Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Chiến lược liên kết của Mỹ đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông

Câu hỏi được đặt ra về việc Mỹ đang xây dựng một liên minh để giữ gìn trật tự và luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Thời gian gần đây, Biển Đông đã “dậy sóng” khi nhiều thông tin liên tục xuất hiện về việc Trung Quốc điều tàu bảo vệ bờ biển đến bãi Hải Sâm, xua đuổi ngư dân Philippines và khẳng định quyền kiểm soát vùng biển này. Trung Quốc cũng đã triển khai máy bay tiêm kích J-11 và hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi các nhà lãnh đạo ASEAN và Mỹ đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Sunnylands, Mỹ.
Đã có hai báo cáo tiết lộ về sự gia tăng liên minh, liên kết của các cường quốc châu Á nhằm đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc tại vùng  biển khu vực, chính xác là Biển Đông. Cả hai báo cáo này đều xuất phát từ những nhận định và quan sát của Đô đốc Harry B.Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ tại một hội nghị an ninh ở New Delhi, Ấn Độ.
Sáng kiến về liên kết quân sự trong khu vực
Thông tin đầu tiên, theo Reuters, chỉ ra rằng, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân 3 bên đầu tiên ở Biển Đông, khu vực ngoài khơi phía bắc Philippines. Dù địa điểm cụ thể chưa được tiết lộ, nhưng có thể cuộc tập trận sẽ diễn ra trong hoặc ngoài Vịnh Subic, nơi Mỹ từng đặt căn cứ hải quân thường trực và hiện tại có quyền sử dụng Vinh Subic như cảng tiếp tế trong các cuộc thăm viếng thường xuyên, dựa trên Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA) giữa Mỹ và Philippines năm 2014.
Báo cáo thứ 2, được tờ New York Times, đưa ra, chỉ dẫn một khái niệm mà Đô đốc Harris đưa ra về an ninh châu Á. Khái niệm này đã “lỗi mốt” trong gần một thập kỉ qua, cụ thể là “Đối thoại tứ giác an ninh” (QSD) giữa Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ. Trước đó, QSD đã từng là một dự án ưu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi ông lần đầu đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Nhật Bản, năm 2006-2007.
Thời điểm năm 2006, ông Abe nhậm chức với một cái nhìn bi quan về sự trỗi dậy của Trung Quốc và coi Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với lợi ích của Nhật Bản. Do đó, ông Abe đã đề xuất QSD như một phương tiện để thúc đẩy đối thoại và duy trì cấu trúc an ninh hiện trạng tại châu Á. Trung Quốc cũng đã coi sáng kiến này là một âm mưu để kiềm chế sự “trỗi dậy hòa bình” của nước này. QSD sau đó đã rơi vào dĩ vãng khi Australia quyết định không tham gia và những thay đổi trong bộ máy chính quyền ở 3 nước còn lại.
Hiện tại, những bình luận gần đây của Đô đốc Harris về cuộc tập trên 3 bên giữa Mỹ- Nhật Bản - Ấn Độ trên Biển Đông cùng khả năng tái triển khai QSD sau một thập kỷ đã cho thấy rằng Mỹ đang nỗ lực để thành lập một liên kết, gồm các quốc gia có cùng lo ngại với Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cuộc diễn tập 3 bên, khi được thực hiện sẽ là một sự kiện quan trọng trong hàng loạt bước tiến an ninh đa phương tại Biển Đông. Trong năm vừa qua, liên kết 3 bên giữa Washington, Tokyo và New Delhi đã được đẩy mạnh từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng bồi đắp các đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Mỹ đã tổ chức cuộc tập trận đầu tiên với lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên Biển Đông vào tháng 10, 2015, chỉ vài ngày sau khi  Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ bắt đầu tiến hành "hoạt động khẳng định tự do hàng hải" (Fonop) quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Động thái này cũng diễn ra sau khi Mỹ và Nhật Bản thông qua Hướng dẫn hợp tác quốc phòng mới giữa hai nước vào tháng 4, 2015, định hướng một vai trò hợp tác và toàn cầu lớn hơn đối với quan hệ đồng minh từ nhiều thập kỉ.
Vai trò của Ấn Độ
Việc đưa Ấn Độ vào liên minh ở Biển Đông chỉ vài tháng sau cuộc tập trận song phương Mỹ - Nhật Bản ở Biển Đông đã khẳng định sự quan tâm của hai nước này đối với New Delihi như một “diễn viên có thực lực trong khu vực”. Năm 2015, hợp tác hàng hải giữa 3 bên đã gia tăng với cuộc diễn tập Malabar, từ song phương Mỹ - Ấn Độ chuyển sang đa phương Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản với tuyên bố từ Nhật Bản sẽ tham gia như một thành viên thường trực từ năm nay.
Và nhận xét của ông Harris về QSD, nếu chúng phản ánh quan điểm của chính quyền Obama, đã nhấn mạnh thêm vai trò của Ấn Độ. Trong QSD, Nhật Bản và Australia hiện đã là đồng minh với Mỹ. Còn Ấn Độ cũng đang là đối tác chiến lược với cả 3 bên còn lại dù chưa phải là đồng minh chính thức với bất kì nước nào.
Đô đốc Harris đã nhấn mạnh, "Trên mặt trận an ninh, chúng tôi cần sự lãnh đạo của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương".
Theo tác giả Ankit Panda trong một bài viết trên The Diplomat, khi được thành lập, QSD nên có vai trò đi đầu trong thúc đẩy phối hợp và tuần tra đa phương tại BIển Đông, Tây Thái Bình Dương và có thể cả Ấn Độ Dương.
Phản ứng của Trung Quốc
Một câu hỏi đang được đặt ra đó là phản ứng của Bắc Kinh trước những động thái trên. Theo tác giả Ankit, kinh nghiệm cho thấy rằng Trung Quốc sẽ đưa ra hàng loạt tuyên bố phản đối, chỉ trích Mỹ và các nước khác thực hiện quân sự hóa và làm mất ổn định trên Biển Đông.
Một thực tế mà Trung Quốc cần phải nhận thấy là sự gia tăng “chưa từng có tiền lệ” về hợp tác 3 bên  (Mỹ- Nhật Bản - Ấn Độ, Mỹ- Nhật Bản- Australia, Mỹ- Nhật Bản- Philippines) và hợp tác đa phương (Mỹ - ASEAN, Mỹ - Nhật Bản- Ấn Độ- Australia) và sự đa phương hóa các cơ chế an ninh trong và ngoài Biển Đông để đối phó với các hoạt động của nước này trong những năm qua.
Và hành xử của nước này sau khi Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc, dự kiến vào tháng 5 tới sẽ là một nền tảng để Mỹ và các cường quốc quân sự châu Á xem xét việc gia tăng hơn nữa liên kết đa phương tại Biển Đông.
Hành xử của Trung Quốc tại Biển Đông đang được cả thế giới dõi theo và Mỹ hiện đang định vị bản thân như quốc gia dẫn đầu các phản ứng đa phương mạnh mẽ đối với những hành động quân sự của Trung Quốc trong khu vực.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               
           DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE 
              VĂN PHÒNG 0906143408 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons