược ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, sẽ giúp Nga xích lại gần với Philippines.
Theo đó, Nga có thể bán hệ thống tên lửa S-300 cho Philippines như đã bán cho Syria và Iran. Và khác với Mỹ - Trung đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại Châu Á - Thái Bình Dương, mối quan tâm của Nga nằm ở chỗ phân phối lại quyền lực ở khu vực này.
Đô đốc Scott Swift
Phát biểu tại hội nghị hàng hải tổ chức ở Sydney, Australia hôm 6/10, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương tuyên bố, Mỹ vẫn bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực. Đồng thời cho rằng, có một số quốc gia coi tự do hàng hải trên biển là cơ hội để độc chiếm Biển Đông và áp đặt những cảnh báo và hạn chế phi lý gây bất ổn trong khu vực.
Và xu hướng này đặc biệt trắng trợn ở vùng biển tranh chấp - ám chỉ những hành động và tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông. Đô đốc Scott Swift cảnh báo, Washington quyết không bỏ qua những hành động mang tính cưỡng chế và đe dọa ổn định ở Biển Đông.
Theo giới truyền thông, trong khi Mỹ nhiều lần kêu gọi Trung Quốc ngừng xây đảo nhân tạo bất hợp pháp, nhưng Bắc Kinh vẫn phớt lờ và âm thầm hoàn thiện các cơ sở hạ tầng như đường băng để phục vụ mục đích quân sự trong tương lai.
Ngày 5/10, khi bình luận trên tờ The Natinonal Interest, Giáo sư Andrew Erickson đến từ Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, mục tiêu của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông chứ không phải Syria.
Ngày 4/10, tờ Thời báo Đài Bắc dẫn khuyến cáo của học giả Paul Giarra (khi phát biểu ở hội thảo có tiêu đề "Đài Loan ở Biển Đông" tại Washington) vì cho rằng, có một "cơn bão quân sự" đang hình thành trên Biển Đông và có liên quan trực tiếp tới Đài Loan. Và Trung Quốc không muốn Washington phải suy nghĩ tới “vấn đề Đài Loan”.
Trong khi đó học giả Đồng Bân đến từ Quỹ Heritage cho rằng, nếu Trung Quốc tin rằng có thể đe dọa các nước láng giềng và Mỹ hơn nữa ở Biển Đông, thì điều này sẽ là thông điệp nào đó đối với Đài Loan. Do đó, Mỹ cần hành động và phải hành động ngay.
Đồng Bân tin rằng, Đài Loan là một phần của vấn đề Biển Đông và Biển Đông có liên quan mật thiết đối với an ninh của Đài Loan; và Mỹ không thể đứng nhìn “tàu sân bay không thể đánh chìm” bị Bắc Kinh chi phối.
Trước đó (1/10), Quốc hội Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng Mỹ năm tài chính 2016, cho phép Lầu Năm Góc “tài trợ và huấn luyện” cho Đài Loan. Đây là lần đầu tiên Đài Loan được Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận sự “tài trợ và huấn luyện” để bảo vệ an ninh Biển Đông trước nguy cơ bành trướng của Trung Quốc.
Ngày 3/10, Hãng Central News Agency (Đài Loan) đưa tin, tờ Philippine Star vừa dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ông Daniel Russel cho rằng, Washington trông đợi Manila và Bắc Kinh sẽ tuân thủ kết quả phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc đối với vụ kiện của Philippines về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, trong việc tranh chấp tại Biển Đông.
Ông Daniel Russel cũng cho biết, Mỹ sẽ thảo luận chi tiết về những công sự ở các đảo nhân tạo được làm phi pháp tại Biển Đông với Trung Quốc, bảo đảm các công trình trên đó không dùng vào mục đích quân sự. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng từng nhấn mạnh, Mỹ sẽ không chấp nhận tự do đi lại ở Biển Đông bị hạn chế và quyền lợi của tất cả các nước đều phải được tôn trọng.
Giới phân tích cho rằng, việc 12 nước vừa đạt được thỏa thuận Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) hôm 5/10 sẽ giúp Tổng thống Mỹ Barack Obama củng cố cam kết xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương.
Hiện 12 nước thành viên TPP chiếm 40% GDP thế giới và không có sự tham gia của Trung Quốc. Và điều này đồng nghĩa với việc, Mỹ sử dụng TPP để làm đối trọng với Trung Quốc. Đối với Tổng thống Barack Obama, TPP được hoàn tất là một chiến thắng lớn.
Cách đây không lâu (21/9), Nikkei Aisia Review từng bình luận, nỗ lực của Mỹ và Nhật Bản trong việc tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh khu vực ở châu Á thông qua TPP có thể bị cản trở bởi sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên tuyến đường hàng hải thương mại trọng yếu ở Biển Đông.
Được biết, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã tham gia thiết kế khuôn khổ TPP cho Nhà Trắng với mục đích cải thiện sự ổn định về quân sự, kinh tế phù hợp với chiến lược xoay trục sang châu Á của Tổng thống Barack Obama.
Theo tờ Wall Street Journal, việc hoàn tất đàm phán TPP hôm 5/10 đã đánh dấu thắng lợi của Mỹ và Nhật Bản cùng các đồng minh của Washington trong cuộc chiến với Trung Quốc nhằm định hình tương lai thương mại toàn cầu.
Chuyên gia Douglas Paal, thuộc tổ chức chuyên nghiên cứu chính sách ngoại giao nhận định, việc đạt thỏa thuận TPP tại thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ là “một nguồn năng lượng mới” cho chiến lược xoay trục và tăng cường vị thế của Mỹ ở châu Á. Và nếu TPP thật sự là “một lời cảnh báo dành cho Bắc Kinh” và Mỹ củng cố ảnh hưởng tại châu Á, Trung Quốc sẽ tham gia TPP.
Ngày 6/10, Trung Quốc đã phản ứng thận trọng với thỏa thuận thương mại tự do mới được ký giữa 12 nước thành viên TPP. Bộ Thương mại Trung Quốc gọi TPP là “một trong những hiệp định thương mại tự do chủ chốt của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét