Trong những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, châu Á giữ vai trò là "đầu máy" tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Khi đó, kinh tế Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng trên 9% kéo theo sự đi lên của các nền kinh tế láng giềng.
Nhưng theo hãng tin Bloomberg, sự giảm tốc hiện nay của kinh tế Trung Quốc đang kéo lùi tăng trưởng khu vực, làm lộ ra nhiều điểm yếu của các nền kinh tế khác, từ nhu cầu vay vốn của Indonesia, tới mức nợ kỷ lục của các hộ gia đình ở Hàn Quốc, hay tình trạng quan liêu, tham nhũng cản trở các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.
Họa vô đơn chí
Tốc độ tăng trưởng của nhiều nền kinh tế từng được coi là "ngôi sao" mới nổi lên ở châu Á đang thấp hơn dự báo. Xuất khẩu của 9 trong số 12 nền kinh tế chính của khu vực đang suy giảm - số liệu của Bloomberg cho thấy. Sự suy giảm trải rộng từ Ấn Độ tới Malaysia và Hàn Quốc này một phần là hệ quả từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.
Theo dự báo, GDP của Trung Quốc sẽ chi tăng 6,8% trong năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mục tiêu 7% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra cho năm 2015.
Tệ hơn, không giống như đợt suy thoái toàn cầu năm 2008 - 2009, thời điểm mà châu Á mạnh tay tung các gói kích thích tăng trưởng, khu vực này hiện nay đang nặng nợ. Bên cạnh đó, lãi suất ở một số nền kinh tế đã giảm xuống mức thấp kỷ lục nên hầu như không còn dư địa giảm thêm.
Ảnh hưởng tích cực của giá dầu thô giảm đối với ngân sách của nhiều nước đến nay cũng chưa rõ ràng.
"Châu Á đã 'bay cao' nhờ làn sóng kích thích tiền tệ khổng lồ trên toàn cầu trong những năm gần đây. Giờ là lúc khu vực này phải chịu những tác động tiêu cực", ông Frederic Neumann, phụ trách nghiên cứu kinh tế khu vực châu Á thuộc ngân hàng HSBC tại Hồng Kông, nhận xét.
Sự giảm tốc này đặt châu Á vào thế yếu khi đối diện với những mối đe dọa từ sự bất ổn tài chính, bao gồm nguy cơ Hy Lạp phải ra khỏi khối Eurozone, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, và biến động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong mấy tuần gần đây.
Trong đó, lãi suất của Mỹ tăng có thể dẫn tới sự thoái lui của các dòng vốn, khiến các thách thức nợ nần của khu vực càng thêm lớn.
"Sự kết hợp giữa lợi nhuận từ đầu tư suy giảm và mức nợ cao đang dẫn tới quá trình giảm nợ. Điều này sẽ dẫn tới sự ra đi của dòng vốn", nhóm nghiên cứu tiền tệ toàn cầu của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley viết trong một báo cáo ra ngày 9/7.
Điểm sáng hiếm hoi
Sự ảm đạm đang bao trùm khắp nền kinh tế châu Á. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu của Hàn Quốc liên tục giảm do nhu cầu suy yếu của thị trường chủ yếu là Trung Quốc. Xuất khẩu là lĩnh vực đóng góp khoảng một nửa GDP của Hàn Quốc.
Xuất khẩu của Philippines trong tháng 5 sụt 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh hơn mức giảm 10% mà giới phân tích đưa ra. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP Philippines tăng 6,2% trong năm nay, giảm so với mức tăng 6,7% đưa ra trong lần dự báo trước.
Các nhà phân tích của JPMorgan Chase dự báo, trong quý 2 năm nay, tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi tại khu vực châu Á, trừ Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ chỉ đạt 1,3% so với quý 1, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2011.
Tình hình còn có thể trở nên tệ hơn. Ở Singapore, quốc gia được coi là một "phong vũ biểu" của kinh tế khu vực bởi sự phụ thuộc vào thương mại và các dòng vốn, các giám đốc tài chính đang tỏ ra bi quan hơn cả về vấn đề lợi nhuận - theo một cuộc thăm dò do Bank of America Merrill Lynch thực hiện.
"Bức tranh lớn của các quốc gia này là xu hướng tăng trưởng giờ đã chậm hơn nhiều so với trước kia", chuyên gia Gareth Leather thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics ở London nhận xét.
Trong số những nền kinh tế dễ tổn thương nhất trước việc FED tăng lãi suất và sự ra đi sau đó của các dòng vốn là Indonesia và Malaysia. Tại hai nước này, việc vay mượn bằng ngoại tệ đã gia tăng cho dù đồng nội tệ giảm giá. Từ đầu năm đến nay, đồng Rupiah của Malaysia đã mất giá 7% so với đồng USD, trong khi đồng Ringgit của Malaysia mất giá khoảng 8%.
"Trong trường hợp FED tiến hành thắt chặt chính sách dẫn tới tâm lý ngại rủi ro trên toàn cầu, Indonesia với cán cân vãng lai lớn và Malaysia với mức nợ cao của các hộ gia đình có thể sẽ chịu rủi ro lớn nhất", chuyên gia Leather nói.
Giới phân tích đánh giá, nền kinh tế châu Á hiện vẫn có một số điểm sáng như Việt Nam hay Ấn Độ, nơi tăng trưởng đang khởi sắc.
Tuy vậy, với những thách thức trong chính sách tiền tệ và mức nợ cao, những năm tăng trưởng khả quan của châu Á có thể đã lùi lại phía sau. "Chúng tôi không dự báo có sự phục hồi mạnh trong tăng trưởng khu vực", ông Leather nói.
Nhưng theo hãng tin Bloomberg, sự giảm tốc hiện nay của kinh tế Trung Quốc đang kéo lùi tăng trưởng khu vực, làm lộ ra nhiều điểm yếu của các nền kinh tế khác, từ nhu cầu vay vốn của Indonesia, tới mức nợ kỷ lục của các hộ gia đình ở Hàn Quốc, hay tình trạng quan liêu, tham nhũng cản trở các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.
Họa vô đơn chí
Tốc độ tăng trưởng của nhiều nền kinh tế từng được coi là "ngôi sao" mới nổi lên ở châu Á đang thấp hơn dự báo. Xuất khẩu của 9 trong số 12 nền kinh tế chính của khu vực đang suy giảm - số liệu của Bloomberg cho thấy. Sự suy giảm trải rộng từ Ấn Độ tới Malaysia và Hàn Quốc này một phần là hệ quả từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.
Theo dự báo, GDP của Trung Quốc sẽ chi tăng 6,8% trong năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mục tiêu 7% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra cho năm 2015.
Tệ hơn, không giống như đợt suy thoái toàn cầu năm 2008 - 2009, thời điểm mà châu Á mạnh tay tung các gói kích thích tăng trưởng, khu vực này hiện nay đang nặng nợ. Bên cạnh đó, lãi suất ở một số nền kinh tế đã giảm xuống mức thấp kỷ lục nên hầu như không còn dư địa giảm thêm.
Ảnh hưởng tích cực của giá dầu thô giảm đối với ngân sách của nhiều nước đến nay cũng chưa rõ ràng.
"Châu Á đã 'bay cao' nhờ làn sóng kích thích tiền tệ khổng lồ trên toàn cầu trong những năm gần đây. Giờ là lúc khu vực này phải chịu những tác động tiêu cực", ông Frederic Neumann, phụ trách nghiên cứu kinh tế khu vực châu Á thuộc ngân hàng HSBC tại Hồng Kông, nhận xét.
Sự giảm tốc này đặt châu Á vào thế yếu khi đối diện với những mối đe dọa từ sự bất ổn tài chính, bao gồm nguy cơ Hy Lạp phải ra khỏi khối Eurozone, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, và biến động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong mấy tuần gần đây.
Trong đó, lãi suất của Mỹ tăng có thể dẫn tới sự thoái lui của các dòng vốn, khiến các thách thức nợ nần của khu vực càng thêm lớn.
"Sự kết hợp giữa lợi nhuận từ đầu tư suy giảm và mức nợ cao đang dẫn tới quá trình giảm nợ. Điều này sẽ dẫn tới sự ra đi của dòng vốn", nhóm nghiên cứu tiền tệ toàn cầu của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley viết trong một báo cáo ra ngày 9/7.
Điểm sáng hiếm hoi
Sự ảm đạm đang bao trùm khắp nền kinh tế châu Á. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu của Hàn Quốc liên tục giảm do nhu cầu suy yếu của thị trường chủ yếu là Trung Quốc. Xuất khẩu là lĩnh vực đóng góp khoảng một nửa GDP của Hàn Quốc.
Xuất khẩu của Philippines trong tháng 5 sụt 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh hơn mức giảm 10% mà giới phân tích đưa ra. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP Philippines tăng 6,2% trong năm nay, giảm so với mức tăng 6,7% đưa ra trong lần dự báo trước.
Các nhà phân tích của JPMorgan Chase dự báo, trong quý 2 năm nay, tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi tại khu vực châu Á, trừ Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ chỉ đạt 1,3% so với quý 1, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2011.
Tình hình còn có thể trở nên tệ hơn. Ở Singapore, quốc gia được coi là một "phong vũ biểu" của kinh tế khu vực bởi sự phụ thuộc vào thương mại và các dòng vốn, các giám đốc tài chính đang tỏ ra bi quan hơn cả về vấn đề lợi nhuận - theo một cuộc thăm dò do Bank of America Merrill Lynch thực hiện.
"Bức tranh lớn của các quốc gia này là xu hướng tăng trưởng giờ đã chậm hơn nhiều so với trước kia", chuyên gia Gareth Leather thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics ở London nhận xét.
Trong số những nền kinh tế dễ tổn thương nhất trước việc FED tăng lãi suất và sự ra đi sau đó của các dòng vốn là Indonesia và Malaysia. Tại hai nước này, việc vay mượn bằng ngoại tệ đã gia tăng cho dù đồng nội tệ giảm giá. Từ đầu năm đến nay, đồng Rupiah của Malaysia đã mất giá 7% so với đồng USD, trong khi đồng Ringgit của Malaysia mất giá khoảng 8%.
"Trong trường hợp FED tiến hành thắt chặt chính sách dẫn tới tâm lý ngại rủi ro trên toàn cầu, Indonesia với cán cân vãng lai lớn và Malaysia với mức nợ cao của các hộ gia đình có thể sẽ chịu rủi ro lớn nhất", chuyên gia Leather nói.
Giới phân tích đánh giá, nền kinh tế châu Á hiện vẫn có một số điểm sáng như Việt Nam hay Ấn Độ, nơi tăng trưởng đang khởi sắc.
Tuy vậy, với những thách thức trong chính sách tiền tệ và mức nợ cao, những năm tăng trưởng khả quan của châu Á có thể đã lùi lại phía sau. "Chúng tôi không dự báo có sự phục hồi mạnh trong tăng trưởng khu vực", ông Leather nói.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét