Trang Daily Beast dẫn lời các nhà phân tích, khẳng định: Kim Jong-un tự ký "trát bắt chết", vì ngay cả Trung Quốc cũng tham gia "chiến lược bóp cổ" Triều Tiên.
Chiến lược này do Hàn Quốc lên kế hoạch phản công, sau vụ Triều Tiên thử hạt nhân ngày 6.1 và phóng tên lửa tầm xa ngày 7.2, vi phạm các lệnh cấm của LHQ.
Mỹ-Hàn chấm dứt “chiến lược kiên nhẫn” đối với Triều Tiên
Trong một tuyên bố, Hội đồng quốc phòng Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân “vì công lý” vào Mỹ, các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương và vào Hàn Quốc. Tuyên bố viết: “Nếu chúng ta nhấn vào nút để xóa xổ kẻ thù ngay lúc này, tất cả căn cứ của bọn khiêu khích sẽ nhanh chóng bị vùi vào biển lửa và hóa thành tro bụi”.
Hiện Triều Tiên chưa lên kế hoạch tấn công hạt nhân, nhưng xem ra Bình Nhưỡng sẵn sàng tấn công các nước láng giềng hoặc Mỹ và một cuộc tấn công sẽ kích hoạt xung đột trên bán đảo Triều Tiên và xa hơn.
“Chiến lược kiên nhẫn” của Mỹ đối với Triều Tiên đã có từ 50 năm qua, khiến Bình Nhưỡng phớt lờ các lệnh cấm vận, đã đến lúc phải kết thúc. Sau hai cuộc thử hạt nhân và tên lửa mới nhất, cộng đồng quốc tế đã có các biện pháp cứng rắn để chống các hành động khiêu khích của ông Kim Jong-un.
Ngày 18.2, Tổng thống Mỹ Barack Obama ký Luật tăng cường trừng phạt Triều Tiên (HR 757).
Nhật Bản quyết cấm tàu Triều Tiên cập cảng và ký các biện pháp bắt buộc khác. Cùng lúc, Hàn Quốc đóng cửa khu công nghiệp Keasong trên đất Triều Tiên, khiến Bình Nhưỡng mất khoản thu nhập khoảng 120 triệu USD/năm.
Hôm 8.3, Hàn Quốc đơn phương trừng phạt đối với 38 cá nhân và 30 tổ chức Triều Tiên có liên quan chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) của Triều Tiên.
Nhóm tổ chức bị vào “danh sách đen” gồm các ngân hàng, công ty thương mại và công ty tàu bè cùng một trung tâm nghiên cứu hạt nhân.
Các cá nhân gồm kim Yong-chul, một cựu lãnh đạo tình báo Triều Tiên, từng chịu trách nhiệm 2 vụ Triều Tiên tấn công khiến 50 người Hàn Quốc chết hồi tháng 10.
1 người Singapore và 1 người Đài Loan và 6 công ty ở Myanmar, Thái Lan, Đài Loan cùng các nước khác sẽ bị Hàn Quốc trừng phạt, vì gián tiếp giúp Triều Tiên.
Lệnh tăng trừng phạt này thể hiện đúng lời dọa công khai của nữ Tổng thống Park Geun-hee hồi trung tuần tháng 2: “sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn, hiệu quả hơn để đẩy nhanh tốc độ sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng”.
Trong tuyên bố, chính phủ Hàn Quốc nói người Hàn Quốc sẽ bị cấm làm ăn về tài chính và ngoại thương với nhóm cá nhân-tổ chức bị đưa vào “danh sách đen” vốn bị Hàn Quốc niêm phong tài sản.
Lệnh trừng phạt cũng cấm cập cảng Hàn Quốc đối với bất kỳ tàu thuyền đã cập cảng Triều Tiên trong vòng 180 ngày trước đó. Trước đây Hàn Quốc chỉ cấm tàu Triều Tiên cập cảng.
Theo Reuters, các biện pháp mới nhằm làm các công ty tàu thuyền và các công ty thương mại đang làm ăn với Triều Tiên nên tránh xa nước này.
Chính phủ Hàn Quốc nói sẽ tiếp tục khuyến cáo công dân Hàn Quốc chớ ăn tại các nhà hàng Triều Tiên trên toàn thế giới. Triều Tiên điều hành khoảng 130 nhà hàng này ở TQ và các nước khác. Hàn Quốc nói các nhà hàng này là nguồn thu ngoại tệ cho chương trình WMD của Triều Tiên.
… Seoul dẫn đầu “chiến lược bóp cổ” Triều Tiên, được TQ ủng hộ
Phản ứng của Seoul gây ấn tượng mạnh, vì hơn 20 năm qua, Hàn Quốc ráng tìm hòa bình, làm thân với dòng họ Kim, thông qua chính sách Ánh Dương mà đầu tư-thương mại vô điều kiện với Bình Dưỡng, thậm chí có những đề nghị khó thực hiện nhằm vươn tới mục tiêu hòa giải dân tộc.
Nhưng nay, Hàn Quốc lại dẫn đầu chiến dịch “chiến lược bóp cổ” Triều Tiên, theo nhà phân tích David Maxwell của đại học Georgetown (Mỹ).
Lệnh trừng phạt của Hàn Quốc tiếp sau nghị quyết 2270 của Hội đồng bảo an LHQ (UNSC) hôm 2.3, vốn có sự nhất trí trừng phạt Triều Tiên, kể cả sự nhất trí của TQ vốn có quyền phủ quyết.
Trước đây, nỗ lực làm thân với chế độ Kim của Hàn Quốc giúp TQ tiếp tục tài trợ cho Bình Nhưỡng. Nhưng với sự đóng cửa Keasong, TQ nổi lên là phía duy nhất ủng hộ Bình Nhưỡng.
Ngày 9.3, Reuters đưa tin: có ảnh chụp ngày 4.3, Triều Tiên đang sử dụng xe tải “Hổ Vồ” (HOWO) do TQ sản xuất để chở hệ thống phóng đa rocket (MRLS). Bộ Ngoại giao TQ từ chối bình luận, nhưng nói Bắc Kinh quyết thực hiện nghị quyết 2270. Bộ cũng nói loại xe tải “Hổ vồ” TQ được bán đại trà cho Triều Tiên sử dụng ở ngành mỏ và xây dựng từ năm 2006.
Thông tin này cùng lúc hãng thông tấn KCNA dẫn lời ông Kim Jong-un: Triều Tiên đã có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để cài lên tên lửa đạn đạo. Ông còn thị sát các đầu đạn hạt nhân được thiết kế cho một phản ứng nhiệt hạch, ám chỉ quả bom nhiệt hạch mà Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử thành công ngày 6.1.
Ông cũng ra lệnh cải thiện sức mạnh và độ chính xác của các loại vũ khí.
Trước đó, ông Kim ra lệnh quân đội sẵn sàng tấn công phủ đầu Mỹ và Hàn Quốc, sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân, trước khi Mỹ-Hàn có cuộc tập trận chung từ ngày 7.3. Bình Nhưỡng gọi cuộc tập trận này là “động thái chuẩn bị chiến tranh hạt nhân” và dọa sẽ phản công tổng lực.
Nhưng trước khi UNSC ra nghị quyết 2270 - lệnh trừng phạt Triều Tiên thứ năm và cứng rắn nhất - thì TQ đã hành động: Ngân hàng Công Thương TQ (lớn nhất TQ) niêm phong tài khoản của khách hàng Triều Tiên ở thành phố Đan Đông chỉ cách Triều Tiên bởi con sông Yalu.
Theo báo Tokyo Shimbun ngày 9.3, có 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất TQ đã ngưng chuyển tiền USD và Nhân dân tệ qua Triều Tiên: là Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng TQ, Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Xây dựng cùng Ngân hàng Đan Đông cũng bỏ rơi người Triều Tiên.
