Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

Trung Quốc sẽ trả đũa nếu Mỹ cáo buộc Trung Quốc làm rò rỉ Covid

 Trung Quốc thề sẽ trả đũa nếu Mỹ cáo buộc Trung Quốc làm rò rỉ Covid từ phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán. Trung Quốc đặt vấn đề virus corona đến từ Fort Detrick ở Maryland và còn làm hẳn nhạc rap để gây thanh thế cho tuyên bố đó.

Xem video https://www.youtube.com/watch?v=j7PdG5yJN5c

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

An ninh lương thực của Trung Quốc bị đe dọa?



Nông dân, thương lái đua nhau "găm hàng" khiến lượng thu mua lương thực dự trữ quốc gia của Trung Quốc sụt giảm và giá cả leo thang trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai hoành hành.



Theo SCMP, giá lúa mì và ngô tại Trung Quốc tăng vọt làm dấy lên quan ngại về việc liệu nguồn cung lương thực tại quốc gia đông dân nhất thế giới có được đảm bảo trong bối cảnh nước này ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc, đất canh tác bị thu hẹp và những gián đoạn gây ra bởi hàng loạt thảm họa thiên nhiên gần đây.

Bằng chứng mới nhất là sự sụt giảm trong lượng thu mua lúa lúa mì vụ thu hoạch hè của chính phủ - loại ngũ cốc quan trọng với các hộ gia đình Trung Quốc. Theo dữ liệu do Cục Dự trữ Chiến lược và Lương thực Quốc gia Trung Quốc (NFSRA) công bố, hệ thống dự trữ ngũ cốc quốc gia của nước này đã mua vào 41 triệu tấn lúa mì trong giai đoạn từ 1/6-31/7, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nông dân, thương lái đua nhau "găm hàng"

Theo giới quan sát, nhiều nông dân đã quyết định tích trữ ngũ cốc tại nhà thay vì bán cho chính phủ do lo ngại về đại dịch Covid-19.



Nông dân thu hoạch lúa mì tại Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.


Ma Xiaojuan, Phó tổng giám đốc Tổng công ty ngoại thương dầu và ngũ cốc Hà Nam, cho biết nông dân nước này đã dự trữ thêm khoảng 20-30% tại nhà, trong khi các thương lái - lực lượng có vai trò quan trọng kết nối nông dân và các kho dự trữ nhà nước - cũng đang tích trữ ngũ cốc để chờ giá tăng cao hơn.

Tại Hà Nam, một trong những tỉnh trồng lúa mì lớn tại Trung Quốc, hệ thống thương mại trực tuyến để thu mua ngũ cốc của các kho lương thực do nhà nước vận hành đã đóng cửa từ hôm thứ năm, theo một thông báo của chi nhánh tại địa phương của Hợp tác xã Dự trữ Ngũ cốc Trung Quốc. Nguyên nhân đóng cửa không được đưa ra. Nhưng theo các nhà phân tích, rõ ràng không có nhiều thương lái muốn bán ngũ cốc cho các kho của nhà nước với mức giá tương đối thấp do là 2.240 NDT (322 USD) một tấn.

Tại tỉnh Sơn Đông, một tỉnh trồng lúa mì lớn khác, giá lúa mì tháng 7 đã tăng lên 2.380 NDT/tấn, cao hơn khoảng 5% so với năm ngoái.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng sự sụt giảm trong lượng mua ngũ cốc vụ hè của chính phủ Trung Quốc không phải là dấu hiệu cho thấy sẽ có vấn đề nào đó sắp xảy ra. Tình trạng tương tự từng xảy ra vào năm 2016 và 2018. Bên cạnh đó, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết sản lượng ngũ cốc vụ hè của nước này, gồm lúa mì và gạo, đạt 142,81 triệu tấn - mức cao nhất trong lịch sử bất chấp dịch bệnh và lũ lụt nghiêm trọng ở khu vực dọc sông Dương Tử.

Tuy nhiên, áp lực về nguồn cung trên thị trường ngũ cốc Trung Quốc là điều rõ ràng. Giá ngô tại Trung Quốc, được dùng chủ yếu trong chăn nuôi, đã tăng lên mức cao nhất 5 năm, buộc nhiều nhà máy và người chăn nuôi phải chuyển sang dùng lúa mì.
Rủi ro lớn nếu xảy ra 'chiến tranh lương thực'

Nhằm hạ giá lúa mì, Bắc Kinh đã bán đấu giá 6,17 triệu tấn lúa mì dự trữ trong kho tính từ đầu năm đến ngày 27/7, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu đấu giá chính thức của nước này.



Thương lái chờ khách tại chợ ngũ cốc Tây Đông ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AP.


Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu ngũ cốc từ nước ngoài. Dù là nước nắm giữ hơn 50% tồn kho lúa mì toàn cầu và cũng là nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đã phải nhập khẩu một lượng lớn mặt hàng này trong nửa đầu năm 2020 - ở mức cao nhất trong một thập kỷ qua. Chỉ riêng trong tháng 6, kim ngạch nhập khẩu lúa mì của nước này đạt mức cao nhất 7 năm.

Lãnh đạo và quan chức nước này liên tục nhấn mạnh rằng cung lương thực trong nước vẫn đang được kiểm soát tốt, nhưng theo các nhà phân tích, chính việc này càng làm dấy lên nghi ngờ về các vấn đề liên quan tới nguồn cung. Trong chuyến thăm tới Cát Lâm - tỉnh trồng ngô và đậu tương lớn - vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc giục chính quyền địa phương có biện pháp đảm bảo nguồn cung ngũ cốc.

Bên cạnh đó, ngày càng nhiều người lo lắng về việc Trung Quốc phụ thuộc vào nông sản Mỹ, một phần của thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Bắc Kinh và Washington.

Trong một báo cáo công bố hôm 1/8, các nhà phân tích tại Tập đoàn Đầu tư Nông nghiệp Hắc Long Giang - một công ty nông nghiệp quốc doanh lớn, cho rằng Mỹ có thể phát động một “cuộc chiến lương thực” chống lại Trung Quốc bằng cách cắt giảm nguồn cung cấp lương thực - điều có thể “nguy hiểm hơn so với chiến tranh thương mại”.

“Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Nếu Mỹ phát động một ‘cuộc chiến lương thực’, an ninh lương thực của Trung Quốc sẽ chịu áp lực rất lớn", các nhà phân tích viết.

Zhang Hongyu, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý và Hệ thống Kinh tế Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc không nên lãng phí một tất đất canh tác nào. "Chúng ta nên đảm bảo đủ diện tích trồng trọt để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho nguồn cung các loại lương thực thiết yếu", Hongyu khẳng định.


Khẩu trang Trung Quốc rớt giá thảm do chất lượng kém

 Hàng chục nghìn nhà máy khẩu trang Trung Quốc đang phải vật lộn để tồn tại khi đối mặt với các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và không thể xuất khẩu.

Rất nhiều nhà máy sản xuất khẩu trang Trung Quốc đang phải vật lộn để tồn tại do chất lượng không đảm bảo. Ảnh: AFP


Tuy nhiên sau rất nhiều vụ việc và than phiền về chất lượng các lô khẩu trang có nguồn gốc từ Trung Quốc chuyển đi các nước theo đơn đặt hàng, hiện nay các nước đều yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chất lượng của mặt hàng này, cộng với nhu cầu trong nước giảm nên khiến nhiều doanh nghiệp trong nước lâm vào thế khó.

Hồi cuối năm ngoái, khi dịch bệnh viêm phổi cấp lần đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vũ Hán của nước này trước khi lan rộng ra toàn cầu, chính phủ Trung Quốc đã phát động một chiến dịch quy mô lớn sản xuất đồ bảo hộ để đáp ứng tình trạng khủng hoảng thiếu trong thời gian bùng phát đại dịch.

Theo các nhà nghiên cứu tại hãng tư vấn Daxue Consulting có trụ sở tại Trung Quốc, việc các công ty khởi nghiệp đổ xô vào lĩnh vực sản xuất khẩu trạng ăn theo đại dịch Covid-19 đã dẫn đến tình trạng "thả nổi khâu kiểm soát chất lượng và vàng thau lẫn lộn”. Trên thực tế đã có rất nhiều các công ty đang từ lĩnh vực sản xuất ô tô hay tã giấy đã quay ngoắt sang dây chuyền sản xuất khẩu trang để xuất khẩu kiếm lợi nhuận.

Yang Hao, giám đốc bán hàng tại công ty CCST có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến trước đây chuyên sản xuất máy lọc không khí cho biết: “Hiện các đơn đặt hàng khẩu trang của chúng tôi đã giảm trung bình từ năm đến sáu lần so với hồi tháng 4 và mặt hàng này đang bị chất đống trong kho. Nhà máy của chúng tôi cũng không còn phải sản xuất xuyên ca từ ngày sang đêm nữa".

Theo các nhà phân tích, vào thời điểm này nhiều công ty đã tham gia vào hoạt động sản xuất khẩu trang ở đại lục đang tiếp tục rút lui. Bản tin Lao động việc làm Trung Quốc, cơ quan chuyên theo dõi tình trạng bất ổn của giới công nhân ở trong nước  cho biết, vài tháng qua đã xuất hiện một số cuộc biểu tình của công nhân do một số nhà máy sản xuất khẩu trang bị đóng cửa đột ngột và nhân viên không được trả lương.

Đại diện những công ty này cho biết, nguyên nhân là do số lượng đơn đặt hàng mua khẩu trang đã giảm đáng kể nên họ đang phải xoay xở tìm cách quay trở lại ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ban đầu của mình.

"Doanh nghiệp của chúng tôi đa ngành nghề nên đã đẩy mạnh sản xuất khẩu trang khi đại dịch bùng phát nhưng chúng tôi sẽ chuyển hướng trở lại sản xuất các sản phẩm khác trong thời gian tới", một giám đốc họ Xu tại công ty sản xuất các sản phẩm y tế ở tỉnh Hà Bắc chia sẻ.

Ông Xu cho biết, hiện giá mỗi chiếc khẩu trang của công ty này đang bán với giá 0,4 nhân dân tệ (khoảng 6 xu Mỹ), nghĩa là chỉ bằng một phần tư giá so với thời điểm bùng phát dịch bệnh hồi đầu năm.

Khẩu trang Trung Quốc bị cạnh tranh khốc liệt

Sau vố số những phàn nàn từ các nước về chất lượng mặt hàng khẩu trang Trung Quốc có chất lượng thấp, không đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch coronavirus, các nhà chức trách Trung Quốc đã buộc phải yêu cầu phải có giấy chứng nhận về chất lượng đối với những doanh nghiệp muốn xuất khẩu khẩu trang. Đây là một trong những lý do khiến cho nhiều cơ sở sản xuất khẩu trang nhỏ lẻ, tranh thủ cơ hội dịch bệnh để kiếm lời bị ảnh hưởng.

Rất nhiều nhà máy từng lao vào sản xuất khẩu trang xuyên đêm hồi đầu năm nay đã phải đóng cửa hàng loạt vì chất lượng khẩu trang Trung Quốc mất uy tín. Ảnh: EPA

Theo các nhà phân tích, chỉ tính từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 50 tỷ chiếc khẩu trang - tăng gấp 10 lần tổng sản lượng của năm ngoái. Vào nhiều thời điểm, Bắc Kinh đã sử dụng chiến dịch quyên góp khẩu trang như một công cụ tuyên truyền, được các nhà quan sát mô tả là "ngoại giao khẩu trang" nhằm giảm bớt và đánh lạc hướng cuộc chiến đổ lỗi cho Trung Quốc là nguồn lây lan coronavirus đi nhiều quốc gia.

Ông Yang cho biết, các hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ đều được thực hiện thông qua một nước thứ ba do căng thẳng ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh ngày một lên cao.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, hiện Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp khẩu trang  hàng đầu thế giới do có nhiều công ty lớn chuyên hoạt động trong lĩnh vực này, nhất là khi làn sóng tái phát dịch bệnh đang tiếp tục tấn công toàn cầu.

Hồi tháng trước, nhà sản xuất khẩu trang chuyên dụng 3M của Mỹ cho biết, họ đang trong dây chuyền sản xuất 2 tỷ chiếc khẩu trang N95 trong năm 2020, tăng gấp đôi công suất thông thường.

Chuyên gia phân tích Wilfred Yuen, tại ngân hàng BOCI ở Hồng Kông cho hay: “Nhu cầu khẩu trang y tế vẫn sẽ tăng ở Mỹ và nhiều quốc gia khác ở châu Á và châu Âu do những nước này không thể đảm bảo được nguồn cung ở trong nước. Tuy nhiên cuộc chiến sắp tới sẽ đẩy nhiều nhà sản xuất khẩu trang kém chất lượng bị loại ra khỏi thị trường do nhu cầu về khẩu trang thế giới dần chậm lại hoặc nguồn cung khẩu trang chất lượng tốt hơn ngày một tăng lên”.


Kinh tế Trung Quốc có thoát suy thoái do dịch Covid-19?

 Theo một số chuyên gia Trung Quốc, nền kinh tế nước này đã thoát khỏi cuộc suy thoái do dịch Covid-19 gây ra và đang trên đà phục hồi tăng trưởng theo hình chữ V kể từ quý II/2020.

trung quoc huong toi giai doan phuc hoi manh me sau dich covid 19
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc quý II tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Triển vọng lạc quan cho kinh tế Trung Quốc

Trong quý II vừa qua, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đảo ngược mức giảm 6,8% trong quý trước đó. Với một số chỉ số kinh tế giữa năm khả quan khác, giới chuyên gia nước này cho rằng đà phục hồi của nền kinh tế thứ hai thế giới giờ mới bắt đầu.

Ông Shao Yu, nhà kinh tế trưởng tại tại công ty môi giới chứng khoán Orient Securities nhận định, nền kinh tế Trung Quốc đã dần dần thoát ra khỏi tình trạng sụt giảm và gần như trở lại mức trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Đà phục hồi này đã được hỗ trợ bởi những biện pháp kích thích giúp ổn định thị trường việc làm, chuỗi công nghiệp và lĩnh vực dịch vụ

Dữ liệu mới nhất cho thấy Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của lĩnh vực chế tạo Trung Quốc đã tăng từ mức 50,9 hồi tháng Sáu lên 51,1 trong tháng Bảy, đánh dấu tháng tăng thứ năm liên tiếp. Điều này cho thấy niềm tin của các thị trường đã trở nên mạnh mẽ hơn.

Ông Steven Zhang, nhà kinh tế trưởng của liên doanh giao dịch chứng khoán Morgan Stanley Huaxin Securities nhận xét, Trung Quốc có lợi thế về thể chế, cho phép nước này phản ứng nhanh và linh hoạt hơn đối với các trường hợp khẩn cấp về an toàn cộng đồng như dịch Covid-19.

Theo ông Zhang, việc Chính phủ Trung Quốc nhanh chóng thực hiện một loạt các biện pháp, bao gồm tăng chi tiêu tài khóa, giảm thuế, hạ lãi suất cho vay cũng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế là một trong những lý do chính tạo ra mức tăng trưởng tích cực của quý II.

Một dấu hiệu đáng chú ý mà ông Zhang chỉ ra là nhập khẩu của Trung Quốc từ các nền kinh tế mới nổi đã tăng lên đáng kể, cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ hỗ trợ các nền kinh tế khác.

Trong sáu tháng đầu năm, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2.090 tỷ NDT (khoảng 301,12 tỷ USD). Kim ngạch thương mại với các nước tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) cũng chiếm 29,5% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, tăng 0,7 điểm phần trăm so với cùng giai đoạn năm 2019.

Ông Zhang nói rằng hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á, gồm các nước tham gia B&R và ASEAN dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa nhờ khoảng cách địa lý ngắn và chi phí hậu cần thấp hơn.

Xây dựng nền tảng vững chắc hơn

Ông Zhang nhận định, nền kinh tế Trung Quốc gần như đã vượt qua tác động của khủng hoảng Covid-19 và đang đi vào quỹ đạo phục hồi hình chữ V. Chuyên gia của Morgan Stanley Huaxin dự báo, đà phục hồi này sẽ tiếp tục được củng cố trong quý III và IV, để rồi kết thúc năm 2020 với mức tăng dự kiến đạt 2,5% đến 3%.

Với vai trò là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiêu dùng sẽ bắt kịp đà phục hồi chung và ghi nhận một số nhu cầu bị dồn nén trong đại dịch được giải phóng trong nửa cuối năm, khi lĩnh vực dịch vụ tăng tốc.

Nhờ các chính sách đảm bảo sự ổn định của thị trường việc làm, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tăng cưởng chi tiêu hơn nữa khi hai yếu tố nền tảng cho sự phục hồi tiêu dùng là tỷ lệ thất nghiệp thành thị và thu nhập của người dân đều đang ổn định.

The Economist:

The Economist: 'Sức khỏe' tài chính ổn định, kinh tế Việt Nam an toàn sau dịch Covid-19

Một cuộc khảo sát chính thức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của Trung Quốc đứng ở mức 5,7% trong tháng Sáu, giảm 0,2 điểm phần trăm so với tháng Năm. Thu nhập của người dân dự kiến cũng sẽ ổn định nhờ vào các số liệu kinh tế vững chắc. Trong sáu tháng đầu năm 2020, thu nhập khả dụng bình quân đầu người ở thành thị Trung Quốc đạt 21.655 NDT, tăng 1,5% theo danh nghĩa.

Ông Shao Yu của Orient Securities cũng nhận định trong khi các yếu tố kinh tế cơ bản đang được củng cố, các động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc như cơ sở hạ tầng mạng 5G, Trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây đã thu hút được dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư. Chúng sẽ trở thành điểm sáng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch.

Chuyên gia Shao nói thêm rằng trong nửa cuối năm nay, ngoài các biện pháp ổn định, Chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn vào nhu cầu trong nước, cơ sở hạ tầng mới, các ngành công nghiệp trực tuyến và các doanh nghiệp tư chuyên về đổi mới sáng tạo để tạo đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn, bất chấp những bất ổn toàn cầu.

Trung Quốc liên tục dành lời "có cánh" cho công ty Nhật

 TQ liên tục dành lời "có cánh" cho công ty Nhật, cứu chuỗi cung ứng không bị Mỹ chặn đứng

Động thái này được xem là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng của Trung Quốc giữa bối cảnh căng thẳng với Mỹ.

ong cuộc gặp với các doanh nghiệp hồi tháng 7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi nhà sáng lập công ty Panasonic của Nhật Bản là một người có tầm nhìn như Thomas Edison.

"Ông Konosuke Matsushita không chỉ là một người quản lý giỏi mà còn là một nhà lãnh đạo đổi mới ", ông Tập phát biểu tại một sự kiện ở Bắc Kinh.

Đại diện của Panasonic là một trong 7 doanh nhân được mời chia sẻ ý kiến ​ về nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19, cho thấy tầm quan trọng của của công ty Nhật Bản trong mắt giới lãnh đạo Trung Quốc.

Năm 1978, ông Matsushita đã gặp nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc. Và đến năm 1987, Panasonic đã ra mắt liên doanh đầu tiên tại Trung Quốc.

Hai ngày sau, Xin Guobin, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin của Trung Quốc, đã nói các phóng viên rằng họ nên đến thăm Công ty Toyota Motor nếu có dịp đến Nhật Bản.

"Họ liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm", vị Thứ trưởng nói về nhà sản xuất ô tô.

Những lời khen ngợi dành cho các công ty Nhật Bản, được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Trung - Mỹ diễn ra trên nhiều mặt từ thâm hụt thương mại, công nghệ cao hay vấn đề Biển Đông, dường như là một phần chiến dịch của Bắc Kinh.

Chạy theo lợi nhuận, nông dân Trung Quốc không ngờ hậu quả khó lường

 Chạy theo lợi nhuận, nông dân Trung Quốc không ngờ hậu quả khó lường: "Tham thì thâm"?

Nhiều nông dân Trung Quốc đã biến các ruộng lúa thành nơi nuôi tôm hùm đất, làm ảnh hưởng tiêu cực tới chiến lược an ninh lương thực của địa phương và quốc gia.

Tôm hùm đất lên ngôi

Một nghiên cứu mới cảnh báo sự bùng nổ của các trang trại nuôi tôm hùm đất tại Trung Quốc đang đe dọa tới an ninh lương thực quốc gia, làm phức tạp nỗ lực đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

SCMP dẫn nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết, do nhận được sự ưa chuộng của giới trẻ nước này, sản lượng tôm hùm đất tại Trung Quốc đã tăng gấp 30 lần trong khoảng thời gian từ năm 2003 tới năm 2018, đạt 1,6 triệu tấn.

Diện tích đất nông nghiệp dùng để nuôi tôm hùm đất cũng tăng chóng mặt, khiến đất trồng các loại nông sản khác giảm mạnh. Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã có nghiên cứu kéo dài 5 năm về hoạt động nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa và có nhiều phát hiện quan trọng.

Theo đó, nhiều nông dân đã đào các con mương lớn hơn, biến các ruộng lúa ngập nước theo mùa trở thành ao nước ngập để nuôi tôm hùm, làm giảm đáng kể diện tích đất khô để trồng trọt mùa đông. Bài nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí China Comment và đây là tạp chí có liên kết với hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, Trung Quốc.

Nghiên cứu cho thấy trong số 667.000 héc-ta ruộng nuôi trồng kết hợp tôm hùm đất - lúa ở trung lưu sông Dương Tử, chỉ khoảng 1 nửa diện tích đất trồng được sử dụng cho trồng trọt nông sản vào mùa đông.

Chạy theo lợi nhuận, nông dân Trung Quốc không ngờ hậu quả khó lường: Tham thì thâm? - Ảnh 1.

Tôm hùm đất được nuôi tại các ruộng ngập nước. Ảnh: Tân Hoa Xã

Liu Hongbin, nhà nghiên cứu thuộc tạp chí nói trên, bình luận: "Ngập nước lâu ngày sẽ có ảnh hưởng rất tiêu cực tới chất lượng đất đai. Việc này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng chiến lược an ninh lương thực của Trung Quốc".

Nhấn chìm ruộng trong nước

Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, tôm hùm đất có thể được bán với giá cao và chính quyền các địa phương đã khuyến khích hoạt động nuôi trồng kết hợp tôm với lúa. Tại một số nơi, lãnh đạo địa phương đã kết nối chương trình nuôi tôm hùm đất với sáng kiến xóa đói giảm nghèo của ông Tập Cận Bình. Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc thậm chí đã vinh danh 1 trong "10 nông dân xuất sắc" ở Trung Quốc vào năm ngoái, cho thấy sự thành công của người nông dân này trong việc trồng lúa và nuôi tôm hùm đất trên cùng một khu ruộng.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiều nông dân đang ưu tiên nuôi tôm hùm đất hơn. Trong một số trường hợp, nông dân Trung Quốc trồng lúa nhưng không thu hoạch mà "để cho tôm hùm đất ăn". Nhiều người còn tiếp tục đào thêm mương và nhấn chìm các ruộng lúa trong nước.

Báo cáo không chỉ ra một con số cụ thể về số lượng nông sản bị thiệt hại do chuyển sang nuôi tôm hùm đất. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh nuôi tôm hùm đất đã gây ra nhiều mối lo ngại.

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, 75% trong số 1,1 triệu héc-ta để nuôi tôm hùm đất trong năm 2018 là những ruộng lúa nuôi trồng kết hợp.

Trong số 5 tỉnh nuôi tôm hùm đất nhiều nhất - tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy, Giang Tô và Giang Tây, với tổng sản lượng chiếm 90% sản lượng cả nước - diện tích dùng để nuôi tôm hùm đất đã tăng 2,8 lần trong giai đoạn từ năm 2012 tới năm 2018.

Tuy nhiên, chính quyền các khu vực sẽ phải xem xét lại chiến lược nông nghiệp sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ đánh giá về thành tựu của các tỉnh trong việc đảm bảo an ninh lương thực - 1 trong 6 điều "cần đảm bảo" mà chính quyền trung ương đã đề ra sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tháng trước, Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa - quan chức chịu trách nhiệm về vấn đề nông nghiệp - nói cần phải ngăn chặn hiện tượng đánh đổi đất trồng lương thực để trồng các loại cây khác hoặc nuôi thủy sản. Trong khi đó, các quan chức địa phương vẫn được yêu cầu để đảm bảo đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong năm nay.

Argentina ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ lớn với Trung Quốc

 Argentina ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ lớn với Trung Quốc

 Ngày 7/8, Ngân hàng Trung ương Argentina thông báo đã đạt thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trong 3 năm với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc với tổng trị giá 130 tỷ nhân dân tệ (tương đương 18,7 tỷ USD).

 

Theo phóng viên TTXVN tại Argentina, đây là lần thứ năm hai nước ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ sau thỏa thuận vào các năm 2009, 2014, 2017 và 2018.
Ngân hàng Trung ương Argentina cho biết việc đạt được thỏa thuận hoán đổi tiền tệ mới với Trung Quốc sẽ góp phần củng cố ổn định tài chính cho Argentina, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước. Hai bên sẽ trao đổi một lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá định trước để đối phó với biến động tỷ giá trên toàn cầu. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Argentina có thể rút các khoản tiền này trong trường hợp khẩn cấp.
Cũng theo Ngân hàng Trung ương Argentina, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ lần này có giá trị tương đương 43% dự trữ ngoại tệ của Argentina, hiện ở mức 43,3 tỷ USD.
Argentina và Trung Quốc ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đầu tiên vào năm 2019 dưới thời của Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner. Khi đó, thỏa thuận có trị giá hơn 10 tỷ USD, được coi như phương tiện hỗ trợ cho chính phủ của bà Kirchner trong bối cảnh nguồn tiền dự trữ suy yếu, trong khi phí nhập khẩu năng lượng và các khoản nợ tăng.

Trong các năm 2014, 2017 và 2018, hai nước tiếp tục ký thêm các thỏa thuận gia hạn và bổ sung khoảng 31 tỷ USD./.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons