Báo mạng “Chiến lược toàn cầu” của Mỹ cũng phải đánh giá: “Công nghiệp làm nhái của Trung Quốc có năng lực rất mạnh. Không có nền công nghiệp và năng lực kỹ thuật nhất định thì không thể phỏng chế được những trang bị tương tự”.
“Cường quốc hàng nhái”, “vua đồ fake”… là những cụm từ không mấy hay ho mà báo chí phương Tây gán cho Trung Quốc. Trong lĩnh vực quốc phòng, những năm gần đây tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đạt được bước tăng trưởng đột biến với những trang thiết bị quân sự hiện đại không hề kém cạnh Mỹ, Nga.
Tuy nhiên, báo chí Âu Mỹ vẫn có cách nhìn thận trọng, nếu không nói là ghẻ lạnh, xem thường những thành quả phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Thậm chí một số hãng truyền thông còn cất công truy tìm những sản phẩm gốc và bản nhái của Trung Quốc để chứng minh cho thuyết “Trung Quốc là cường quốc hàng nhái” của họ… Phía Trung Quốc dĩ nhiên là không phục, cho rằng nếu chỉ nhìn vào hình dáng bên ngoài mà xem thường vũ khí Trung Quốc thì đã lầm to. Tuy nhiên, có một thực tế là chỉ với việc sao chép về hình dạng, kiểu dáng, Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế về sở hữu trí tuệ…
Đi tìm “cha” cho vũ khí “Made in China”
Những người chủ trương thuyết “Trung Quốc cường quốc hàng nhái” ở phương Tây cho rằng: Do nền công nghiệp quân sự không có đủ năng lực về kỹ thuật nên Trung Quốc chỉ biết dỡ ra, đo đạc, vẽ lại rồi phỏng chế sản phẩm của người khác; việc đo đạc, vẽ lại, phỏng chế đó tất yếu sẽ dẫn đến chất lượng yếu kém, tính năng không đảm bảo, đường nét thô kệch và khả năng tác chiến thực sự kém xa bản gốc.
Một nhà nghiên cứu quân sự nước ngoài đã cho đăng trên một diễn đàn quân sự một serie ảnh các loại vũ khí, phương tiện quân sự của Trung Quốc so sánh với các mẫu của nước ngoài mà ông ta cho là “nguyên mẫu” để Trung Quốc sao chép, kèm theo chú thích: “Nếu bạn chỉ tìm câu trả lời trên bìa sách thì thật dễ dàng”.
Theo nghiên cứu của học giả này thì:
Loại máy bay vận tải hạng nặng Tây An (Xian) Y-20 ra đời năm 2013 mà Trung Quốc rất tự hào chính là bản nhái của chiếc C-17 của hãng Boeing/McDD có từ tận năm 1991;
Chiếc tiêm kích tàng hình Shenyang J-31 ra đời năm 2012 đang được bay thử nghiệm chính là bản nhái của loại X-35 Lockheed có từ năm 2000;
Chiếc máy bay không người lái (UAV) Dực Long (Yilong) của Trung Quốc ra lò năm 2012 là bản nhái của chiếc MQ-9 Reaper/“PredatorB” sản xuất năm 2001;
Trực thăng không người lái SVU 200 của Trung Quốc sản xuất năm 2012 nhái chiếc Northrop MQ-8 Fire Scout ra đời năm 2002;
Chiếc J-15 Thẩm Dương (Shenyang) sản xuất năm 2009 là bản nhái của Sukhoi Su-33 cất hạ cánh trên tàu sân bay của Nga có từ năm 1995;
Loại máy bay vận tải COMAC ARJ-21 sản xuất năm 2008 là sản phẩm coppy của chiếc Douglas DC-9 của Mỹ có từ... năm 1965;
Mẫu máy bay huấn luyện Hồng Đô (Hongdu) L-15 sản xuất năm 2006 được sao chép y chang từ chiếc Yakovlev Yak-130 có từ năm 1996;
Loại tiêm kích J-10 (hay F-10) Thành Đô (Chengdu) sản xuất năm 2002 được nhái theo mẫu chiến đấu cơ Lavi bản năm 1986 của Tập đoàn Aircraft Industries của Israel;
Tên lửa phòng không Hồng Kỳ HQ-17 là bản sao PMU S-300 của Nga...
Biện bạch của phía Trung Quốc
Các học giả trong giới công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc trên và biện bạch rằng: Hiện Trung Quốc đã có ngành công nghiệp sản xuất vũ khí chỉ đứng sau Mỹ, không ai có thể nghi ngờ về điều này. Qua hàng chục năm phát triển, khả năng sản xuất và trình độ chế tạo của công nghiệp Trung Quốc đã được nâng lên đến mức cao chưa từng thấy. Họ cho rằng, thực tế cái gọi là “hàng nhái” của bất cứ loại vũ khí nào cũng chỉ có thể được chế tạo trên cơ sở năng lực công nghiệp và trình độ kỹ thuật hiện đại.
Hệ thống vũ khí hiện đại hóa kết cấu phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực công trình cơ điện, thông tin điện tử, khoa học vật liệu, lại còn gia công vật liệu, sản xuất phụ kiện, khả năng thử nghiệm, đo lường, hệ thống quản lý và vận hành khoa học hiện đại. Họ kết luận: Việc học giả phương Tây chỉ căn cứ vào hình dáng bề ngoài rồi phán đó là “hàng nhái” là hành vi rất vội vã, nông cạn.
Ví dụ chế tạo máy bay, để đạt được yêu cầu kỹ thuật và chỉ tiêu chiến thuật, thiết kế bố cục khí động của máy bay phải tuân thủ quy luật khách quan nên tương đối giống nhau, như máy bay chiến đấu tàng hình để hạn chế diện tích phản xạ sóng radar thì ngoại hình hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các mặt phẳng lớn và thẳng đứng, đầu và thân máy bay hình khối kim cương (đa diện), cánh đuôi cũng tạo góc nghiêng. Đó là lý do vì sao hình dạng T-50 của Nga, F-35, F-22 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc nom rất giống nhau (!?)
Báo mạng “Chiến lược toàn cầu” của Mỹ cũng phải đánh giá: “Công nghiệp làm nhái của Trung Quốc có năng lực rất mạnh. Không có nền công nghiệp và năng lực kỹ thuật nhất định thì không thể phỏng chế được những trang bị tương tự”.
Các chuyên gia của Trung Quốc cũng “tự hào” rằng: xem xét vấn đề “hàng nhái” cần phải so sánh theo chiều ngang. Những năm gần đây, Trung Quốc đã chế tạo hàng loạt hệ thống vũ khí công nghệ cao, như máy bay J-20, tên lửa đạn đạo DF-41, DF-25, hệ thống tên lửa diệt hạm, thể hiện rõ sự tự chủ, sáng tạo của Trung Quốc. Ngay những thứ bị gọi là “hàng nhái” như máy bay J-11, tên lửa phòng không HQ -17 thì cũng tiên tiến và uy lực hơn hẳn nguyên mẫu của nước ngoài (!?)
Theo Thu Thủy (tổng hợp)
Pháp luật Việt Nam
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét