Pháo đài bay B52 của Mỹ ở Biển Đông
Trong phát biểu trước Ủy ban đặc trách chi tiêu của Hạ viện Mỹ ngày 25/2, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter nhấn mạnh điều này và nêu rõ việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo và đưa thiết bị quân sự ra các hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông khiến các nước như Nhật Bản ,Philippines, Việt Nam .Ấn Độ Độ… gia tăng hợp tác với Hoa Kỳ.
Tại Lầu Năm Góc, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương cho báo giới biết Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông và đang thay đổi cảnh quan vận hành quân sự.
Trong vài tuần qua, hình ảnh chụp từ vệ tinh mới nhất cho thấy sự leo thang quân sự hóa mới nhất của Trung Quốc ở Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) cũng như Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
“Tôi khẳng định rằng họ đang quân sự hóa Biển Đông. Họ đã bồi đắp gần 3000 mẫu Anh diện tích các căn cứ quân sự ở Biển Đông”, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương cho biết.
Việc Trung Quốc triển khai bất hợp pháp tên lửa HQ-9 và chiến đấu cơ J-11 ở Phú Lâm, Hoàng Sa đã gây ra mối lo ngại dai dẳng về khả năng Bắc Kinh sắp tuyên bố một vùng nhận diện phòng không ADIZ ở Biển Đông. Quan chức Trung Quốc cũng đã từng úp mở về khả năng này.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương tuyên bố Mỹ sẽ phơt lờ, một ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông giống như phơt lờ, một ADIZ của Trung Quốc ở Hoa Đông.
Khi được hỏi về mục tiêu chiến lược của Trung Quốc trong việc tăng cường quân sự tại khu vực, Đô đốc Harris nói: “Tôi tin rằng Trung Quốc đang tìm kiếm quyền bá chủ ở Đông Á”.
Tư lệnh Thái Bình Dương Harry Harris cũng khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải, bay qua hoặc tuần tra qua các khu vực mà Trung Quốc nhận chủ quyền nhưng luật quốc tế cho phép các nước được tự do qua lại.
Đô đốc Harris cho răng Mỹ cần thực hiện các hoạt động này một cách thường xuyên.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Hoa Kỳ mới đây đã 2 lần cho tàu đi vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông để thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại đây.
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ngày 25/2 tuyên bố hai nước Mỹ-Ấn Độ đang cân nhắc tới hợp tác hàng hải như diễn tập chung, đào tạo tìm kiếm cứu nạn, cùng tất cả những hoạt động giúp cải thiện quan hệ quân sự giữa đôi bên.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay Mỹ và Ấn Độ đã bàn thảo kỹ lưỡng kế hoạch thực hiện tuần tra hải quân chung có thể bao gồm cả Biển Đông.
Các cuộc tuần tra chung Mỹ-Ấn Độ sẽ diễn ra ở Ấn Độ Dương, nơi Hải quân Ấn Độ là một lực lượng có vai trò quan trọng, cũng như ở Biển Đông. Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ không đưa ra chi tiết song nói rằng hai nước hy vọng sẽ bắt đầu thực hiện trong năm nay.
Biển Đông đang là điểm nóng tập trung sự chú ý của Ấn Độ lẫn Hoa Kỳ. Ấn Độ và Mỹ đều đang tìm cách đẩy mạnh chính sách xoay trục về khu vực này nhằm cân bằng lực lượng trước sự ‘hung hăng’ của Trung Quốc. Cả New Delhi và Washington đều là hai đối tác quan trọng trong chính sách gia tăng hợp tác quốc phòng của Việt Nam.
Tháng 5 năm ngoái, trong chuyến thăm Ấn Độ, hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Ấn Độ đã ký Tuyên bố chung về Tầm nhìn Quốc phòng nhằm tăng cường quan hệ chiến lược song phương, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán trong các tranh chấp ở Biển Đông. Đồng thời đại diện lực lượng tuần duyên hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác song phương.
Cùng năm, Việt Nam cũng đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng (JVS) với Mỹ, trong đó có nội dung Mỹ sẽ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam cũng như sẽ hỗ trợ một số trang bị cho lực lượng này.
Ấn Độ cũng đã kêu gọi các bên tránh hành động đơn phương ở Biển Đông gây ra căng thẳng trong khu vực khi bình luận về hoạt động gầy dựng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup nói: ‘Ấn Độ đã nhiều lần nhấn mạnh cần phải tôn trọng quyền tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế’.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã thông báo cho Quốc hội kế hoạch thiết lập trạm vệ tinh theo dõi-tiếp nhận dữ liệu và cơ sở xử lý dữ liệu cho các nước Đông Nam Á đặt tại Việt Nam, giúp ASEAN tăng cường khả năng trước thái độ gây hấn ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ấn Độ đã bày tỏ với Việt Nam sự ủng hộ đối với hòa bình-an ninh Biển Đông, khi Trung Quốc triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không làm leo thang căng thẳng khu vực.
Truyền thông Ấn Độ dẫn lời các giới chức cho hay Ngoại trưởng Ấn Độ , Sushma Swaraj, trong các cuộc hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung tại New Delhi đã thảo luận về tranh chấp Biển Đông và khẳng định sự hậu thuẫn cương quyết của Ấn Độ về một giải pháp ôn hòa dựa trên luật quốc tế.
Đôi bên cũng bàn về hợp tác song phương trong các lĩnh vực quan trọng bao gồm dầu khí.
Bất chấp phản đối từ Trung Quốc, Ấn Độ Độ vẫn duy trì hợp tác với Việt Nam trong hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông giữa các nỗ lực ‘Hành động hướng đông’ để tái cân bằng trước sự trỗi dậy đầy tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực Biển Đông.
Trong quan hệ, Ấn Độ luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng nhất trong chính sách Hướng đông trong khi New Delhi cũng là một trong những đối tác hàng đầu của Hà Nội.
Máy bay tuần tra săn ngầm p-3c Nhật Bản
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ ra lệnh cho máy bay trinh sát P-3C sau khi kết thúc nhiệm vụ hộ tống ở vùng biển Somalia trên đường trở về thay đổi đường bay, dừng lại ở Philippines, bay qua Biển Đông đến thăm căn cứ quân sự của Việt Nam rồi bay về nước, gián tiếp tham gia tuần tra Biển Đông.
Kế hoạch để máy bay trinh sát P-3C thay đổi đường bay khi quay trở về Nhật Bản là để thể hiện mối quan tâm tham gia vấn đề Biển Đông và phối hợp với hành động “tự do đi lại ở Biển Đông” của Quân đội Mỹ.
Máy bay này sẽ lấy danh nghĩa đến thăm các căn cứ quân sự của Philippines và Việt Nam, bay qua bầu trời trên các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông, qua đó thể hiện lập trường của Chính phủ Nhật Bản.
Máy bay trinh sát P-3C là máy bay trinh sát tiên tiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Nếu bay qua bầu trời những thực thể mà Trung Quốc đang mở rộng xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông thì máy bay này sẽ có thể do thám được các loại công trình trên đó.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới Nhật Bản chắc chắn sẽ gia tăng can thiệp vấn đề Biển Đông để kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc, bảo vệ tự do và an toàn đi lại ở khu vực.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét