Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Đại gia Trung Quốc "tăng tốc" thâu tóm các công ty nước ngoài nhằm mục đích gì?



 Với sự giảm tốc của nền kinh tế, các đại gia Trung Quốc ngày càng tìm đến nhiều hơn với các thị trường mới để đảm bảo sự tăng trưởng của mình...
Tăng tốc thâu tóm các doanh nghiệp Mỹ
Báo Dân trí dẫn nguồn tin cho biết, gần đây, các công ty Trung Quốc tiến hành nhiều vụ mua bán và sáp nhập (M&A) cỡ “khủng” ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, với tốc độ kỷ lục.
Các vụ mua bán điển hình cỡ “khủng” là vụ General Electric bán công ty kinh doanh thiết bị gia dụng cho công ty Haier có trụ sở ở TP Thanh Đảo (Trung Quốc), vụ công ty Zoomlion đấu giá mua lại nhà sản xuất thiết bị nâng tải trọng lớn Terex Corporation và thương vụ kỷ lục của công ty ChemChina mua lại tập đoàn hạt giống và thuốc trừ sâu có tiếng của Thụy Sĩ với giá 48 tỷ USD.
Gần đây, một đơn vị của công ty đại tổ hợp của Trung Quốc là HNA Group tuyên bố rằng họ sẽ mua công ty phân phối công nghệ Ingram Micro với giá 6 tỷ USD.
Tuy nhiên, thương vụ gây tranh cãi nhất từ trước đến nay là tập đoàn đầu tư của Trung Quốc Chongqing Casin Enterprise đấu thầu mua lại Sàn giao dich Chứng khoán Chicago.
Theo số liệu tổng hợp từ công ty Dealogic, đến nay có tổng cộng 102 thương vụ mua bán và sáp nhập ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc đã được công bố trong năm nay, với tổng giá trị là 81,6 tỷ USD. Con số này tăng 72 vụ với trị giá 11 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Xu hướng này sẽ không ngừng lại trong tương lại gần. Tăng trưởng kinh tế chậm ở Trung Quốc và giá cổ phiếu các công ty rẻ do xu hướng bán tháo trên thị trường chứng khoán là những lý do thúc đẩy các công ty Trung Quốc tìm kiếm các cơ hội mới ở nước ngoài.
“So duy thoái kinh tế, các công ty Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực tìm kiếm các “miếng mồi” từ nước ngoài để bù đắp sự tăng trưởng của họ,” Vikas Seth, trưởng phụ trách các thị trường mới nổi thuộc bộ phận thị trường vốn và đầu tư ngân hàng của Credit Suisse chia sẻ với trang Business Insider.
Mới đây, Công ty luật gia O'Melveny & Myers tiến hành khảo sát trên khách hàng của họ chủ yếu ở Trung Quốc cho thấy, tiềm năng tăng trưởng kinh tế ở Mỹ là yếu tố chính khiến đây là thị trường đầu tư hấp dẫn của doanh nghiệp Trung Quốc.
Gần một nửa các khách hàng được hỏi cho rằng, Mỹ là thị trường hấp dẫn nhất để đầu tư. Cũng có tới 47% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng các quy định và luật pháp Hoa Kỳ vẫn là một rào cản chính đối với họ.
Số thương vụ thâu tóm của doanh nghiệp Trung Quốc ở thị trường Mỹ tăng nhanh gần đây cho thấy, Chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ "trò chơi" thâu tóm ở nước ngoài này. Và có thể đây chính là điều mà những bên liên quan đang lo ngại.

Gần đây, các công ty Trung Quốc tiến hành nhiều vụ mua bán và sáp nhập (M&A) cỡ “khủng” ở nước ngoài với tốc độ kỷ lục. (Ảnh minh họa).

Trung Quốc âm mưu thâu tóm các công ty nước ngoài
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc đang đẩy mạnh các kế hoạch của mình nhằm thâu tóm các công ty nước ngoài nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.
Báo Đất Việt dẫn nguồn tin, truyền thông Mỹ ngày 12/2 đưa tin, Tập đoàn hóa chất Trung Quốc (ChemChina) đã bỏ ra 43 tỷ USD để sở hữu công ty Syngenta AG (Syngenta) của Thụy Sĩ. Syngenta AG là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, cung cấp các sản phầm, dịch vụ bảo vệ thực vật và cung cấp hạt giống cây trồng.
Syngenta cung cấp hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó bao gồm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và phương pháp điều trị hạt giống để kiểm soát cỏ dại, côn trùng và dịch bệnh ở cây trồng.
Trong hoạt động cung cấp hạt giống cây trồng, Syngenta cung cấp các loại hạt giống bao gồm ngô, hạt có dầu, ngũ cốc, củ cải đường và các loại rau. Việc ChemChina mua lại Syngenta với giá 43 tỷ USD là thương vụ mua bán lớn nhất ở nước ngoài của một công ty Trung Quốc.
Trước đó, tập đoàn General Electric (GE) cũng đã bán lại mảng sản xuất thiết bị gia dụng cho tập đoàn Haier hay công ty Zoomlion của Trung Quốc chào mua công ty sản xuất thiết bị nâng vật nặng Terex Corp. đều chứng tỏ tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc
Gần đây nhất, một công ty con thuộc tập đoàn HNA Group của Trung Quốc tuyên bố sẽ mua lại công ty phân phối công nghệ Ingram Micro với giá 6 tỷ USD.
Tuy nhiên, thương vụ gây căng thẳng nhất đến thời điểm này có lẽ là vụ một nhóm nhà đầu tư Trung Quốc do công ty Chongqing Casin Enterprise (CCEG) dẫn đầu chào mua Sở Giao dịch Chứng khoán Chicago (CSE).
Từ đầu năm đến nay, theo dữ liệu của Dealogic đã có 102 thỏa thuận mua bán và sáp nhập (M&A) của các công ty Trung Quốc với mục tiêu là doanh nghiệp nước ngoài được công bố, với tổng trị giá 81,6 tỷ USD. Cả số thương vụ và giá trị đều đã tăng mạnh so với 72 thương vụ và giá trị 11 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.
Giới phân tích cho rằng, các vụ công ty Trung Quốc thâu tóm công ty nước ngoài sẽ còn được đẩy nhanh trong thời gian tới. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và mức giá rẻ của các công ty nước ngoài do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thời gian gần đây là cơ sở cho dự báo như vậy.
“Với sự giảm tốc của nền kinh tế, các công ty Trung Quốc ngày càng tìm đến nhiều hơn với các thị trường mới để đảm bảo sự tăng trưởng của mình”, ông Vikas Seth, trưởng bộ phận các thị trường mới nổi thuộc ngân hàng Credit Suisse, phát biểu.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons