1. Thiết lập ngân sách phù hợp
Nếu bạn muốn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, hãy lập ra một bảng ngân sách phù hợp và thực tế dựa trên thu nhập và các khoản chi tiêu cơ bản. Hãy tuân thủ ngân sách đã đề ra và không vung tay quá trán.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
2. Thanh toán hóa đơn đúng hạn
Đừng trì hoãn việc chi trả các hóa đơn. Nếu bạn có thói quen xấu cần học cách khắc phục bởi bạn có thể phải trả thêm lãi hay các khoản phạt khác.
3. Tránh rơi vào nợ nần
Đôi khi bạn không tránh được tình trạng nợ nần như vay mua nhà, mua xe nhưng hãy tránh nhiều nhất có thể. Hãy chỉ chi tiêu trong khả năng cho phép của bản thân. Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng.
4. Tăng tiền tiết kiệm
Hãy lập kế hoạch tiết kiệm nếu bạn chưa nghĩ đến vấn đề này. Để dành nhiều nhất có thể vào tài khoản tiết kiệm để dùng trong những trường hợp khẩn cấp như mất việc, tai nạn, bệnh tật…
5. Suy nghĩ kĩ trước khi chi tiêu
Hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định mua món đồ nào. Đồng thời đừng phung phí tiền bạc vào những vấn đề như giải trí, mua sắm. Bạn cần quyết định ngân sách cho việc mua sắm quần áo hay vui chơi là bao nhiêu và cố gắng bám theo kế hoạch đó.
6. Lên ngân sách chi tiêu cho những dịp lễ tết
Bạn có nhớ bạn luôn lo lắng mỗi khi các dịp lễ tết đến bởi đây là dịp phải chi tiêu rất nhiều tiền. Thay vì dồn vào một thời điểm, bạn hãy có kế hoạch dài hạn bằng cách tiết kiệm một khoản nhất định hàng tháng hoặc vài tháng trước dịp lễ quan trọng. Bạn cũng không nhất thiết phải tiêu cả núi tiền cho một dịp lễ như vậy mà hãy cân nhắc chi tiêu khoản nào thật quan trọng.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét