Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Trung Quốc “vượt mặt” Nhật Bản giành hợp đồng tàu cao tốc ở Indonesia

Sau nhiều tháng cạnh tranh để giành quyền xây dựng một tuyến đường sắt lớn ở Indonesia, Nhật Bản ngày 30/9 cho biết Trung Quốc đã thắng thầu, trong bối cảnh 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á đang nỗ lực để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.


Mô hình tàu cao tốc của Trung Quốc được trưng bày trong một triển lãm ở Jakarta, Indonesia (Ảnh: AFP)
Mô hình tàu cao tốc của Trung Quốc được trưng bày trong một triển lãm ở Jakarta, Indonesia (Ảnh: AFP)
Ban đầu, Indonesia mời thầu cho dự án đường sắt cao tốc đầu tiên nối liền thủ đô Jakarta và phố núi Bangdung nhưng sau đó đã bất ngờ thay đổi kế hoạch, lựa chọn một dự án rẻ và chậm tiến độ hơn trên cùng tuyến đường. Do vậy, cả Trung Quốc và Nhật Bản đã đệ trình những đề xuất mới.
Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản, ông Yoshihide Suga, ngày 30/9 cho biết một đại diện ngoại giao của chính phủ Indonesia đã thông báo với ông rằng đề xuất của của Tokyo đã bị từ chối.
Trả lời phóng viên về thông tin này, ông Yoshihide Suga nói rằng Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch tốt nhất có thể cho dự án đường sắt của Indonesia. Ông không thể hiểu được quyết định của Indoneisa khi hoanh nghênh kế hoạch của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh đây là điều vô cùng đáng tiếc.
Đại diện ngoại giao Indonesia cho biết đề xuất của Trung Quốc không yêu cầu chính phủ Indonesia phải gánh vác bất cứ một gánh nặng tài chính hay đưa ra sự bảo lãnh nào. Trong khi đó, đề xuất của Nhật Bản yêu cầu chính phủ Indonesia phải bảo lãnh dự án xây dựng tàu cao tốc này. Trước đó, Chính phủ Indonesia nhấn mạnh dự án tàu cao tốc không có tài trợ của chính phủ cũng không có sự bảo lãnh.
Dự án đường sắt là một phần quan trọng trong định hướng chính sách xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn của Tổng thống Joko Widodo. Từ khi nhậm chức vào tháng 10 năm ngoái, ông Widodo đã cam kết đại tu hệ thống đường bộ, đường sắt và cảng biển đang “già hóa” của nước này. Tuy nhiên, chính quyền của ông  đang phải vật lộn để đưa những kế hoạch đi vào hoạt động.
Dự án tàu cao tốc của Indonesia đã từng trong tầm tay của Nhật Bản cho tới tháng 4 vừa qua khi Jakarta tuyên bố Trung Quốc cũng bước vào cuộc đua thầu dự án này. Dù có tiếng là nước có hệ thống xe lửa đẳng cấp thế giới nhưng Nhật Bản vẫn thua thầu. Nhật Bản nối tiếng với tàu cao tốc huyền thoại Shinkansen, lao qua giữa các thành phố nhưng chưa có một tai nạn gây tử vong nào.
Trung Quốc đã phản bác nhận định này bằng lập luận rằng kể từ khi bắt đầu xây dựng tàu cao tốc 12 năm trước, Nhật Bản đã xây dựng hàng nghìn km tàu cao tốc. Nhưng những tiêu chuẩn an toàn của nước này đã không được nghiên cứu kỹ lưỡng, dẫn chứng là một vụ tai nạn tàu năm 2011 đã khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và khoảng 200 người bị thương.

Trung Quốc liên tục sắm vũ khí mới cho hải quân

Một kỷ nguyên quân sự mới đã mở ra với tầm quan trọng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ rô-bốt. Đó là lý do giải thích lựa chọn trọng tâm cải cách quân đội của Trung Quốc (PLA) xoay quanh khái niệm “cách mạng quân sự” (RMA).
RMA không phải là một khái niệm mới, song khi được áp dụng thì lại mang những đặc trưng riêng. Cắt giảm quân số, đẩy mạnh vai trò của không quân và hải quân, xây dựng các lực lượng tác chiến điện tử hay áp dụng công nghệ rô-bốt đều là những bộ phận cấu thành trong nỗ lực cải cách quân đội lần này.
Binh sĩ của Quân Giải phóng Nhân dân TQ.
Tầm quan trọng của RMA
Khái niệm RMA xuất phát đầu tiên từ Liên Xô, nhưng phải đến chiến dịch “bão táp sa mạc” mới được nâng lên một tầm cao mới. Sự thống trị của quân đội Mỹ thông qua khả năng vượt trội về mặt công nghệ làm suy giảm sức mạnh của quân đội Iraq. Các hệ thống vũ khí chính xác, định vị vệ tinh, cùng lực lượng không quân và hải quân mạnh mẽ của Mỹ đã khiến cho quân đội Iraq, vốn chủ yếu sử dụng vũ khí của Liên Xô và Trung Quốc, hoàn toàn bị tê liệt. Các chiến lược gia Trung Quốc do đó đã nghiên cứu kỹ lưỡng về cuộc chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất này.
Có nhiều tranh luận xung quanh khái niệm RMA. Không ít học giả cho rằng RMA xoay quanh bản thân sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ quân sự. Một số khác thì xem sự linh hoạt và tính thích ứng của các học thuyết và cấu trúc quân sự đối với công nghệ mới là trọng tâm. Tựu chung lại, công nghệ đóng vai trò quan trọng. RMA về căn bản là sự kết hợp giữa các loại công nghệ phức tạp (rô-bốt, nano, công nghệ sinh học) và tập trung vào khả năng kết nối thông tin giữa tất cả các quân binh chủng, cũng như giữ chỉ huy và người lính trên chiến trường.
Giai đoạn hiện đại hoá quân đội Trung Quốc lần thứ ba xoay quanh việc xây dựng một quân đội mạnh, với trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến để có thể giành ưu thế trong một cuộc chiến tranh khu vực có ứng dụng công nghệ cao.
Vai trò lớn hơn của các lực lượng trên không và trên biển
Không quân và hải quân là hai lực lượng được đặc biệt quan tâm đầu tư hiện đại hoá. Bên cạnh đó còn là sự thành lập của các lực lượng quan trọng khác như tác chiến điện tử hay đặc nhiệm. Sự suy giảm quân số của Lục quân cho thấy rõ mức độ nghiêm trọng của các mối đe doạ từ đất liền ngày càng giảm. Con số 300.000 mà ông Tập đã nêu hoàn toàn có thể là con số cắt giảm từ lục quân để nâng cao chi phí đầu tư cho các quân chủng khác.
Sự thay đổi cả về chất và lượng của không quân và hải quân Trung Quốc luôn được nhấn mạnh trong thời gian qua bởi cả truyền thông Trung Quốc và phương Tây. Kinh phí quốc phòng gia tăng hai con số liên tục suốt 10 năm là một nguồn lực quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình này. Điều này phù hợp với việc Sách trắng Quốc phòng mới nhất của Trung Quốc đề cập mối đe doạ an ninh nghiêm trọng hướng biển như một trong hai xu hướng an ninh căn bản những năm sắp tới.
Lực lượng tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân và các lực lượng đặc biệt liên tục được đầu tư và bổ sung các loại vũ khí mới. Tàu sân bay Liêu Ninh chính là biểu tượng của sự phát triển hải quân Trung Quốc. Tham vọng xây dựng nhiều nhóm tác chiến tàu sân bay mạnh tương đương với Hạm đội 7 của Mỹ là một tham vọng có thật, và sẽ là trung tâm trong các chiến lược hải quân tương lai.
Tham vọng này có thể được nhận diện qua nhiều mảnh ghép quan trọng. Sự xuất hiện trong tương lai của tàu ngầm lớp Tấn (có thể tấn công tới bờ Tây nước Mỹ bằng tên lửa đạn đạo JL-2), kế hoạch đóng tàu chiến tương đương AEGIS của Mỹ với hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, hay việc vận hành các máy bay chiến đấu trên hạm mới, chế tạo các loại máy bay tiếp dầu, máy bay vận tải và trinh sát mới và các loại máy bay không người lái là những ví dụ điển hình.
Thông tin liên lạc, phối hợp và chỉ huy
Vũ khí hiện đại chỉ đóng một phần quan trọng trong RMA “mang đặc sắc Trung Quốc”. Mô hình tác chiến xưa cũ đòi hỏi một mạng lưới chỉ huy rộng khắp và đa dạng, “phân nhánh” càng sâu càng tốt để thông tin được truyền tải nhanh chóng và chính xác hơn. Tuy nhiên hiện nay, mô hình chỉ huy theo kiểu Xô-Viết này khó có thể áp dụng trong một cuộc chiến tranh toàn diện đa binh chủng sử dụng công nghệ cao.
Tái cấu trúc lại mô hình chỉ huy và kiểm soát là trọng tâm thứ hai trong nỗ lực hiện đại hoá quân sự lần thứ ba của Trung Quốc. Kể từ Hội nghị Quân uỷ Trung ương được tổ chức hồi cuối năm 2013, nhiều đồn đoán đã nổi lên ngay từ chính Trung Quốc về các kế hoạch tái cấu trúc.
Theo một số nhà phân tích, mô hình chỉ huy hỗn hợp của Mỹ sẽ được ông Tập Cận Bình học hỏi. Hợp nhất tất cả các bộ chỉ huy của không quân, hải quân, lục quân và nhị pháo có thể được coi là bước cải cách cấu trúc đầu tiên. Khả năng triển khai các chiến dịch hỗn hợp đa binh chủng sẽ được nhấn mạnh nhờ hệ thống chỉ huy thông tin tác chiến hợp thành dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến. Các cải cách khác bao gồm tối ưu hoá cấu trúc, chức năng và giám sát chiến lược của các đại bản doanh hỗn hợp dưới quyền Quân uỷ trung ương.
Như đã đề cập, vai trò của không quân và hải quân sẽ gia tăng và vai trò của lục quân sẽ dần suy giảm. Các quân khu cũng sẽ tái cấu trúc lại hệ thống chỉ huy cho phù hợp với tình hình mới (đồng đều hơn trong thành phần chỉ huy).
Hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc tình báo, giám sát là trọng tâm của quá trình hiện đại hoá trước đây, song cái thiếu vẫn là tính tích hợp. Các trung tâm tác chiến của TQ được nhìn nhận là cần được kết nối thông suốt với bộ chỉ huy trung tâm.
Theo chuyên gia phân tích, năng lực của binh sĩ TQ cũng sẽ được nâng cao để phù hợp hơn với các hình thức tác chiến mới. Muốn như vậy, PLA cần điều chỉnh lại chương trình huấn luyện của mình, tập trung hơn vào các bài huấn luyện tác chiến hỗn hợp đa binh chủng, chất lượng chỉ huy và ra quyết định của sĩ quan, cũng như nâng cao tác phong binh sĩ. PLA cũng sẽ phải thay đổi sự cồng kềnh và lỗi thời trong hệ thống chỉ huy.


Trung Quốc phát hiện thêm 60 bưu kiện nghi có bom

Người dân huyện Liễu Thành, nơi xảy ra đánh bom liên hoàn, phát hiện 60 bưu kiện khả nghi và báo cáo chính quyền.
d5103cd3gw1ewkt0m95jsj20k00f07-6893-8272
Giới chức Liễu Thành họp báo. Ảnh: Sina
Theo Sina, trong cuộc họp báo diễn ra ở Trung tâm chỉ huy chống khủng bố huyện Liễu Thành, thành phố Liễu Châu, Quảng Tây, chính ủy công an huyện Cai Tianlai cho biết người dân đã phát hiện 60 bưu kiện khả nghi sau vụ nổ bom liên tiếp làm 7 người chết và 51 người bị thương vào chiều nay.
Hiện công an Liễu Thành đang cử người canh gác, chờ đội rà phá bom mìn đến xử lý. Chính quyền Liễu Thành cũng phong tỏa mọi nẻo đường ra vào địa phương, nhằm đảm bảo mọi bưu kiện khả nghi không lọt ra ngoài địa bàn huyện.
Khoảng 16h chiều nay, bom nổ liên tiếp tại 17 địa điểm ở huyện Liễu Thành, khiến 7 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Nghi phạm được xác định là nam giới họ Wei, người huyện Liễu Thành. Giới chức cho biết đây là vụ đánh bom thư, nhằm "trả thù xã hội". Công an Trung Quốc đang truy lùng tên này.


Trung Quốc xác định nghi phạm vụ đánh bom liên hoàn

Nguồn tin giấu tên từ công an Trung Quốc cho biết nghi phạm vụ đánh bom liên tiếp ở Liễu Thành, Quảng Tây đã được xác định và động cơ có thể do tư thù.
toa-nha-chinh-quyen-8385-14436-7588-4178
Tòa nhà chính quyền và một chiếc ôtô bị thiệt hại trong vụ nổ. Ảnh: Weibo
Sina dẫn nguồn tin nội bộ từ công an cho biết, họ bước đầu đã khoanh vùng nghi phạm và rất có thể động cơ vụ đánh bom liên hoàn của tên này do trả thù xích mích liên quan đến y tế. Trước đó, tên này từng gây rối tại bệnh viện và lọt vào tầm theo dõi của công an.
Tài khoản Weibo của Bộ Công an Trung Quốc cho biết, nghi phạm là nam giới họ Wei, 33 tuổi, người thị trấn Đại Bộ, thuộc huyện Liễu Thành. Trụ sở chính quyền thị trấn là một trong những mục tiêu bị tấn công.
Hơn chục vụ nổ liên tiếp xảy ra tại nhiều địa điểm ở huyện Liễu Thành, cũng trực thuộc thành phố Liễu Châu vào chiều nay. Các vụ nổ khiến 6 người chết và hàng chục người bị thương. Nguyên nhân xác định do bưu kiện chứa chất nổ gây ra.
Vụ việc xảy ra ngay trước ngày quốc khánh Trung Quốc 1/10.
Cảnh sát loại trừ đây là một vụ tấn công khủng bố.
Vài năm gần đây, một số văn phòng chính quyền địa phương và các địa điểm công cộng ở Trung Quốc bị đánh bom với mục đích thu hút sự chú ý đối với vấn đề cá nhân.
Năm 2013, một người đàn ông kích nổ một loạt quả bom bi tự chế bên ngoài trụ sở chính quyền tỉnh ở miền bắc Trung Quốc, làm ít nhất một người chết và 8 người bị thương. Xinhua đưa tin người này "tìm cách trả thù xã hội". 
Cũng trong năm này, một người bán hàng rong đốt xe buýt ở tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung Quốc, khiến chính người này và 40 hành khách khác thiệt mạng. Động cơ là để trả thù chính quyền địa phương. 


Bom nổ liên tiếp 17 địa điểm tại Trung Quốc, nhiều tòa nhà sập

Bom nổ ở 17 địa điểm, trong đó cả trụ sở chính quyền, bệnh viện, trung tâm mua sắm, ở khắp huyện Liễu Thành, tỉnh Quảng Tây. Ít nhất 7 người chết, 51 người bị thương.
  • 21h25icon
    New York Times dẫn lời Bộ Công an Trung Quốc cho biết sẽ cử các nhà điều tra cấp cao đến thị trấn Đại Bộ.
  • 21h00icon
    hien-truong-tq-3658-1443622442.jpg
    Kính vỡ do áp lực của vụ nổ. Ảnh: Weibo
    Điều tra sơ bộ cho thấy chất nổ có thể được đặt trong các bưu kiện chuyển phát nhanh, chính quyền Liễu Châu cho biết. Sina dẫn lời công an huyện Liễu Châu xác nhận trước mắt còn 60 bưu kiện khả nghi do người dân phát hiện và thông báo. Công an đang canh gác, chờ đội rà phá bom mìn xử lý. 
    Nhân chứng nổ bom Trung Quốc: 'Như có tiếng phá đá trên núi'
    Một viên chức thị trấn Đại Bộ, nơi bị đánh bom cho biết nghe thấy tiếng như "phá đá trên núi" khi đang ngồi trong nhà.
  • 20h45icon
    Giới chức Liễu Thành mở họp báo về vụ việc. Theo Nhật báo Quảng Tây, cảnh sát xác định có tổng cộng 17 vụ nổ bom, 7 người thiệt mạng, hai người mất tích, 51 người bị thương. Họ cho biết đây không phải là một vụ tấn công khủng bố. Nghi phạm đánh bom đã được xác định và giới chức đang truy lùng tên này.
    d5103cd3gw1ewkt0m95jsj20k00f07-5139-3004
    Giới chức Liễu Thành tổ chức họp báo tại trung tâm chống khủng bố của huyện. Ảnh: Sina
    Trung Quốc xác định nghi phạm vụ đánh bom liên hoàn
    Nguồn tin giấu tên từ công an Trung Quốc cho biết nghi phạm vụ đánh bom liên tiếp ở Liễu Thành, Quảng Tây đã được xác định và động cơ có thể do tư thù.
  • 20h44icon
    CQJ2hK6UwAAQ-Ys-5460-1443622868.jpg
    Bụi khói mù mịt, đất đá vung vãi sau vụ nổ. Ảnh: Weibo
    RT dẫn thông tin từ báo chí Trung Quốc cho biết các vụ nổ bom diễn ra trong thời gian từ 15h15 đến 17h. Các địa điểm bị tấn công gồm một trung tâm mua sắm, một nhà tù, trụ sở chính quyền huyện, một siêu thị, một bến xe, một bệnh viện, một khu tập thể của cơ quan chăn nuôi, một chợ rau, và trung tâm kiểm soát dịch bệnh.
  • 20h05icon
    Tài khoản Weibo của Bộ Công an Trung Quốc cho biết, nghi phạm là nam giới, 33 tuổi, người thị trấn Đại Bộ, thuộc huyện Liễu Thành. Trụ sở chính quyền thị trấn là một trong những mục tiêu bị tấn công.
  • 20h00icon
    guangxi-1902-1443618066.jpg
    Gạch đá vung vãi trên đường phố sau vụ nổ. Ảnh: Weibo
  • 19h55icon
    Tòa nhà cao tầng sập một phần do sức ép vụ nổ
    Video: Sina
  • 19h02icon
    Xe bị rách bươm trong một vụ nổ:
    Vụ nổ liên hoàn xảy ra một ngày trước khi Trung Quốc mừng Quốc khánh (1/10). 
  • 19h00icon
    Sina dẫn nguồn tin nội bộ công an Liễu Thành cho biết nghi phạm đã được xác định, động cơ có thể do báo thù cá nhân vì một mâu thuẫn y tế. Tên này đã từng gây náo loạn ở bệnh viện và bị công an theo dõi.
    Vài năm gần đây, một số văn phòng chính quyền địa phương và các địa điểm công cộng ở Trung Quốc bị đánh bom với mục đích thu hút sự chú ý đối với vấn đề cá nhân. 
    Nhà cửa, đường phố tan nát sau vụ nổ bom ở Trung Quốc
    15 vụ nổ liên tiếp làm nhiều tòa nhà đổ sập, để lại mảnh vỡ la liệt trên đường phố Liễu Thành, Quảng Tây.
  • 18h56icon
    khoi-1828-1443614872.jpg
    Khói bốc lên trong vụ nổ. Ảnh: Twitter
  • 18h45icon
    combo-bldg-4245-1443614407.jpg
    Ảnh các tòa nhà bị sập được chia sẻ trên mạng Weibo. Ảnh: Weibo
    Xinhua cho biết ít nhất 6 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương trong 15 vụ nổ liên tiếp ở huyện Liễu Thành. Trong số những người thiệt mạng, 5 người chết tại hiện trường vụ nổ, một người thiệt mạng sau khi được đưa đi cấp cứu. 
    Theo Nanzao, vụ nổ đầu tiên xảy ra lúc 15h50 (giờ địa phương), tiếp sau đó là hàng loạt vụ nổ. Công an huyện Liễu Thành lúc 17h14 thông báo khẩn cấp các vụ nổ nghi ngờ do bom thư, yêu cầu người dân không mở bưu kiện vừa được gửi.
  • 18h42icon
    no-8437-1443611108.jpg
    Hiện trường vụ nổ ở huyện Liễu Thành, tỉnh Quảng Tây. Ảnh:Weibo
    Người dân nghe thấy những tiếng nổ vào khoảng 16h45, và một phần tòa nhà cao tầng bị sập, CCTV đưa tin trên tài khoản mạng xã hội Weibo. Đài cho biết ba người chết và 13 người bị thương.
    Cơ quan an toàn địa phương đã phát báo động khẩn cấp, cho biết vụ nổ xảy ra do bom thư và kêu gọi công chúng không mở các bưu kiện, Nanguo Zaobao đưa tin trên Weibo. 
    Cảnh sát trưởng Zhou Changqing cho biết các bưu kiện chứa chất nổ gây ra vụ nổ chết người. Cảnh sát vẫn đang điều tra vụ việc, trong khi hoạt động cứu hộ đang tiếp diễn.
    tq-5972-1443611707.jpg
    Hiện trường vụ nổ bom. Ảnh: Sina
    Theo Sinacông an Liễu Thành ban đầu xác định đây là vụ án hình sự, bom thư phát nổ ở 13 địa điểm, bao gồm trung tâm thương mại, trại giam, văn phòng ủy ban nhân dân huyện, siêu thị, bến xe, bệnh viện...
    Ifeng dẫn lời bà Trương, một nhân chứng ở bến xe, vụ nổ tại đây xảy ra khoảng 16h40. Lúc đó, bà đang đứng tại khu nhà chờ thì nghe thấy tiếng "bùm" ở cổng ra vào bến xe. Nhân viên bến xe nhanh chóng sơ tán hành khách đứng chờ ra bãi đỗ xe, đưa họ lên xe và rời khỏi bến.
    toa-nha-chinh-quyen-8385-1443613019.jpg
    Tòa nhà chính quyền và một chiếc ôtô bị thiệt hại trong vụ nổ. Ảnh: Weibo
    Bà Trương cho biết, toàn bộ cửa kính tầng một bị sức ép làm vỡ tan. Bà là giáo viên thực tập của một trường học. Sau khi vụ nổ xảy ra, nhà trường nhắn tin cho bà, nói nghi ngờ vụ nổ do bom thư, yêu cầu tất cả giáo viên không được nhận bất cứ bưu kiện nào.
    vi-tri-7043-1443612025.jpg
    Vị trí huyện Liễu Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đồ họa: Googlemap


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons