Đối lập nhau song cùng hỗ trợ nhau, Mỹ và Trung Quốc cùng xuất hiện trong một mối quan hệ ngày càng trở nên phức tạp.
Ngày 24/9, tại Nhà khách ở thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) đã tổ chức tiệc chiêu đãi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang trong chuyến thăm Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
2. Trung Quốc là nước nghèo hay một quốc gia giàu có, hùng mạnh?
Về tổng thể, Trung Quốc chắc chắn là một quốc gia hùng mạnh, có khả năng thúc đẩy các hiệp định thương mại mới, tạo ra các thể thế quốc tế mới, và đưa tàu vũ trụ vào không gian. Nhưng ở cấp độ cá thể, sự hùng mạnh đó không phản ánh trong cuộc sống của người dân Trung Quốc. Họ không giàu có như vậy, hoặc chưa giàu có như vậy.
Sự thật là, một người Mỹ bình thường có thể kiếm gấp 4 lần số tiền một người Trung Quốc bình thường làm ra trong năm 2013, tức 53.000 USD so với 11.885 USD. Mức thu nhập trên có thể có vẻ thấp với một người Mỹ, nhưng với người Trung Quốc, đó đã là một sự cải tiến lớn. Thời điểm năm 2000, khả năng kiếm tiền của một người Mỹ bình thường gấp 13 lần so với một người Trung Quốc, và vào năm 1980, cách biệt đó là 42 lần.
Năm 1980, một người Mỹ trung bình kiếm được 12.575,57 USD mỗi năm theo giá USD quốc tế hiện thời, trong khi người Trung Quốc kiếm được 302,31 USD. Nhưng đến trước năm 2015, khoảng cách này giảm xuống chỉ còn 4 lần.
Vào những năm 1970, một người Trung Quốc bình thường có danh sách “tứ phải” để mua: phải mua xe đạp, phải mua đài, phải mua đồng hồ đeo tay và phải mua máy may. Đến những năm 1980, danh sách này có máy giặt và tivi, và ngày nay những thứ phải đã chuyển thành xe hơi và những chuyến du lịch quốc tế.
Mức tăng thu nhập trong 40 năm đã đưa 500 triệu người ở Trung Quốc thoát nghèo. Người Trung Quốc đang trở thành một tầng lớp trung lưu thật sự theo khái niệm của quốc tế. Dù vẫn kém châu Âu và Mỹ, song Trung Quốc kiếm được nhiều hơn Ấn Độ, châu Phi và phần lớn các nước ở châu Á – Thái Bình dương.
Nhưng đó không phải là bức tranh toàn cảnh của Trung Quốc. Trung Quốc giờ đây là một trong những quốc gia mất cân bằng nhất trên thế giới. Đa số người giàu và tầng lớp triệu phú của quốc gia này tập trung ở vùng duyên hải miền đông, trong khi hàng trăm triệu người Trung Quốc về cơ bản vẫn lấy nghề nông làm sinh kế.
Nhìn vào Trung Quốc, điều người Mỹ thấy hầu hết là tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và mức độ ảnh hưởng mở rộng trên trường quốc tế. Song người Mỹ hiếm khi thấy hiện thực đang diễn ra hàng ngày ở Trung Quốc, rằng bên trong đó, quốc gia này đang đối mặt với nhiều thách thức và cũng khá bừa bộn.
Trung Quốc là một nước tương đối nghèo và đang phải đối mặt với hoàng loạt vấn đề đi cùng với việc phát triển nhanh chóng: chật vật cung cấp dịch vụ công, trốn thuế thu nhập hay thuế bất động sản hay tình trạng lách luật…
3. Điều người Trung Quốc thực sự muốn là gì?
Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này là “nhiều thứ khác nhau”. Nhưng như bất kì chính phủ nào trên thế giới, chính phủ Trung Quốc cũng muốn nắm quyền lực.
Trên thực tế, điều đó có nghĩa là tạo ra tăng trưởng kinh tế và nâng tiêu chuẩn sống. Với lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, điều này còn có nghĩa dẹp tan tham nhũng trong Đảng. Khi nhậm chức cách đây hơn 2 năm, ông Tập Cận Bình đã triển khai cuộc chiến chống tham nhũng, điều tra hàng chục ngàn người Trung Quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, với nước ngoài Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn, ở trong nước Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn. Như nhiều người Trung Quốc khác, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hướng Trung Quốc đến mục tiêu là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới với “giấc mơ Trung Quốc”.
Với người Mỹ, sự trỗi dậy của Trung Quốc là những gì diễn ra trong những thập kỉ qua. Nhưng với nhiều người Trung Quốc, đất nước của họ là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Với những người có cách nhìn nhận theo chiều dài lịch sử như vậy, vị trí nước nghèo của Trung Quốc trong đầu thế kỉ 20 là phút lầm lạc sau hàng ngàn năm là một trong những cường quốc vĩ đại nhất thế giới.
Trên thực tế, người Trung Quốc gọi giai đoạn lịch sử từ năm 1839 khi Trung Quốc mất một phần lãnh thổ vào tay ngoại quốc trong cuộc chiến tranh Nha phiến đầu tiên đến năm 1949 khi cuộc cách mạng cộng sản nổ ra là “thế kỉ nhục nhã”. Kí ức về sự nhục nhã trước các nước đế quốc thường song hành cùng chủ nghĩa quốc gia và bài ngoại.
Vì vậy, khôi phục lại vẻ huy hoàng quốc tế của Trung Quốc là một ưu tiên của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, phần lớn người Trung Quốc vẫn bị trói chân trói tay với những thách thức hàng ngày, như giá nhà ở và cơ hội việc làm.
(còn tiếp)
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét