Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

5 quan chức có thể nắm vận mệnh Trung Quốc trong tương lai

Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của Trung Quốc là một cơ hội hiếm hoi để các đại biểu, bộ trưởng và cố vấn chính phủ chứng tỏ bản thân. Đây cũng là dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp cận với những tài năng hàng đầu trong quá trình chuẩn bị cho cuộc cải tổ 5 năm/lần của chính phủ vào năm tới.

Ông Trần Mẫn Nhĩ, Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu. (Ảnh: Imaginechina)
Ông Trần Mẫn Nhĩ, Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu. (Ảnh: Imaginechina)
Dưới đây là danh sách 5 gương mặt đáng chú ý, có nhiều khả năng sẽ nắm giữ những vai trò chủ chốt nhất trong bộ máy lãnh đạo của Trung Quốc trong tương lai.

Trần Mẫn Nhĩ, Bí thư tỉnh Quý Châu
Con đường sự nghiệp chính trị của bí thư 55 tuổi này khá tương đồng với ông Tập. Ông được đánh giá là ứng cử viên nặng ký cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong tương lai vào năm 2022. Tháng 12/2012, chỉ 33 ngày sau khi ông Tập Cận Bình giữ chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trần Mẫn Nhĩ được đề bạt vào vị trí Chủ tịch tỉnh Quý Châu – vị trí cấp tỉnh đầu tiên của ông.
Tháng 7, ông Trần được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy và là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cùng với Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài của tỉnh Quảng Đông và Trùng Khánh. Thời gian ông Tập phụ trách tỉnh Chiết Giang giai đoạn 2002 – 2007, ông Trần giữ vị trí Trưởng ban Tuyên giáo.
Ông Trần cũng là người trực tiếp chỉ đạo mảng thông tin về Chủ tịch Tập Cận Bình của cơ quan báo chí tỉnh. Hơn 200 bài viết đã được tập hợp và biên soạn thành một cuốn sách được xem như tiểu sử chính trị của chủ tịch Trung Quốc.
Phương Tinh Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Trung Quốc (CSRC)
Ông Phương Tinh Hải. (Ảnh: Nelson Ching/Bloomberg)
Ông Phương Tinh Hải. (Ảnh: Nelson Ching/Bloomberg)
Ở tuổi 51, ông Phương có bề ngoài khá điềm tĩnh và tự tin. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos tháng 1 vừa qua, Phương gây ấn tượng mạnh với rất nhiều chuyên gia môi giới chứng khoán nổi tiếng toàn cầu bởi sự hài hước cũng như khả năng nói tiếng Anh trôi chảy của mình. 
Với tấm bằng tiến sỹ kinh tế của Đại học Stanford, năm ngoái Phương được bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ tịch CSRC sau một loạt điều chỉnh trong ban lãnh đạo tổ chức này vì không quản lý được làn sóng bất ổn của thị trường chứng khoán.
Trước đó Phương làm việc trong vai trò là chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington. Năm 1998, ông được cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Chu Tiểu Xuyên, sau này là Chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc mời về nước. Ông cũng từng đảm nhiệm chức vụ giám đốc của một ban tài chính – kinh tế chủ chốt do chủ tịch Tập trực tiếp chỉ đạo.
Hà Lập Phong, Phó chủ tịch Ủy ban cải cách
Ông Hà Lập Phong. (Ảnh: Imaginechina)
Ông Hà Lập Phong. (Ảnh: Imaginechina)
Hà Lập Phong là cấp phó xếp thứ 3 trong số các nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu của Trung Quốc. Ông chịu trách nhiệm giám sát đối với sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (one belt, one road) – mang đậm dấu ấn của chủ tịch Tập nhằm thúc đẩy việc xây dựng một mạng lưới liên lục địa liên kết các cơ sở hạ tầng và thương mại, với Trung Quốc ở vị trí trung tâm.
Vị Phó chủ tịch 61 tuổi này đã cùng làm việc với ông Tập Cận Bình từ giữa những năm 1980, thời Chủ tịch Trung Quốc còn là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Môn. Khi đó ông Hà đảm nhiệm vai trò phụ trách cơ quan tài chính của thành phố. 


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons