Khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Foreign Afairs hôm 20-8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, Washington đang kiểm tra xu hướng muốn thống trị khu vực của Trung Quốc...
... Ông Carter cũng bác bỏ khả năng xung đột vũ trang Mỹ - Trung trong tương lai gần.
Tuy nhiên, ông Ashton Carter đã khẳng định, máy bay, tàu chiến Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và những gìTrung Quốc gây ra trên Biển Đông là rất nghiêm trọng và đó là cách phản ứng của Washington.
Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ được cho là sự phản bác lại phát ngôn trước đó của Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa - không có tự do hàng hải cho máy bay quân sự và tàu chiến nước ngoài ở những khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Ngoài ra, ông Ashton Carter cũng khuyến cáo, việc tiếp tục xây dựng trái phép của Trung Quốc chỉ càng kích thích và tăng cường mối quan hệ đồng minh và đối tác của Washington tại khu vực nhạy cảm này.
Trước đó (27-5), ông Ashton Carter đã phê phán mạnh mẽ hành vi cướp đoạt lãnh thổ của Trung Quốc là không tôn trọng các nguyên tắc quốc tế và hành động của Bắc Kinh đang làm cho các nước trong khu vực gắn kết với nhau theo một phương thức mới.
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc
Theo báo cáo "Chiến lược an ninh biển Châu Á - Thái Bình Dương" của Bộ Quốc phòng Mỹ (công bố chiều 20-8), hoạt động xây dựng đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông của Trung Quốc đã tăng gần 50% so với hồi tháng 5. Đồng thời chỉ rõ, các nỗ lực mới nhất của Trung Quốc khác xa các nỗ lực trước đây cả về quy mô và mức độ ảnh hưởng và cơ sở hạ tầng đang xây dựng sẽ tạo cơ sở để Bắc Kinh thiết lập sự hiện diện mạnh hơn ở Biển Đông.
Một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, Trung Quốc cần làm sáng tỏ về các tiền đồn của nước này tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và liệu Bắc Kinh có cam kết ngừng hẳn các hoạt động xây dựng trái phép ở Biển Đông hay không. Nhưng ngay chiều 20-8, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Chu Hải Quyền vẫn khẳng định, dự án cải tạo đất ở Biển Đông đã dừng lại từ tháng 6 và những cơ sở vật chất được xây dựng trên đảo sẽ được chia sẻ với các quốc gia cùng sử dụng!
Ngày 21-8, tờ The Wall Street Journal trích báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc tiếp tục bồi đắp phi pháp tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nhiều quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng, một khi Trung Quốc trở nên quyết đoán trong tranh chấp biển đảo, Bắc Kinh sẽ càng gia tăng khiêu khích Mỹ cùng đồng minh để chạy đua vũ trang trong khu vực. Washington lo ngại, các đảo nhân tạo có thể bị sử dụng vào mục đích quân sự và có thể gây mất ổn định tại một trong những tuyến hàng hải thương mại lớn nhất thế giới.
Ngày 18-8, Hãng Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis cho biết, Washington lên kế hoạch tăng gấp đôi các chuyến bay không người lái để phục vụ sứ mệnh tuần tra, do thám và chiến đấu tại các điểm nóng an ninh trên thế giới.
Theo đó, đến năm 2019, Mỹ sẽ triển khai tối đa 90 chuyến bay/ngày tại Biển Đông, Đông Âu, Bắc Phi, Iraq và Syria. Dư luận cho rằng, việc Trung Quốc gia tăng các hành động gây quan ngại trên Biển Đông, đã buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược hiện diện quân sự tại khu vực này.
Ngày 21-8, tờ Tin tức tham khảo Trung Quốc dẫn nhận định của 2 tác giả Nikolay Novichkov và Dmitry Fedyushka, theo đó hiện trên thế giới có 51.685 máy bay các loại và trực thăng (không tính máy bay không người lái).
Đứng đầu là không quân Mỹ (có tổng cộng 13.902 chiếc), tiếp đến là không quân Nga (sở hữu 3.429 chiếc) và đứng thứ ba là không quân Trung Quốc (2.860 chiếc). Trước đó (13-8), tuần san Tin tức Quốc phòng công bố hướng dẫn, chỉ đạo mới về việc tiếp xúc với Trung Quốc của quân đội Mỹ, và đây là nỗ lực mới nhất thúc đẩy quan hệ song phương của không quân Mỹ.
Binh sỹ trong quân đội Trung Quốc
Theo nhận định của nhà nghiên cứu cao cấp Richard Bitzinger thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam Singapore, Hải quân Trung Quốc hiện có năng lực điều động binh lực ở cự li xa nhất định, và đang nỗ lực trở thành lực lượng trên biển mạnh của “chuỗi đảo thứ nhất". Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo Hải quân Mỹ, trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ hoàn thành chuyển đổi từ một hải quân ven bờ sang hải quân có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trên thế giới.
Ngày 22-8, mạng Tin tức bình luận Trung Quốc (Hongkong) đăng bài của tác giả Rakesh Krishnan Simha đề cập tới chiến lược hải quân của Bắc Kinh. Theo đó, lực lượng A2/AD trên biển của Trung Quốc có thể được coi là lực lượng ngăn chặn trên biển được phát triển với cấp độ tương tự Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đây là nhận định trong báo cáo nghiên cứu của chuyên gia quân sự hải quân Mỹ Ronald O'Rourke.
Theo chuyên gia Ronald O'Rourke, tên lửa đạn đạo chống hạm, tên lửa hành trình lắp trên máy bay, tàu ngầm tấn công và tàu chi viện tác chiến điện tử là một phần quan trọng của lực lượng A2/AD trên biển đang được Trung Quốc phát triển. Nhưng có một điểm khác giữa lực lượng ngăn chặn trên biển của Liên Xô trước đây với Trung Quốc hiện nay là lực lượng ngăn chặn của Bắc Kinh đã có tên lửa đạn đạo chống hạm có thể tấn công tàu sân bay di động.
Và nếu Bắc Kinh nghiên cứu phát triển loại tên lửa này, sẽ tạo ra mối đe dọa lớn đối với việc điều động lực lượng Hải quân Mỹ trên phạm vi toàn cầu.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét