Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Tại sao thương nhân Trung Quốc thích đi đường tiểu ngạch?


Buôn bán tiểu ngạch qua đường biên giới với Trung Quốc là một lựa chọn đầy rủi ro. Ảnh: VietQ
Xuất khẩu tiểu ngạch chưa bao giờ mang lại an toàn cho doanh nghiệp và người sản xuất. Tuy vậy, nhiều năm qua, sản lượng nông sản của Việt Nam bán theo đường tiểu ngạch ngày càng tăng.
Có mặt hàng như cao su, gạo, trái cây, tỷ lệ phụ thuộc thị trường mậu biên rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân khiến doanh nghiệp không thích bán hàng sang Trung Quốc theo phương thức quốc tế?
Cá tra là mặt hàng mới nhất tham gia xuất khẩu tiểu ngạch vào Trung Quốc. Năm ngoái, do một số thị trường chính gặp khó khăn, con cá tra lần đầu được người dân Trung Quốc biết đến nhiều, sản lượng xuất khẩu tăng gấp mười lần so với năm 2014.
Tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tiếp tục đạt mức hai con số trong hai tháng đầu năm 2016, nhưng, kiểm tra lại thì doanh nghiệp vẫn chọn phương thức bán tiểu ngạch là chính.
Ông Ông Hàn Văn, phó tổng giám đốc công ty cổ phần thuỷ sản Trường Giang (Đồng Tháp), một trong những doanh nghiệp tốp đầu xuất khẩu cá tra tiểu ngạch, nói nhà nhập khẩu Trung Quốc lúc nào cũng mong muốn được mua hàng theo đường bộ nên các nhà máy cá tra phải đáp ứng theo yêu cầu của họ.
Theo ông Văn, sở dĩ thương nhân Trung Quốc thường chọn giao hàng qua biên giới, là do phương thức này tiết kiệm cho họ được rất nhiều thuế và các chi phí liên quan.
Chẳng hạn, nếu nhập cá tra chính ngạch, khi bán lẻ đến người tiêu dùng, doanh nghiệp phải cộng vào 13% thuế VAT, phần này do người tiêu dùng trả nhưng cũng làm đội giá thành lên đáng kể so với nhập tiểu ngạch không có thuế VAT.
Trong khi đó, tuy phí vận chuyển nhập cá tra chính ngạch khoảng 500 USD/container từ Việt Nam vể cảng Thiên Tân, Thượng Hải, thấp hơn nhiều so với đi đường bộ qua cửa khẩu mậu biên phải trả 3.000 - 4.000 USD, nhưng nếu mua chính ngạch thì doanh nghiệp Trung Quốc phải tốn chi phí kiểm dịch (khoảng 1.000 USD/container), phí làm thủ tục hải quan, phí lưu công…
Hơn nữa, gần đây, do tình trạng khan hiếm ngoại tệ, các ngân hàng Trung Quốc chưa bao giờ ưu tiên USD cho doanh nghiệp nhập khẩu để mở LC, nên bắt buộc họ phải sử dụng đồng NDT thanh toán cho khách hàng và chỉ có mua mậu biên mới giải quyết được.
“Xuất khẩu tiểu ngạch thì các doanh nghiệp lấy NDT rồi đổi ra VND, tuy phải trả phí nhưng nhiều lúc cũng phải chấp nhận để bán hàng và giá bán cũng cao chứ không thấp”, ông Ông Hàn Văn nhận xét.
Mua bán tiểu ngạch có thể được hiểu như một dạng trốn thuế được nhà nước Trung Quốc “hợp thức hoá” bằng các chính sạch thương mại mậu biên ký kết với Việt Nam.
Con cá tra tiểu ngạch sau khi được vận chuyển vào Trung Quốc, nhà nhập khẩu chỉ tốn thêm một ít chi phí thay đổi bao bì, nhãn mác để đổi sang một cái tên không liên quan gì đến con cá tra là buli, một loài cá địa phương để khỏi phải chịu thuế VAT 13%.
Không chỉ cá tra, mặt hàng lúa gạo và cao su sau khi thông quan tại cửa khẩu Việt Nam, cũng được doanh nghiệp “lột” sạch nhãn mác để… trốn thuế.
Đây chính là lý do giải thích vì sao thương nhân Trung Quốc “thích” mua hàng hoá Việt Nam qua đường tiểu ngạch nhiều hơn là theo thông lệ quốc tế.
Giải thích thêm về góc độ này, theo ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), có nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam phía Trung Quốc cũng sản xuất được nên họ có chính sách bảo hộ sản xuất nội địa khá kỹ bằng các hàng rào bảo hộ hạn ngạch và thuế quan.
Do đó, những lúc Trung Quốc có nhu cầu mua bên ngoài thường rơi vào thời điểm trái vụ, cung không đủ cầu, thậm chí cũng có khi xuất phát từ nguyên nhân đầu cơ.
Với mặt hàng gạo, ông Huệ nói dù thuế nhập khẩu chính ngạch hiện nay chỉ còn 1%, nhưng Trung Quốc vẫn duy trì chính sách cấp quota.
Qua tiếp xúc, thương nhân Trung Quốc phản ánh để “chạy” được quota nhập chính ngạch, họ phải tốn chi phí ít nhất mỗi tấn gạo 100 USD. Khi nhập được gạo về tiêu thụ nội địa thì phải cộng thêm 13% thuế VAT (gạo sản xuất trong nước không bị đánh thuế).
“Nếu cộng tất cả các khoản thuế và phí này lại thì sẽ hình thành giá hàng hoá nơi đến rất cao, không thể cạnh tranh được với hàng sản xuất nội địa nên buộc nhà nhập khẩu phải chọn con đường mua tiểu ngạch”, ông Huệ nói.
Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu chính thức hơn 6,5 triệu tấn gạo. Lượng gạo xuất khẩu tiểu ngạch tuy không được thống kê, không ai nói ra nhưng nhiều người thạo tin ước tính cũng phải chiếm phân nửa con số chính thức trên.
Nhiều năm qua hạt gạo Việt Nam, như ông Huỳnh Minh Huệ phân tích, phụ thuộc ngày càng sâu vào thị trường Trung Quốc.
Triết lý kinh doanh chỉ ra phải đa dạng hoá thị trường, đa dạng phương thức thanh toán mới bền vững, nghĩa là doanh nghiệp cần chia “trứng” ra nhiều rổ, dường như không thực hiện được.
Như cao su chẳng hạn, trung bình mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu 2,5 - 3 triệu tấn mủ cao su thiên nhiên thì họ mua của Việt Nam một nửa số này, chiếm hơn 60% tổng sản lượng cao su xuất khẩu của chúng ta và phương thức mua bán cũng chỉ là qua “lối mòn biên giới”.
Cao su là mặt hàng trong nhóm nông sản xuất xứ từ Việt Nam được Trung Quốc áp thuế nhập chính ngạch cao nhất, lên tới 7%. Mức thuế nhập chính ngạch trước năm 2012 còn lên tới 25% nên tất nhiên, thương nhân Trung Quốc phải chọn mua tiểu ngạch để… trốn thuế.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons