Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Mỹ-Trung chơi trò "ưng già vờn gà con" ở Biển Đông


Trung Quốc ráo riết đưa vũ khí ra quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam nhằm mục đích thiết lập khu nhận diện phòng không và khống chế 90% chủ quyền ở biển Đông, như Trung Quốc đã áp dụng ở biển Hoa Đông - Đó là nhận định của hai tờ báo lớn của Mỹ và Nhật.
Trung Quốc đang tìm mọi cách để giành quyền sở hữu 90% biển ĐôngTrung Quốc đang tìm mọi cách để giành quyền sở hữu 90% biển Đông
Time: Trung Quốc đang chơi một canh bạc nguy hiểm
Ngày 24/2, tạp chí Time của Mỹ đã đăng tải bài viết có tựa đề Trung Quốc – Mỹ chuẩn bị ngả bài ở biển Đông cho biết, Trung Quốc đang cùng Mỹ chơi trò “ưng già vờn gà con” ở biển Đông. Mọi dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chơi một canh bạc nguy hiểm, Bắc Kinh cho rằng trước khi Trung Quốc và Mỹ đi tới chiến tranh, Mỹ sẽ rút lui.
Trung Quốc đang thách thức một cách vô liêm sỉ vị thế chủ đạo mà Mỹ sở hữu tại Đông Á kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay.
Báo Mỹ cho rằng chiến cơ F-22 của Mỹ có thể dễ dàng hạ gục hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc
Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cảnh báo, sự suy yếu về sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương khiến Mỹ không thể đối chọi trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Bài viết nhấn mạnh, mặc dù Mỹ không ngừng kêu gọi giải quyết những tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp ngoại giao, nhưng Trung Quốc không ngừng quân sự hóa biển Đông đơn phương, ngày càng bố trí nhiều vũ khí quân sự. Mục đích của Trung Quốc đã rất rõ ràng: Giành lấy 90% chủ quyền biển Đông. Các nước trên biển Đông như Philippines và Việt Nam ngày càng cảm thấy bất an, chờ đợi Mỹ đánh bại pháp trận mà Trung Quốc bày trên biển Đông.
Theo nguồn tin trên trang Fox News (Mỹ) ngày 23/2, hai quan chức Mỹ cho biết, Trung Quốc đã đưa trái phép máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).
Nguồn tin cho biết, mấy ngày các nhân viên tình báo Mỹ đã phát hiện ra Trung Quốc cử máy bay tiêm kích J-11 và máy bay chiến đấu JH-7 ra đảo Phú Lâm. Trước đó, hãng Fox News cũng đưa tin Trung Quốc đã bố trí 2 nhóm tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo này, bao gồm 8 bệ phóng cơ động. Trước đó Trung Quốc đã từng đưa máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm. Tháng 11/2015, báo chí Trung Quốc đã từng công bố những hình ảnh về máy bay tiêm kích J-11trên hòn đảo này.
Trước sự kiện báo Mỹ phanh phui việc Trung Quốc bố trí hệ thống tên lửa HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, phía Trung Quốc tự bao biện một cách nực cuoiwf rằng, quần đảo Hoàng Sa “là lãnh thổ của Trung Quốc từ xưa đến nay”, mấy chục năm qua Trung Quốc đều bố trí các loại vũ khí và thiết bị phòng thủ trên quần đảo này, đây không phải là chuyện gì mới mẻ, không liên quan gì đến vấn đề “quân sự hóa” biển Đông, đây là chuyện trong “phạm vi chủ quyền” của Trung Quốc, là “hợp tình, hợp lí, hợp pháp”. Hy vọng các nước có liên quan không nên thổi phồng sự việc một cách lãng nhách hoặc nhằm mục đích khác (?!).
Ngày 24/2, trong buổi điều trần của Ủy ban quân sự Hạ viện Mỹ, đô đốc Harry Harris cho biết, do cục diện biển Đông ngày càng phức tạp, Mỹ buộc phải cùng hành động với các nước đồng minh ở biển Đông, những nước đồng minh này bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Sở dĩ phải làm như vậy vì Trung Quốc đang tìm mọi cách để có thể chi phối khu vực Đông Á. Những hành vi quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc đang làm thay đổi môi trường hành động quân sự của quân đội Mỹ, Mỹ buộc phải tiến hành nhiều hoạt động tự do hàng hải ở khu vực này hơn. Khi được hỏi tới mục tiêu chiến lược của Trung Quốc khi mở rộng quân sự trên biển Đông, ông Harry Harris đã trả lời thẳng thắn: “Tôi cho rằng Trung Quốc đang tìm kiếm con đường trở thành bá chủ ở Đông Á”, và chỉ trích dường như phía Trung Quốc tin rằng uy hiếp, thách thức và bố trí quân lực là phương thức có thể né tránh việc xử lý các tranh chấp.
Báo Nhật: Trung Quốc ráo riết thiết lập khu nhận diện phòng không trên biển Đông
Trung Quốc đẩy mạnh bố trí các thiết bị quân sự trên biển Đông, sau nhiều lần bị Mỹ chỉ trích, vẫn không có dấu hiệu giảm tốc. Phía Nhật Bản cho rằng, những hành động này của Trung Quốc rất có thể là tái diễn lại kịch bản như đã làm như trên biển Hoa Đông, chuẩn bị cho việc quy hoạch “khu nhận diện hàng không” trên biển Đông.
Theo tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản ngày 24/2, thông qua ảnh chụp từ vệ tinh, Mỹ phát hiện ra rằng, thời gian gần đây Trung Quốc đang xây dựng hệ thống radar trên đá Châu Viên ( rạn san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa), đá Tư Nghĩa (rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa), đá Ga Ven (rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa), đá Gạc Ma (rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa), tăng cường năng lực quân sự cho quốc gia này trên biển Đông, ảnh hưởng đến cục diện chiến lược của biển Đông.
Trong tương lai, Bắc Kinh có thể lợi dụng các thiết bị này để tiến hành các biện pháp giám sát trên biển và trên không cũng như can thiệp về mặt quân sự tại vùng biển này, và mục tiêu quan trọng nhất của những biện pháp này có thể là xây dựng khu nhận diện phòng không trên biển Đông.
Trung Quốc xây dựng trái phép tháp radar tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Sau khi Trung Quốc thiết lập khu nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, Mỹ đã từng lập tức cử máy bay chiến đấu tuần tra ở vùng không phận có liên quan để bày tỏ sự phản đối chính sách này. Tại khu vực xảy ra những tranh chấp căng thẳng hơn như biển Đông, nếu phía Trung Quốc áp dụng chiến thuật xây dựng các thiết bị quân sự tương tự để thiết lập khu nhận diện phòng không thì mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc ắt sẽ căng thẳng hơn. Cộng với việc số nước đưa ra tuyên bố chủ quyền về biển Đông rất đông, thái độ bắt tay với Mỹ để đối đầu với Trung Quốc hết sức kiên định, do đó phương châm đối phó của Trung Quốc trong thời gian tới sẽ quyết định chiều hướng phát triển của cục diện trên biển Đông.
Bài báo chỉ ra rằng, đứng trước những lời chỉ trích của Mỹ đối với hành vi quân sự hóa biển Đông, thời gian đầu Trung Quốc biện minh “họ xây dựng chủ yếu xuất phát từ mục đích dân sự, trong đó bao gồm các thiết bị định vị hàng không, khí tượng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ công cộng cho cộng đồng quốc tế”, dần dần chuyển sang thái độ cứng rắn, bộc lộ rõ âm mưu biến biển Đông thành ao nhà. Mới đây, đại diện cho quân đội Trung Quốc phát biểu, bố trí các thiết bị quân sự ở quần đảo Hoàng Sa là nhu cầu quốc phòng cần thiết.
Ngày 23/2, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngang ngược nói rằng, Trung Quốc xây dựng trên “lãnh thổ” của mình là chuyện hoàn toàn nằm trong phạm vi “chủ quyền” của Trung Quốc. Trung Quốc bố trí một số biện pháp phòng vệ hữu hạn, cần thiết trên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa cũng là thực hiện quyền “tự vệ” mà luật pháp quốc tế trao cho quốc gia nắm giữ chủ quyền, không có gì đáng lên án. Và nguồn tin mới nhất cũng cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến thăm Mỹ cũng bày tỏ rõ lập trường cứng rắn của Bắc Kinh về vấn đề biển Đông.
Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang muốn làm bá chủ khu vực Đông Á



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons