This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016
Trung Quốc tiếp tục phá giá Nhân dân tệ
Thứ Hai, tháng 2 29, 2016
doanh nhan
No comments
Ngày 29/2, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ấn định tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ (NDT) ở mức 6,5452 NDT/USD. Đây là mức giảm giá mạnh nhất của đồng Nhân dân tệ so với USD kể từ ngày 3/2.
Tại hội nghị G20 tại Thượng Hải, Trung Quốc đã tìm cách trấn an các bộ trưởng tài chính toàn cầu về tình trạng giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney cho biết ông lo ngại trước những động thái của một số ngân hàng trung ương áp dụng lãi suất âm để thúc đẩy tăng trưởng.
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên, cho biết định hướng cải cách của Trung Quốc rõ ràng và kiên định nhưng việc cải cách sẽ có điều chỉnh để giữ cân bằng giữa tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và quản lý rủi ro.
Thống đốc PBOC nhấn mạnh, Trung Quốc luôn phản đối việc phá giá đồng tiền như là giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu, đồng thời khẳng định không còn cơ sở để giảm giá Nhân dân tệ thêm nữa./.
Gần 2 triệu người Trung Quốc mất việc làm sau đợt tinh giảm kỷ lục
Thứ Hai, tháng 2 29, 2016
doanh nhan
No comments
Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm 1,8 triệu nhân lực trong các ngành công nghiệp nặng nhằm giảm khả năng dư thừa của các ngành công nghiệp.
Mới đây, Bộ trưởng Nhân lực và An ninh Xã hội Trung Quốc cho biết chính phủ đang có phương án tinh giảm người lao động trong các ngành công nghiệp khai thác than và thép trong khuôn khổ chương trình tái cơ cấu bộ máy một số ngành công nghiệp.
Trước đó, phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh dự kiến sẽ dành 15 tỷ USD hàng năm nhằm giảm gánh nặng nhân lực cho các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Yin Weimin cho biết: “Trong thời điểm hiện tại nhân lực trong ngành công nghiệp khai thác than và thép sẽ bị cắt giảm đầu tiên. Theo ước tính ban đầu, 1,3 triệu công nhân ngành than và 500.000 trong ngành công nghiệp thép sẽ bị mất việc làm.”
Vào tháng 1/2016, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc thông báo kế hoạch cải cách cơ cấu của nền kinh tế nhà nước, bao gồm cắt giảm nguồn nhân lực đã trở nên dư thừa trong một số ngành công nghiệp.
Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016
Sập chung cư ở Trung Quốc, 5 người thiệt mạng
Chủ Nhật, tháng 2 28, 2016
doanh nhan
No comments
Khi bị sập, tòa chung cư có tới 36 gia đình đang sinh sống. Đội cứu hộ đã cứu sống được 7 người nhưng tính đến trưa ngày 27/2, vẫn còn 1 người vẫn còn bị mắc kẹt trong đống đổ nát.
Theo những người sống sót, thì một người trên tầng 4 tiến hành sửa chữa, cải tạo nhà, nên đây có thể là nguyên nhân khiến tòa nhà xây dựng từ năm 1983 này bị sập. Tuy nhiên, đến nay, các nhà chức trách vẫn chưa công bố nguyên nhân vụ tai nạn./.
Radar chứ không phải tên lửa làm thay đổi cục diện Biển Đông
Chủ Nhật, tháng 2 28, 2016
doanh nhan
No comments
Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống radar tần số cao ở Biển Đông như một nỗ lực cố gắng “kiểm soát có hiệu quả” tuyến đường thương mại quan trọng vào bậc nhất thế giới. Điều đáng nói là, trước đó Bắc Kinh đã đặt hệ thống tên lửa đất đối không ở khu vực này nhằm đánh lạc hướng dư luận.
Trong khi dư luận thế giới và các nước còn đang chìm sâu trong trong những chỉ trích, lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng khi ngang nhiên lắp đặt tên lửa đất đối không ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc, những hình ảnh của CSIS lột tả âm mưu kiểm soát Biển Đông bằng cách lắp đặt hệ thống radar tần số cao của Trung Quốc càng gây choáng váng hơn. Gregory Poling của CSIS khẳng định giàn radar, chứ không phải là tên lửa của Trung Quốc làm thay đổi cục diện Biển Đông. Ông cho biết: “Trong tháng này, Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam không hề làm thay đổi cán cân quân sự. Trong khi đó, các thiết bị radar tần số cao bị phát hiện ở trên quần đảo Trường Sa mới làm thay đổi đáng kể cục diện tại khu vực có nhiều tranh chấp này”.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền hơn 80% trên Biển Đông trong một cuộc chiến giành lãnh hải với 5 “đối thủ”. Washington lo ngại rằng, mục tiêu cuối cùng của nước này là coi Biển Đông là “ao nhà”, xâm phạm cả những vùng biển quốc tế. Cùng với sự mở rộng đường băng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, radar tần số cao sẽ giúp Bắc Kinh thực hiện chiến lược chống tiếp cận dài hạn, thiết lập quyền kiểm soát biển và không phận khắp Biển Đông.
Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc lắp đặt radar trên các hòn đảo ngang nhiên xâm phạm chủ quyền như: Đá Gaven (Gaven Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Đá Gạc Ma (Johnson South Reef). Mới nhất là một giàn radar tần số cao trên Đá Châu Viên sẽ tăng cường khả năng của Trung Quốc trong việc giám sát tàu hoặc máy bay đi qua eo biển Malacca – một tuyến đường hàng hải rất quan trọng nằm giữa Malaysia và Indonesia.
Việc lắp đặt thêm tên lửa chẳng tạo thêm ý nghĩa chiến lược nào cả khi mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã bố trí nhiều phi đạn địa đối không ưu việt tại Biển Đông. Đó chỉ là hành động thổi phồng để đánh lạc hướng truyền thông cho việc xây dựng radar được thuận tiện. Hơn nữa, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định, đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh triển khai tên lửa HQ-9 mà là lần thứ 3, chúng cũng được sử dụng trong các cuộc tập trận, đặc biệt là bắn hạ một máy bay tàng hình.
Trung Quốc đang tạo ra 'sự thực đã rồi'
Chủ Nhật, tháng 2 28, 2016
doanh nhan
No comments
TP - Báo “Trung Quốc quốc phòng” ngày 24/2 đăng bài cho biết Trung Quốc đã cấp bách khởi công xây dựng các công trình ở Phú Lâm và các đảo xung quanh, bao gồm hàng chục căn cứ thông tin để phủ sóng tín hiệu toàn bộ các đảo có quân trên Biển Đông, cải tạo cầu cảng để tàu vạn tấn có thể neo đậu…và một loạt công trình chuẩn bị chiến tranh như giao thông vận tải, xăng dầu, hầm hào.
Các trạm radar Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Châu Viên.
Ngày 22/2, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho biết: các ảnh chụp từ vệ tinh hôm 24/1 cho thấy Trung Quốc đang gấp rút xây dựng các trạm radar trên đá Châu Viên (Cuarteron Reef) đã được họ bồi đắp thành đảo nhân tạo có diện tích 211.500m2. Ở phía Bắc có 2 trạm radar, còn phía Nam đang lắp đặt anten của loại radar cao tần (HF Radar) dùng để phát hiện máy bay tàng hình. Ngoài ra, trung tâm này cũng phát hiện Trung Quốc đã xây dựng các đài radar trên các đảo nhân tạo khác như Gạc Ma, Huy Gơ, Gaven.
Quân sự hóa Biển Đông
Trước đó, vào tháng 6/2015, chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Tiêu chuẩn kỹ thuật đóng tàu thuyền dân sự quán triệt yêu cầu quốc phòng” quy định các tàu thuyền dân sự đóng mới phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để có thể nhanh chóng chuyển thành lực lượng quân sự trên biển khi cần.
Việc Bắc Kinh xây dựng hệ thống sân bay trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, triển khai hệ thống tên lửa phòng không, máy bay chiến đấu và xây dựng các trạm radar cho thấy họ đã tạo ra được thế bố trí binh lực mới nhờ những công trình xây dựng bất hợp pháp này. Mục tiêu của cách làm này là “tạo ra sự thực đã rồi”. Động thái này rõ ràng đi ngược lại với cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 9 năm ngoái tại Mỹ rằng, Bắc Kinh không theo đuổi quân sự hóa Biển Đông.
Những hành động nêu trên của Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hóa Biển Đông, vi phạm Điều 4 và 5 Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký với các nước ASEAN tháng 11/2002, trong đó nêu rõ “Các bên có liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp về lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS); các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định…”.
Các luận điệu lừa bịp, đảo lộn trắng đen
Trước những phản ứng mạnh mẽ và sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận quốc tế, Trung Quốc đã đưa ra những luận điệu biện bạch, kể cả việc đảo lộn trắng đen, đánh bùn sang ao để bào chữa cho hành động của họ. Tựu trung, lý luận của Trung Quốc biện bạch cho các hành động bố trí radar, tên lửa, máy bay chiến đấu trên các đảo mà họ chiếm đóng trái phép bao gồm: Thứ nhất, cố tình tách Hoàng Sa ra khỏi vấn đề tranh chấp trong khu vực khi cho rằng Hoàng Sa khác với Trường Sa, không có tranh chấp với các nước; việc Trung Quốc bố trí lực lượng quân sự ở đây là phòng ngự, không phải quân sự hóa; các nước đã “cố tình trộn lẫn” vấn đề Hoàng Sa với Trường Sa. Thứ hai, né tránh khái niệm “quân sự hóa”, cho rằng việc bố trí này là Trung Quốc thực hiện quyền tự vệ chứ không phải quân sự hóa. Thứ ba, nhấn mạnh “ý đồ khác với khả năng”: Trung Quốc bố trí tên lửa, máy bay chỉ là biện pháp tự vệ, không đe dọa các máy bay quân sự và dân dụng bay qua khu vực này, trừ những máy bay, tàu thuyền giả dạng để khiêu khích chủ quyền Trung Quốc. Thứ tư, cố tình làm ra vẻ Trung Quốc là “nạn nhân”: Việt Nam và Philippines quân sự hóa các đảo từ lâu thì không ai nói gì, vì sao biện pháp tự vệ của Trung Quốc bị coi là quân sự hóa? Thứ năm, lừa bịp về vai trò của Trung Quốc: mấy chục năm qua, lực lượng quân sự Trung Quốc chưa bao giờ đe dọa tàu bè dân sự và thương mại tự do hàng hải trên Biển Đông, mối nguy cơ của Trung Quốc không có thật, do Mỹ bịa ra và cường điệu.
Bám theo lập trường này, ngày 22/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói ở buổi họp báo: “Các đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc, Trung Quốc có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển. Việc Trung Quốc xây dựng các đảo, đá chủ yếu vì mục đích dân sự, để phục vụ tốt hơn cộng đồng quốc tế. Việc Trung Quốc bố trí thiết bị phòng vệ hạn chế trên lãnh thổ của mình là thực thi quyền tự vệ của một quốc gia có chủ quyền theo luật quốc tế cho phép, không liên quan đến quân sự hóa, là điều tự nhiên, hoàn toàn chính đáng và hợp pháp. Đề nghị các nước nhận thức đúng, không cố tình làm to chuyện”.
Bà ta còn nói: “Việc Trung Quốc bố trí các trang thiết bị phòng vệ trên đảo Vĩnh Hưng (tức Phú Lâm) là thực thi quyền tự vệ chủ quyền quốc gia, không liên quan đến quân sự hóa, là về bản chất không khác việc Mỹ bố trí phòng vệ Hawaii”. Hoa Xuân Oánh biện bạch: “ Tây Sa (tên họ tự đặt cho Hoàng Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc, không có tranh chấp với bất cứ nước nào, không liên quan đến DOC”.
Ngày 25/2, Thượng tá Ngô Khiêm, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói tại cuộc họp báo: “Việc Trung Quốc bố trí lực lượng quân sự trong phạm vi lãnh thổ mình dù trước đây hay hiện nay, dù là tạm thời hay lâu dài, bất kể loại trang bị nào cũng đều là quyền chính đáng, hợp pháp của Trung Quốc”.
Tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.
“Thời báo Hoàn cầu” ngày 26/2 đăng bình luận cho rằng: việc Trung Quốc bố trí các thiết bị quốc phòng cần thiết trên lãnh thổ của mình về bản chất không hề khác việc Mỹ bố phòng Hawaii.
Trước ý kiến phía Mỹ đáp trả: Không có nước nào tranh chấp Hawaii với Mỹ, còn các đảo trên Biển Đông thì có tranh chấp, thì báo này lên giọng ngang ngược: “Trước khi nước Mỹ xuất hiện trên thế giới thì các đảo ở Nam Hải (Biển Đông) đã thuộc về Trung Quốc rồi. Trung Quốc phát hiện, đặt tên và khai thác kinh doanh sớm nhất và liên tục thực hiện quản lý chủ quyền các đảo sớm nhất. Một nước mới có lịch sử hơn 200 năm định nghi ngờ chủ quyền của Trung Quốc đã hoạt động ở Biển Đông hơn 2.000 năm đối với các đảo ở đó thì thật là vô tri, không biết sợ và to gan”.
Ngày 25/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và vấn đề quốc tế (CSIS) của Mỹ. Về việc Trung Quốc bố trí các trạm radar ở Châu Viên bị các nước lên án là hành vi thay đổi cục diện Nam Hải, khiến Trung Quốc thực hiện khống chế vùng trời và vùng biển Nam Hải, Vương Nghị biện bạch: “Quả thật, chúng tôi có bố trí một số thiết bị có tính phòng ngự, nhưng các nước khác đã có những thiết bị này từ rất lâu, Trung Quốc chậm hơn họ 20- 30 năm”.
Dư luận quốc tế lên án
Các hành động quân sự hóa của Trung Quốc rõ ràng là sai trái, bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại những thỏa thuận, cam kết quốc tế mà Trung Quốc đã ký, bị dư luận quốc tế lên án, phê phán mạnh mẽ.
Tờ Đa Chiều của người Hoa ở Mỹ hôm 25/2 nhận xét: Trung Quốc đã bộc lộ rõ mưu đồ qua việc quân sự hóa Biển Đông: đó là “lãnh thổ hóa” Biển Đông đi từ lý luận đến thực tiễn. Việc bố trí các thiết bị quân sự trên các đảo, đá vừa cung cấp, đảm bảo, vừa nhằm tượng trưng cho chủ quyền.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull Julie hôm 25/2 đã lên tiếng phê phán việc Trung Quốc lấp biển tạo đảo, gây leo thang tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Bà Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne cùng ngày nói Australia đang chú ý đến việc Trung Quốc có ý đồ tìm kiếm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực châu Á – TBD; bà kêu gọi Trung Quốc nỗ lực hợp tác với các nước đang có tranh chấp, chấm dứt việc bồi đắp đảo nhân tạo và hành động quân sự hóa Biển Đông.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh, Nhật Bản hết sức quan ngại với hành động triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm và không thể chấp nhận việc Trung Quốc tìm cách thay đổi thực trạng và gây căng thẳng trên Biển Đông bằng hành vi bồi đắp quy mô lớn, xây căn cứ và sử dụng vì mục đích quân sự là mối lo ngại chung của cộng đồng quốc tế.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho rằng việc lắp đặt các hệ thống tên lửa trên đảo Phú Lâm đi ngược lại cam kết của Trung Quốc là không quân sự hóa Biển Đông. Ông nói: “Trung Quốc nói một đằng, nhưng dường như lại làm một nẻo. Chúng tôi không nhận thấy có dấu hiệu nào cho thấy nỗ lực quân sự hóa này đã dừng lại. Việc này không hề khiến cho tình hình tại đó trở nên ổn định và an toàn hơn. Trên thực tế, việc này đang có tác dụng ngược lại”.
Lo ngại việc Trung Quốc làm ở Biển Đông, Nhật - Úc - Ấn họp khẩn
Chủ Nhật, tháng 2 28, 2016
doanh nhan
No comments
Thứ trưởng 3 nước lo ngại về những hành động của Trung Quốc ngày càng gia tăng tại khu vực Biển Đông.
Đây là cuộc gặp 3 bên Nhật Bản – Australia - Ấn Độ lần thứ hai, tập trung chủ yếu thảo luận về vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Thứ trưởng 3 nước đã lo ngại về những hành động của Trung Quốc ngày càng gia tăng tại khu vực Biển Đông. Trong những ngày trung tuần và cuối tháng 2, Trung Quốc liên tiếp điều động máy bay và triển khai hệ thống tên lửa tại khu vực Biển Đông.
Thứ trưởng 3 nước đã lo ngại về những hành động của Trung Quốc ngày càng gia tăng tại khu vực Biển Đông. Trong những ngày trung tuần và cuối tháng 2, Trung Quốc liên tiếp điều động máy bay và triển khai hệ thống tên lửa tại khu vực Biển Đông.
Đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông (Ảnh Reuters) |
Trước đó, Nhật Bản cũng đã phê phán kịch liệt Trung Quốc triển khai tên lửa tại Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani trong buổi họp báo ngày 19/2, đã cho biết Nhật Bản cũng đã xác nhận việc Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tại khu vực Biển Đông. Từ những hình ảnh được công bố, việc triển khai hệ thống tên lửa là có thật.
Video: Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Đông
Trung Quốc lại gọi thầu thăm dò dầu khí ở Biển Đông
Chủ Nhật, tháng 2 28, 2016
doanh nhan
No comments
Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời thầu khai thác 18 lô dầu ở Biển Đông, trong đó có một số lô gần Hoàng Sa, Reuters ngày 26/2 cho biết.
Vị trí các lô dầu khí (màu đỏ) mà Trung Quốc kêu gọi thăm dò khai thác ở Biển Đông |
18 lô dầu mà CNOOC mời thầu gồm 3 lô ở Vịnh Bột Hải, 1 lô trong Biển Hoa Đông và 14 lô còn lại thuộc khu vực phía Bắc của Biển Đông, trong đó một số nằm gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974.
CNOOC cho biết sẽ hợp tác linh hoạt và tạo điện kiện thuận lợi cho các nhà thầu và mở cửa để thảo luận về các đề xuất hợp tác đặc biệt với các lô nằm ở vùng nước sâu. Trong trường hợp hợp tác, CNOOC sẽ giữ vai trò chủ đạo.
Trên website của mình, CNOOC thông báo rằng công ty nào quan tâm có thể tới thăm các trung tâm thông tin của họ ở Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu để tìm hiểu về khu vực mời thầu trong khoảng thời gian từ 24/2 đến 30/6.
31/10/2016 là hạn chót nhận hồ sơ đấu thầu.
Trong bối cảnh giá dầu lao dốc, việc Trung Quốc mời thầu ở Biển Đông và Hoa Đông xem ra là một chiêu trò chính trị. Việc khai thác dầu hiện nay ở ngay trên đất liền còn khiến nhiều công ty lỗ nặng, huống hồ là khai thác ở vùng nước sâu dưới biển. Hơn nữa, các hãng nước ngoài chẳng dại gì lao vào hợp tác khai thác các lô dầu trong vùng tranh chấp.
Thông báo mời thầu của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này đang bị thế giới lên án vì hành động quân sự hóa Biển Đông sau khi tiến hành đưa khí tài quân sự ra những hòn đảo chiếm đóng trái phép.
Thế trận mới ở Biển Đông
Chủ Nhật, tháng 2 28, 2016
doanh nhan
No comments
Ngày 27.2, nhận định với Thanh Niên về những động thái gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông, giáo sư James Holmes, thuộc Trường chiến tranh hải quân Mỹ, nhận xét: “Các tuyên bố chủ quyền sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu thiếu năng lực quân sự đi kèm. Vì thế, để phục vụ cho tham vọng chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc mưu đồ đạt ưu thế tuyệt đối về quân sự tại đây. Bắc Kinh từng thực hiện ưu thế đó thông qua lực lượng tàu cảnh sát biển và một số tàu mang vỏ bọc phi quân sự, nhưng nay họ dường như đang chuẩn bị với một “cây gậy” lớn hơn”.
Rõ hơn, ông Holmes đánh giá: “Việc triển khai chiến đấu cơ, hệ thống tên lửa đối không HQ-9... để đòi hỏi cái mà họ tuyên bố là chủ quyền. Những gì đang triển khai là khung nền cho một sức mạnh hải quân hùng hậu tại Biển Đông, với chiến đấu cơ có thể hoạt động tầm xa, bao phủ khu vực rộng, kèm theo là tên lửa đối không tối tân”. Từ thực tế đó, giáo sư Holmes dự báo: “Bắc Kinh sẽ dùng quân sự hậu thuẫn cho các chính sách ngoại giao đối với Biển Đông”.
“Hàng không mẫu hạm” ở Hoàng Sa
Quả thực, trước đây, sức mạnh quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông chủ yếu chỉ dựa vào các căn cứ hải quân và không quân đóng trên đảo Hải Nam. Tuy nhiên, lực lượng của Bắc Kinh tại đảo Hải Nam khó đảm nhiệm việc bao phủ toàn bộ Biển Đông bởi vùng biển này trải khá dài. Thế nhưng, Trung Quốc nay đã có khả năng kiểm soát không - biển khắp Biển Đông nhờ lực lượng bao phủ rộng hơn.
Cụ thể, các căn cứ không quân và hải quân ở đảo Hải Nam tập trung nhiều loại chiến đấu cơ, máy bay vận tải quân sự, radar, tàu chiến nhiều loại và thậm chí là tàu ngầm hạt nhân. Khu vực này chỉ cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 200 hải lý. Các loại tàu chiến từ Hải Nam chỉ mất khoảng 8 giờ để đến Hoàng Sa, chiến đấu cơ thì tốn chưa đầy 20 phút bay, hệ thống radar đủ tầm bao phủ.
Tiếp nối các căn cứ ở đảo Hải Nam chính là lực lượng được Bắc Kinh triển khai trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Các tổ chức, cơ quan nghiên cứu quốc tế dẫn nhiều bằng chứng chỉ ra Bắc Kinh đã ngang nhiên triển khai chiến đấu cơ J-11, oanh tạc cơ HJ-7, hệ thống tên lửa đối không HQ-9 cùng nhiều cơ sở được cho là kho chứa vũ khí, nhà chứa máy bay… cùng đường băng trên đảo Phú Lâm. Vài năm trước, một số hình ảnh cho thấy Bắc Kinh cũng đã triển khai trái phép radar tại đây.
Theo một số chuyên trang quân sự, máy bay tiêm kích J-11 có bán kính chiến đấu khoảng 1.500 km, có thể trang bị nhiều loại bom và tên lửa, đặc biệt là tên lửa đối không. Nhờ đó, J-11 có thể hoạt động khắp vùng trời Biển Đông, kéo dài từ vịnh Bắc bộ đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hỗ trợ đắc lực cho J-11 còn có oanh tạc cơ HJ-7. Nhận xét với Thanh Niên ngày 27.2, tiến sĩ Koh Swee Lean Collin, chuyên gia quân sự của Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore), cho biết: “JH-7 có một phiên bản tác chiến đa nhiệm là FBC-1 tương tự dòng Tornado (chiến đấu cơ do Anh, Đức, Ý cùng phát triển - NV). Vì thế, JH-7 hiệu quả hơn J-11 trong việc đối phó với tàu chiến. HJ-7 có khả năng nạp nhiên liệu trên không, được trang bị tên lửa chống tàu chiến, bán kính chiến đấu cũng lớn hơn dòng oanh tạc cơ Q-5 đã lỗi thời. Cùng với hệ thống điện tử tiên tiến hơn, JH-7 sẽ giúp Bắc Kinh sở hữu lực lượng không đối hải đáng lo trên Biển Đông”.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng thường xuyên điều động tàu chiến hiện diện trong khu vực.
Kết hợp những yếu tố đó, có thể xem đảo Phú Lâm mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép sẽ giúp Bắc Kinh hình thành một lực lượng tương tự nhóm tác chiến tàu sân bay trên Biển Đông khi chưa thể triển khai tàu sân bay đến khu vực này. Tiến sĩ Collin nhận định: “Khi chưa thể triển khai hàng không mẫu hạm, JH-7 và chiến đấu cơ Su-30MK2 sẽ giúp Bắc Kinh triển khai lực lượng tấn công trên biển theo cách mà Anh từng làm trong cuộc chiến Falklands/Malvinas”.
Ở phía nam, các hệ thống radar cao tần mà Trung Quốc triển khai trái phép trên một số cấu trúc, thuộc quần đảo Trường Sa của VN, đóng vai trò “tai mắt” để cảnh báo từ xa.
Cần mạng lưới liên kết mới
Đó là ý kiến của tiến sĩ Satoru Nagao, chuyên gia của Diễn đàn nghiên cứu chiến lược Nhật Bản - giảng viên ngành an ninh tại Đại học Gakushuin (Nhật Bản), khi nhận định với Thanh Niên về những căng thẳng gần đây tại Biển Đông khi Bắc Kinh tăng cường quân sự hóa.
Ông Nagao phân tích: Suốt một thời gian dài, các liên minh song phương của Mỹ với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines đã đảm bảo tình trạng cân bằng tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trong khi đó, những đối tác trong các liên minh song phương với Mỹ lại không hợp tác mạnh mẽ hơn nhau. Ví dụ, cả Tokyo và Canberra đều là đồng minh thân cận với Washington, nhưng giữa Tokyo và Canberra lại không hợp tác chặt chẽ về an ninh, quân sự. Tất cả đều lệ thuộc vào nguồn lực quân sự của Washington. Vì thế, trước đây, khi Mỹ còn đủ nguồn lực quân sự để phân bổ thì mạng lưới đồng minh trên có thể phát huy tác dụng, nhưng nay tình hình đã thay đổi, tài nguyên quân sự bị suy giảm, phân bổ ra nhiều khu vực. Bởi vậy, hiện tại, mạng lưới đồng minh trên không còn đủ sức duy trì ổn định trong khu vực. Trong khi đó, Bắc Kinh đang thể hiện mưu đồ trỗi dậy, có nhiều hành động cứng rắn đối với các tuyên bố chủ quyền mà họ theo đuổi.
Chính vì thế, tiến sĩ Nagao khẳng định cần hình thành một hệ thống liên kết mới nhằm đảm bảo hòa bình ổn định cho khu vực.
Tiến sĩ Nagao chỉ ra rằng: “Một hệ thống đồng minh mới đang dần nổi lên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nối liền Ấn Độ Dương”.
Cụ thể, theo ông, một số thỏa thuận hợp tác đa phương đã dần hình thành như: Nhật Bản - Ấn Độ - Mỹ, Nhật Bản - Úc - Ấn Độ, Nhật Bản - Mỹ - Úc, Nhật Bản - Ấn Độ - Mỹ - Úc - Singapore... Ông dự báo: “Những thỏa thuận ba bên, đa phương sẽ kết hợp cùng các hợp tác song phương sẵn có để hình thành một tập thể liên minh mới. Năm 2015, lần đầu tiên Nhật - Ấn - Úc tổ chức đối thoại ba bên mà không có sự tham gia của Mỹ.
Cũng trong năm 2015, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ khẳng định hoan nghênh việc Nhật Bản tham gia tuần tra trên Biển Đông. Đó chính là những diễn biến cho thấy các đồng minh của Mỹ đã nối kết với nhau, để chia sẻ trách nhiệm cùng nhau”. Tiến sĩ Nagao cho rằng mạng lưới liên kết này nên có sự tham gia tích cực của nhiều nước khác trong khu vực.