Sau nghị quyết 2270, TQ đưa 31 tàu Triều Tiên vào “danh sách đen” và cấm 1 chiếc cập cảng TQ, hai chiếc khác đang phải rời xa các cảng TQ.
Vì Triều Tiên có ít nhất 75% hoạt động giao thương với TQ, Bắc Kinh có thể “bóp cổ”đồng minh nếu Bắc Kinh tiếp tục tuân thủ các biện pháp trừng phạt mới của LHQ.
Wu Dawei thường là đặc sứ bí mật của Bắc Kinh ở Triều Tiên đã bình luận với trang tin điện tử Pulse News (Hàn Quốc): Bình Nhưỡng “tự ký vào án bắt chết của mình”.
Vấn đề ai cũng biết là ông Kim Jong-un sẽ không chấp nhận ngồi yên chờ chết. Vậy ông sẽ làm gì? Rất có thể ông lại dở các chiến lược mà dòng họ Kim từng dùng, để tránh các biện pháp trừng phạt của UNSC, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bruce Bechtol, tác giả cuốn sách “Triều Tiên và an ninh khu vực thời Kim Jong-un”, nói với trang Daily Beast:
Người của ông Kim sẽ dùng chiêu “tung người thứ ba, các công ty vỏ bọc, các ngân hàng đồng lõa để tiến hành giao dịch bên ngoài hệ thống quốc tế”.
Theo Joshua Stanotn của trang blog Một Triều Tiên Tự do, Triều Tiên cũng có thể tiến hành giao dịch thông qua các cơ chế phi ngân hàng, cùng bọn buôn lậu tiền mặt, hoặc dưới dạng vàng, đồng bitcoin và các loại phiếu tiết kiệm có giá trị.
Thực tế là các nhà ngoại giao Triều Tiên từng chở nhiều va-li tiền mặt, sau khi Bộ Tài chính Mỹ năm 2005 khẳng định: ngân hàng Banco Delta Asia (ở Macau) là “vỏ bọc” để Bình Nhưỡng “rửa tiền”.
Theo Daily Beast, các nước đều biết biện pháp trừng phạt đều có thể “vắt khô” nguồn tiền mặt cần thiết của ông Kim Jong-un, từ đó buộc ông phải phản đòn. Nhưng họ vẫn thúc đẩy trừng phạt vì “đã chịu hết nổi Kim Jong-un”, theo chuyên gia Maxwell.
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi Triều Tiên sụp đổ?
Nhà phân tích Robert Collins suốt 37 năm qua của Bộ Quốc phòng Mỹ, nói với Daily Beast:
Triều Tiên đã tỏ bày sự phẫn nộ với những biện pháp trừng phạt, bằng cách tăng cường chiến dịch tuyên truyền, tấn công mạng và phô trương hỏa lực.
Ông nói thêm: bước kế tiếp là Triều Tiên sẽ tiếp tục khiêu khích, ví dụ nã pháo dọc Đường ranh giới phía bắc (NLL, biên giới biển ngoài khơi phía tây bán đảo Triều Tiên) hoặc lính đặc nhiệm Triều Tiên sẽ tấn công vào một trong các đảo ở khu vực NLL.
Chuyên gia Maxwell lưu ý: học thuyết Hàn Quốc ngày nay là “một đòn phản ứng quân sự dứt khoát, đúng nơi và đúng thời điểm của sự khiêu khích”.
Các biện pháp phản công này có nguy cơ gia tăng thành một cuộc xung đột quân sự, lôi tuột Bắc Á và các nước khác vào dính líu.
Nhưng sau nhiều năm phản ứng không hiệu quả trước việc Triều Tiên giết người Hàn Quốc, Seoul nay thấu hiểu phải liều lĩnh và trừng phạt các đòn khiêu khích của Triều Tiên.
Đối với Hàn Quốc và Mỹ, đây là lúc họ phải đứng trước những lựa chọn liều lĩnh cực kỳ nguy hiểm…
Vĩnh Thụy (theo Daily Beast, Reuters)
Chiến lược này do Hàn Quốc lên kế hoạch phản công, sau vụ Triều Tiên thử hạt nhân ngày 6.1 và phóng tên lửa tầm xa ngày 7.2, vi phạm các lệnh cấm của LHQ.
Mỹ-Hàn chấm dứt “chiến lược kiên nhẫn” đối với Triều Tiên
Trong một tuyên bố, Hội đồng quốc phòng Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân “vì công lý” vào Mỹ, các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương và vào Hàn Quốc. Tuyên bố viết: “Nếu chúng ta nhấn vào nút để xóa xổ kẻ thù ngay lúc này, tất cả căn cứ của bọn khiêu khích sẽ nhanh chóng bị vùi vào biển lửa và hóa thành tro bụi”.
Hiện Triều Tiên chưa lên kế hoạch tấn công hạt nhân, nhưng xem ra Bình Nhưỡng sẵn sàng tấn công các nước láng giềng hoặc Mỹ và một cuộc tấn công sẽ kích hoạt xung đột trên bán đảo Triều Tiên và xa hơn.
“Chiến lược kiên nhẫn” của Mỹ đối với Triều Tiên đã có từ 50 năm qua, khiến Bình Nhưỡng phớt lờ các lệnh cấm vận, đã đến lúc phải kết thúc. Sau hai cuộc thử hạt nhân và tên lửa mới nhất, cộng đồng quốc tế đã có các biện pháp cứng rắn để chống các hành động khiêu khích của ông Kim Jong-un.
Ngày 18.2, Tổng thống Mỹ Barack Obama ký Luật tăng cường trừng phạt Triều Tiên (HR 757).
Nhật Bản quyết cấm tàu Triều Tiên cập cảng và ký các biện pháp bắt buộc khác. Cùng lúc, Hàn Quốc đóng cửa khu công nghiệp Keasong trên đất Triều Tiên, khiến Bình Nhưỡng mất khoản thu nhập khoảng 120 triệu USD/năm.
Hôm 8.3, Hàn Quốc đơn phương trừng phạt đối với 38 cá nhân và 30 tổ chức Triều Tiên có liên quan chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) của Triều Tiên.
Nhóm tổ chức bị vào “danh sách đen” gồm các ngân hàng, công ty thương mại và công ty tàu bè cùng một trung tâm nghiên cứu hạt nhân.
Các cá nhân gồm kim Yong-chul, một cựu lãnh đạo tình báo Triều Tiên, từng chịu trách nhiệm 2 vụ Triều Tiên tấn công khiến 50 người Hàn Quốc chết hồi tháng 10.
1 người Singapore và 1 người Đài Loan và 6 công ty ở Myanmar, Thái Lan, Đài Loan cùng các nước khác sẽ bị Hàn Quốc trừng phạt, vì gián tiếp giúp Triều Tiên.
Lệnh tăng trừng phạt này thể hiện đúng lời dọa công khai của nữ Tổng thống Park Geun-hee hồi trung tuần tháng 2: “sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn, hiệu quả hơn để đẩy nhanh tốc độ sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng”.
Trong tuyên bố, chính phủ Hàn Quốc nói người Hàn Quốc sẽ bị cấm làm ăn về tài chính và ngoại thương với nhóm cá nhân-tổ chức bị đưa vào “danh sách đen” vốn bị Hàn Quốc niêm phong tài sản.
Lệnh trừng phạt cũng cấm cập cảng Hàn Quốc đối với bất kỳ tàu thuyền đã cập cảng Triều Tiên trong vòng 180 ngày trước đó. Trước đây Hàn Quốc chỉ cấm tàu Triều Tiên cập cảng.
Theo Reuters, các biện pháp mới nhằm làm các công ty tàu thuyền và các công ty thương mại đang làm ăn với Triều Tiên nên tránh xa nước này.
Chính phủ Hàn Quốc nói sẽ tiếp tục khuyến cáo công dân Hàn Quốc chớ ăn tại các nhà hàng Triều Tiên trên toàn thế giới. Triều Tiên điều hành khoảng 130 nhà hàng này ở TQ và các nước khác. Hàn Quốc nói các nhà hàng này là nguồn thu ngoại tệ cho chương trình WMD của Triều Tiên.
… Seoul dẫn đầu “chiến lược bóp cổ” Triều Tiên, được TQ ủng hộ
Phản ứng của Seoul gây ấn tượng mạnh, vì hơn 20 năm qua, Hàn Quốc ráng tìm hòa bình, làm thân với dòng họ Kim, thông qua chính sách Ánh Dương mà đầu tư-thương mại vô điều kiện với Bình Dưỡng, thậm chí có những đề nghị khó thực hiện nhằm vươn tới mục tiêu hòa giải dân tộc.
Nhưng nay, Hàn Quốc lại dẫn đầu chiến dịch “chiến lược bóp cổ” Triều Tiên, theo nhà phân tích David Maxwell của đại học Georgetown (Mỹ).
Lệnh trừng phạt của Hàn Quốc tiếp sau nghị quyết 2270 của Hội đồng bảo an LHQ (UNSC) hôm 2.3, vốn có sự nhất trí trừng phạt Triều Tiên, kể cả sự nhất trí của TQ vốn có quyền phủ quyết.
Trước đây, nỗ lực làm thân với chế độ Kim của Hàn Quốc giúp TQ tiếp tục tài trợ cho Bình Nhưỡng. Nhưng với sự đóng cửa Keasong, TQ nổi lên là phía duy nhất ủng hộ Bình Nhưỡng.
Ngày 9.3, Reuters đưa tin: có ảnh chụp ngày 4.3, Triều Tiên đang sử dụng xe tải “Hổ Vồ” (HOWO) do TQ sản xuất để chở hệ thống phóng đa rocket (MRLS). Bộ Ngoại giao TQ từ chối bình luận, nhưng nói Bắc Kinh quyết thực hiện nghị quyết 2270. Bộ cũng nói loại xe tải “Hổ vồ” TQ được bán đại trà cho Triều Tiên sử dụng ở ngành mỏ và xây dựng từ năm 2006.
Thông tin này cùng lúc hãng thông tấn KCNA dẫn lời ông Kim Jong-un: Triều Tiên đã có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để cài lên tên lửa đạn đạo. Ông còn thị sát các đầu đạn hạt nhân được thiết kế cho một phản ứng nhiệt hạch, ám chỉ quả bom nhiệt hạch mà Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử thành công ngày 6.1.
Ông cũng ra lệnh cải thiện sức mạnh và độ chính xác của các loại vũ khí.
Trước đó, ông Kim ra lệnh quân đội sẵn sàng tấn công phủ đầu Mỹ và Hàn Quốc, sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân, trước khi Mỹ-Hàn có cuộc tập trận chung từ ngày 7.3. Bình Nhưỡng gọi cuộc tập trận này là “động thái chuẩn bị chiến tranh hạt nhân” và dọa sẽ phản công tổng lực.
Nhưng trước khi UNSC ra nghị quyết 2270 - lệnh trừng phạt Triều Tiên thứ năm và cứng rắn nhất - thì TQ đã hành động: Ngân hàng Công Thương TQ (lớn nhất TQ) niêm phong tài khoản của khách hàng Triều Tiên ở thành phố Đan Đông chỉ cách Triều Tiên bởi con sông Yalu.
Theo báo Tokyo Shimbun ngày 9.3, có 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất TQ đã ngưng chuyển tiền USD và Nhân dân tệ qua Triều Tiên: là Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng TQ, Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Xây dựng cùng Ngân hàng Đan Đông cũng bỏ rơi người Triều Tiên.
Sau nghị quyết 2270, TQ đưa 31 tàu Triều Tiên vào “danh sách đen” và cấm 1 chiếc cập cảng TQ, hai chiếc khác đang phải rời xa các cảng TQ.
Vì Triều Tiên có ít nhất 75% hoạt động giao thương với TQ, Bắc Kinh có thể “bóp cổ”đồng minh nếu Bắc Kinh tiếp tục tuân thủ các biện pháp trừng phạt mới của LHQ.
Wu Dawei thường là đặc sứ bí mật của Bắc Kinh ở Triều Tiên đã bình luận với trang tin điện tử Pulse News (Hàn Quốc): Bình Nhưỡng “tự ký vào án bắt chết của mình”.
Vấn đề ai cũng biết là ông Kim Jong-un sẽ không chấp nhận ngồi yên chờ chết. Vậy ông sẽ làm gì? Rất có thể ông lại dở các chiến lược mà dòng họ Kim từng dùng, để tránh các biện pháp trừng phạt của UNSC, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bruce Bechtol, tác giả cuốn sách “Triều Tiên và an ninh khu vực thời Kim Jong-un”, nói với trang Daily Beast:
Người của ông Kim sẽ dùng chiêu “tung người thứ ba, các công ty vỏ bọc, các ngân hàng đồng lõa để tiến hành giao dịch bên ngoài hệ thống quốc tế”.
Theo Joshua Stanotn của trang blog Một Triều Tiên Tự do, Triều Tiên cũng có thể tiến hành giao dịch thông qua các cơ chế phi ngân hàng, cùng bọn buôn lậu tiền mặt, hoặc dưới dạng vàng, đồng bitcoin và các loại phiếu tiết kiệm có giá trị.
Thực tế là các nhà ngoại giao Triều Tiên từng chở nhiều va-li tiền mặt, sau khi Bộ Tài chính Mỹ năm 2005 khẳng định: ngân hàng Banco Delta Asia (ở Macau) là “vỏ bọc” để Bình Nhưỡng “rửa tiền”.
Theo Daily Beast, các nước đều biết biện pháp trừng phạt đều có thể “vắt khô” nguồn tiền mặt cần thiết của ông Kim Jong-un, từ đó buộc ông phải phản đòn. Nhưng họ vẫn thúc đẩy trừng phạt vì “đã chịu hết nổi Kim Jong-un”, theo chuyên gia Maxwell.
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi Triều Tiên sụp đổ?
Nhà phân tích Robert Collins suốt 37 năm qua của Bộ Quốc phòng Mỹ, nói với Daily Beast:
Triều Tiên đã tỏ bày sự phẫn nộ với những biện pháp trừng phạt, bằng cách tăng cường chiến dịch tuyên truyền, tấn công mạng và phô trương hỏa lực.
Ông nói thêm: bước kế tiếp là Triều Tiên sẽ tiếp tục khiêu khích, ví dụ nã pháo dọc Đường ranh giới phía bắc (NLL, biên giới biển ngoài khơi phía tây bán đảo Triều Tiên) hoặc lính đặc nhiệm Triều Tiên sẽ tấn công vào một trong các đảo ở khu vực NLL.
Chuyên gia Maxwell lưu ý: học thuyết Hàn Quốc ngày nay là “một đòn phản ứng quân sự dứt khoát, đúng nơi và đúng thời điểm của sự khiêu khích”.
Các biện pháp phản công này có nguy cơ gia tăng thành một cuộc xung đột quân sự, lôi tuột Bắc Á và các nước khác vào dính líu.
Nhưng sau nhiều năm phản ứng không hiệu quả trước việc Triều Tiên giết người Hàn Quốc, Seoul nay thấu hiểu phải liều lĩnh và trừng phạt các đòn khiêu khích của Triều Tiên.
Đối với Hàn Quốc và Mỹ, đây là lúc họ phải đứng trước những lựa chọn liều lĩnh cực kỳ nguy hiểm…
Vĩnh Thụy (theo Daily Beast, Reuters)
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
0 nhận xét:
Đăng nhận xét