Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Cận cảnh căn cứ chiến lược có thể 'bóp nghẹt' Trung Quốc tại biển Đông


Cận cảnh căn cứ chiến lược có thể 'bóp nghẹt' TQ tại biển ĐôngCăn cứ vịnh Subic từng là một cơ sở giải trí, nghỉ ngơi, tiếp liệu và sửa chữa tàu hải quân Mỹ đặt tại Zambales, Philippines. Đây là một trong những căn cứ lớn nhất ở nước ngoài của hải quân Mỹ, hoạt động từ năm 1901. Ảnh: Wikipedia

Cận cảnh căn cứ chiến lược có thể 'bóp nghẹt' TQ tại biển ĐôngKhu vực tàu cập bến của Trạm Hải quân vịnh Subic năm 1981. Vịnh này nằm ở bờ Tây của đảo chính Luzon. Theo New York Times, căn cứ này có diện tích khoảng hơn 678km2, gần bằng Singapore. Ảnh: Wikipedia

Cận cảnh căn cứ chiến lược có thể 'bóp nghẹt' TQ tại biển ĐôngCầu cảng Alava tại vịnh Subic. Ảnh: Manila Buletin

Cận cảnh căn cứ chiến lược có thể 'bóp nghẹt' TQ tại biển ĐôngTháng 11/1992, toàn bộ thủy thủ và lính thủy đánh bộ Mỹ rời Subic, bàn giao khu vực này cho chính phủ Philippines. Cờ Mỹ được hạ xuống và thay bằng cờ Philippines trong lễ bàn giao Trạm Hải quân vịnh Subic. Ảnh: Wikipedia

Cận cảnh căn cứ chiến lược có thể 'bóp nghẹt' TQ tại biển ĐôngVịnh Subic sau đó được phát triển thành một khu vực tự do cho doanh nghiệp, gồm xây dựng các nhà máy sản xuất, cơ sở du lịch, chuyển đổi căn cứ không quân thành sân bay quốc tế. Trạm Hải quân vịnh Subic nhìn từ trên cao. Ảnh: Wikipedia

Cận cảnh căn cứ chiến lược có thể 'bóp nghẹt' TQ tại biển ĐôngSân bay quốc tế tại vịnh Subic. Ảnh: Phil Star

Cận cảnh căn cứ chiến lược có thể 'bóp nghẹt' TQ tại biển ĐôngĐộng thái trên mang lại lợi ích lớn cho kinh tế khu vực. Năm 2012, Philippines đồng ý cho phép tàu chiến Mỹ tiếp cận hạn chế các cơ sở tại vịnh Subic. Ảnh: Wikipedia

Cận cảnh căn cứ chiến lược có thể 'bóp nghẹt' TQ tại biển ĐôngTháng 4/2014, Washington và Manila ký kết một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ có sự hiện diện lớn hơn trên lãnh thổ Philippines, tăng cường quan hệ quốc phòng giữa 2 bên. Tuy nhiên, thỏa thuận này bị tạm hoãn do thách thức pháp lý mà Tòa án Tối cao Philippines đang xem xét. Các tàu chiến Mỹ ở vịnh Subic, thành phố Olongapo, phía Bắc Manila, hôm 14/10/2014. Ảnh: Reuters

Cận cảnh căn cứ chiến lược có thể 'bóp nghẹt' TQ tại biển ĐôngTàu tiếp tế USNS Charles Drew neo dọc theo một cầu cảng ở vịnh Subic để đón các phương tiện sử dụng trong một cuộc tập trận quân sự chung Mỹ - Philippines gần đây. Ảnh: Washington Post

Cận cảnh căn cứ chiến lược có thể 'bóp nghẹt' TQ tại biển ĐôngPhilippines ngày 16/7 tuyên bố mở cửa trở lại căn cứ vịnh Subic và cho biết sẽ đưa các chiến đấu cơ và tàu khu trục mới tới nơi này. Vịnh Subic được xem là lý tưởng bởi nó có một cảng nước sâu cùng những đường băng phù hợp với chiến đấu cơ. 'Khoảng cách gần' với bãi cạn Scarborough, khu vực nhiều nguồn lợi thủy sản bị Trung Quốc chiếm sau lần đối đầu với Philippines năm 2012, cũng là một lý do khiến Manila quyết định ký hợp đồng thuê một phần căn cứ. Ảnh: The Strait Times.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons